Bảo hiểm tương tự

Mua bảo hiểm ô tô BIDV (BIC) Online ở đâu giá rẻ và uy tín nhất?

Loading...
  1. 1. Bảo hiểm ô tô BIC là gì?
  2. 2. Các gói bảo hiểm xe ô tô BIC
    1. 1. Bảo hiểm bắt buộc TNDS ô tô BIC
    2. 2. Bảo hiểm vật chất xe ô tô BIC
    3. 3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe BIC
    4. 4. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe BIC
  3. 3. Chi tiết bảo hiểm ô tô BIC bắt buộc
    1. 1. Đối tượng bảo hiểm 
    2. 2. Phạm vi bảo hiểm
    3. 3. Mức trách nhiệm bảo hiểm 
    4. 4. Hồ sơ và quy trình bồi thường
    5. 5. Phí bảo hiểm bắt buộc ô tô BIC
  4. 4. Có nên mua bảo hiểm ô tô BIC Online hay không? 
  5. 5. Mua bảo hiểm ô tô BIC Online ở đâu giá rẻ nhất? 
  6. 6. Hướng dẫn tra cứu hợp đồng bảo hiểm ô tô BIC Online

Bảo hiểm ô tô BIC có uy tín không? Mua bảo hiểm ô tô BIC Online giá rẻ hơn không? Chi tiết quyền lợi, điều kiện và phí bảo hiểm ô tô BIC. Truy cập ngay!   

1. Bảo hiểm ô tô BIC là gì?

bảo hiểm ô tô bic

BIC là công ty bảo hiểm thuộc tập đoàn tài chính BIDV. 

BIC là viết tắt của BIDV Insurance Corporation, một công ty bảo hiểm trực thuộc Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV. BIC cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau, trong đó có bảo hiểm ô tô. 

Bảo hiểm ô tô BIC là gói bảo hiểm có tác dụng bảo vệ chủ sở hữu và tài sản khỏi các rủi ro trong quá trình sử dụng ô tô.

2. Các gói bảo hiểm xe ô tô BIC

Bảo hiểm ô tô BIC bao gồm 4 gói sản phẩm chính, đó là: 

2.1. Bảo hiểm bắt buộc TNDS ô tô BIC

Đây là loại bảo hiểm bắt buộc được quy định bởi pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dân sự trong trường hợp xe ô tô gây tai nạn đối với người thứ ba.

2.2. Bảo hiểm vật chất xe ô tô BIC

Bảo hiểm vật chất xe ô tô BIC chi trả, bồi thường cho thiệt hại gây ra cho xe ô tô của bạn trong trường hợp tai nạn, hỏa hoạn, mất cắp hoặc các sự cố khác.

2.3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe BIC

Đây là một loại bảo hiểm ô tô BIC tự nguyện mà chủ xe có thể mua để đảm bảo bồi thường  những tổn thất hàng hóa vận chuyển trên xe.

2.4. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe BIC

Bảo hiểm ô tô BIC dành cho lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe phụ trách chi trả quyền lợi trong trường hợp bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

3. Chi tiết bảo hiểm ô tô BIC bắt buộc

Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là yêu cầu pháp lý ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết về gói sản phẩm dưới đây: 

3.1. Đối tượng bảo hiểm 

Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3.2. Phạm vi bảo hiểm

  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
  • Bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

3.3. Mức trách nhiệm bảo hiểm 

  • Về người: tối đa 150.000.000 đồng/người/vụ tai nạn
  • Về tài sản: tối đa 100.000.000 đồng/vụ tai nạn

3.4. Hồ sơ và quy trình bồi thường

bảo hiểm xe ô tô bic

Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và làm theo quy trình để hưởng quyền lợi bảo hiểm ô tô BIC. 

Các giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục bồi thường bảo hiểm ô tô BIC bắt buộc bao gồm: 

  • Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe như giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, CCCD/CMND, giấy chứng nhận bảo hiểm …
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản như giấy chứng nhận thương tích, hồ sơ bệnh án, trích lục khai tử, hóa đơn, chứng từ chi phí sửa chữa …
  • Các tài liệu của cơ quan Công an liên quan đến các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách.
  • Các biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập thống nhất giữa các bên mua, bán bảo hiểm, người được bảo hiểm.

