BlogTài chính cá nhânWork-life balance: Tìm sự cân bằng trong thế giới bận rộn

Work-life balance: Tìm sự cân bằng trong thế giới bận rộn

RedBag Team 27/05/2024
Loading...
  1. 1. Work-life balance là gì?
  2. 2. Làm thế nào để chạm đến trạng thái work-life balance?
    1. 1. Chấp nhận sự thật rằng không có “sự cân bằng hoàn hảo” nào
    2. 2. Tạo ra sự cân bằng tổng thể từ những sự cân bằng nhỏ
  3. 3. Lời nhắn cho người trẻ

Công việc đang dần chiếm hầu hết thời gian trong ngày của chúng ta. Với khao khát nhanh chóng tạo nên những thành tựu cá nhân, chúng ta, đặc biệt là những người trẻ (gen Z) đang gạt cuộc sống cá nhân sang một bên để tập trung vào sự nghiệp. Điều này tạo nên những áp lực đè nặng, tạo ra tình trạng burnout của người trẻ.

Do đó, quan tâm đến sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống (work-life balance) là điều hết sức quan trọng và là cơ sở để phát triển sự nghiệp một cách bền vững.

Work-life balance là gì?

Work-life balance (WLB) là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái cân bằng giữa sự ưu tiên của một cá nhân đối với sự nghiệp và sự ưu tiên của họ đối với cuộc sống.

Nhiều người tìm kiếm trạng thái cân bằng này, nhưng điều đó là điều không dễ dàng để đạt được. Một vài lý do khiến cho người trẻ (gen Z) dần mất đi sự cân bằng:

- Trách nhiệm trong công việc dần trở nên nặng nề
- Phải làm việc nhiều giờ hơn
- Trách nhiệm đối với gia đình, người thân tăng lên (tăng lên so với trước khi gen Z tham gia vào thị trường lao động)
- Kỳ vọng cá nhân cao

Làm thế nào để chạm đến trạng thái work-life balance?

Cải thiện tình trạng work-life balance cũng đồng nghĩa với việc tìm ra cách để phân bổ thời gian, sao cho chúng ta có thể cảm thấy hào hứng và thoải mái khi ở nơi công sở và cả khi ở nhà.

Dưới đây là cách để tạo và duy trì trạng thái cân bằng trong công việc và cuộc sống. Những ý kiến bên dưới được xây dựng từ góc nhìn tổng quan, không thiên lệch hay tập trung vào duy nhất một khía cạnh nào. Mong rằng bạn tìm thấy được hướng dẫn, lời khuyên hữu ích cho mình

Chấp nhận sự thật rằng không có “sự cân bằng hoàn hảo” nào

Khi nghe nhắc đến work-life balance (WLB), bạn sẽ ngay lập tức tưởng tượng ra viễn cảnh mình có một ngày làm việc cực kỳ năng suất, rời khỏi văn phòng sớm để dành phần thời gian còn lại bên bạn bè và người thân. Tuy nhiên, viễn cảnh trên có vẻ quá lý tưởng, và dĩ nhiên, nó ít khi xảy ra.

“Đừng theo đuổi một lịch trình hoàn hảo, thay vào đó, hãy theo đuổi một thời gian biểu thực tế”, đây chính là lời khuyên hữu ích cho bạn. Có thể, bạn có những ngày tập trung hoàn toàn vào công việc, trong khi những ngày khác bạn sẽ có nhiều thời gian và năng lượng để theo đuổi sở thích cá nhân, hoặc dành thời gian cho những người mà bạn thân thiết. Trạng thái cân bằng không cần thiết phải được thiết lập gói gọn trong 1 ngày, nó nên được nhìn nhận một cách tổng quan hơn.

Tạo ra sự cân bằng tổng thể từ những sự cân bằng nhỏ

Chạm đến trạng thái Work-life balance thông qua việc tạo ra những sự cân bằng thành phần (những sự cân bằng nhỏ) là một ý tưởng hay và khả thi.

Nói một cách đơn giản, khi bạn đang cố gắng trở thành một nhân viên xuất sắc, bạn cần phải đạt được những tiêu chí, như: hiệu quả trong công việc, đóng góp trong việc xây dựng đội nhóm, tinh thần và tác phong làm việc… Và, để đạt được mục tiêu chính là “trở thành nhân viên xuất sắc”, trước hết bạn cần đạt được những tiêu chí nhỏ ở trên. Tương tự cho việc xây dựng sự cân bằng cho cá nhân, đầu tiên, bạn cần tạo ra những sự cân bằng nhỏ cấu thành nên trạng thái WLB.