3.5. Phí bảo hiểm bắt buộc ô tô BIC

Phí bảo hiểm ô tô BIC bắt buộc được áp dụng theo Phụ lục I Phí bảo hiểm bắt buộc trách dân sự của chủ xe cơ giới đính kèm Thông tư 04/2021/TT-BTC, cụ thể như sau: 

Loại xe

Phí bảo hiểm (VNĐ)

IV. Xe ô tô không kinh doanh vận tải

 

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

437.000

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi

794.000

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.270.000

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

1.825.000

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

437.000

V. Xe ô tô kinh doanh vận tải

 

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

756.000

6 chỗ ngồi theo đăng ký

929.000

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.080.000

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.253.000

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.404.000

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.512.000

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.656.000

12 chỗ ngồi theo đăng ký

1.822.000

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.049.000

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.221.000

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.394.000

16 chỗ ngồi theo đăng ký

3.054.000

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.718.000

18 chỗ ngồi theo đăng ký

2.869.000

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.041.000

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.191.000

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.364.000

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.515.000

23 chỗ ngồi theo đăng ký

3.688.000

24 chỗ ngồi theo đăng ký

4.632.000

25 chỗ ngồi theo đăng ký

4.813.000

Trên 25 chỗ ngồi

[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ)]

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

VI. Xe ô tô chở hàng (xe tải)

 

Dưới 3 tấn

853.000

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

Trên 8 đến 15 tấn

2.746.000

Trên 15 tấn

3.200.000

Các trường hợp khác 

 

Xe tập lái

120% của phí xe cùng chủng loại quy định mục IV và mục VI

Xe Taxi

170% của phí xe kinh doanh cùng số chỗ ngồi quy định tại mục V

Xe ô tô chuyên dùng

- Xe cứu thương: 120% phí bảo hiểm của xe vừa chở người vừa chở hàng (pickup, minivan) kinh doanh vận tải.

- Xe chở tiền: 120% phí bảo hiểm của xe dưới 6 chỗ ngồi quy định tại mục IV.

- Các loại xe ô tô chuyên dùng khác có quy định trọng tải thiết kế: 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng cùng trọng tải quy định tại mục VI.

- Xe không quy định trọng tải thiết kế, phí bảo hiểm: 120% phí bảo hiểm của xe chở hàng có trọng tải dưới 3 tấn.

Đầu kéo rơ-moóc

4.800.000 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

1.023.600

Xe buýt

Tính bằng phí bảo hiểm của xe không kinh doanh vận tải cùng số chỗ ngồi quy định tại mục IV.

4. Có nên mua bảo hiểm ô tô BIC Online hay không? 

mua bảo hiểm ô tô bic online

Giấy chứng nhận điện tử có giá trị tương đương với giấy chứng nhận bảo hiểm bản cứng. 

Từ ngày 01/03/2021, giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử và giấy chứng nhận bản cứng đều được chấp nhận bởi pháp luật và có giá trị tương đương nhau. Vì vậy, bạn đọc hoàn toàn có thể mua bảo hiểm ô tô BIC Online, vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm thời gian. 

5. Mua bảo hiểm ô tô BIC Online ở đâu giá rẻ nhất? 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị kinh doanh bảo hiểm. Để sở hữu bảo hiểm ô tô BIC chính hãng, chủ sở hữu xe nên chọn mua tại những địa chỉ uy tín sau đây: 

  • Mua tại Website của BIC 
  • Mua ngay trên Website của RedBag.vn với mức giá rẻ nhất 

Cách mua bảo hiểm bắt buộc ô tô BIC tại RedBag như sau:

  • Bước 1: Bấm vào nút ĐĂNG KÝ mua bảo hiểm ô tô BIC trên màn hình RedBag.
  • Bước 2: Điền thông tin theo biểu mẫu của công ty bảo hiểm BIC.
  • Bước 3: Thanh toán Online phí bảo hiểm.
  • Bước 4: Sau khi thanh toán chi phí của gói bảo hiểm, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô BIC bản cứng hoặc bản điện tử tùy theo nhu cầu đăng ký. 

6. Hướng dẫn tra cứu hợp đồng bảo hiểm ô tô BIC Online

Bạn đọc có thể tra cứu giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô BIC bắt buộc ngay trên Website của BIC: https://www.bic.vn/

Nhanh tay mua bảo hiểm ô tô BIC bắt buộc tại RedBag để tham gia giao thông an toàn và đúng quy định của pháp luật bạn nhé!