Cân bằng tài chính

Tài chính là câu chuyện quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Để có thể chủ động trong công việc và cuộc sống cá nhân, bạn cần có đủ nền tảng tài chính.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn gặp áp lực tài chính hoặc nguồn lực tài chính hạn chế, bạn bắt buộc phải làm việc nhiều thời gian hơn, đảm nhận nhiều công việc hơn để tạo ra dòng tiền đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bạn và gia đình. Khi buộc phải làm việc đến hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, việc vươn đến trạng thái cân bằng cho cuộc sống là quá xa xỉ.

Để vươn tới mục tiêu hài hòa giữa cuộc sống và công việc, trước hết, bạn cần biết cách cân bằng tài chính cá nhân của mình. Có 5 yếu tố chính bạn cần quan tâm khi lập kế hoạch tài chính cá nhân:

- Thu nhập
- Chi tiêu
- Tiết kiệm
- Đầu tư
- Bảo hiểm

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với money framework

Mô hình Money Framework giúp Gen Z quản trị tài chính hiệu quả

Phân bổ sao cho hợp lý đối với 5 yếu tố trên chính là cách quản lý tài chính cá nhân cơ bản bạn cần biết để đạt đến cân bằng tài chính.

Xem thêm: Cách quản lý tài chính cá nhân

Cân bằng cảm xúc

Sức khỏe tinh thần là yếu tố đáng lưu tâm khi nhắc đến chủ đề gen Z đi làm, đồng thời, là yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng trạng thái cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Mặc dù, cảm xúc - yếu tố mang đậm tính cá nhân, nghe có vẻ dễ dàng để mỗi cá nhân có thể làm chủ hơn các các yếu tố bên ngoài khác như tài chính, hay các mối quan hệ. Nhưng, sự thật lại kể câu chuyện ngược lại hoàn toàn với quan điểm trên.

Có đến 98% người trẻ (gen Z) cảm thấy kiệt sức (burnout) với công việc mỗi ngày, và gần 91% gen Z cho biết rằng họ đang đối mặt với stress (theo khảo sát từ Cigna). Điều này chứng tỏ rằng việc cân bằng cảm xúc đang là một thử thách trong môi trường đầy áp lực hiện tại.

Đây cũng chính là lý do khiến chủ đề “chữa lành” (healing) đang trở thành xu hướng tìm kiếm của người trẻ trong thời gian từ nửa cuối năm 2023 đến nay.

Nhìn chung, để cân bằng tốt cảm xúc trong cuộc sống và công việc, bạn nên quan tâm và tìm hiểu sâu những kiến thức về quản trị kỳ vọng, quản trị lo âu, xây dựng và quản lý mối quan hệ…

Cân bằng thời gian biểu

Một lưu ý quan trọng khi xây dựng thời gian biểu với mục tiêu nhanh chóng đạt được trạng thái work-life balance, chính là đừng bó buộc thời gian biểu chỉ có thể là thời gian biểu hàng ngày.

Đặt ra những kế hoạch, mục tiêu cuộc sống dài hạn, sau đó phát triển thời gian biểu theo tuần, theo tháng, hoặc thậm chí là theo quý để có một cái nhìn tổng quan và chủ động trong việc linh hoạt, điều chỉnh các công việc theo lịch khi cần thiết.

Quản trị thời gian hiệu quả. Cải thiện time management skill

Cân bằng thời gian biểu để hướng tới Work-life balance

Việc có thể linh động các đầu việc với một thời gian biểu dài hạn giúp bạn cảm thấy thoải mái và chủ động hơn cho các dự định, hoặc kể cả khi có sự xuất hiện của các sự kiện bất ngờ.

Lời nhắn cho người trẻ

Ưu tiên cho sức khỏe của bạn

Sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc và sức khỏe tinh thần nên là mối quan tâm chính của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn với lo âu hoặc áp lực và cảm thấy cần đến những liệu pháp tâm lý, đừng ngần ngại mà thêm nó vào lịch trình của bạn. Kể cả khi bạn phải sắp xếp lại thời gian làm việc để tan làm sớm và tham gia vào những hoạt động “healing” này, thì cũng đừng chần chừ. Bởi vì, làm việc quá sức có thể ngăn cản bạn phát triển, và thậm chí có thể khiến bạn phải nghỉ dài ngày sau đó vì kiệt sức.

“Ưu tiên sức khỏe của bạn lên trên hết sẽ giúp bạn, những người trẻ, trở thành một nhân viên, một người xuất sắc hơn” - Heather Monahan (tác giả của những quyển sách tâm lý bán chạy nhất).

Quan tâm đến sức khỏe không có nghĩa là bắt buộc phải thực hành những bài tập khó khăn, nặng nề. Nó chỉ đơn giản là những hoạt động nhỏ hàng ngày của bạn.

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN