15 thuật ngữ tài chính siêu hay dành cho người mới bắt đầu
- 1. Tín dụng
- 2. Vay tín chấp
- 3. Vay thế chấp
- 4. Vay thấu chi
- 5. Lãi suất
- 6. Lãi kép
- 7. Hạn mức tín dụng
- 8. Giải ngân
- 9. Dư nợ
- 10. Tất toán
- 11. Nợ xấu
- 12. Gia hạn nợ
- 13. Đáo hạn
- 14. Lạm phát
- 15. Thanh khoản
Khi đi đến ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, có phải bạn thường cảm thấy khó hiểu ở một vài chỗ mà nhân viên tư vấn cho bạn không? Đó là do họ đã sử dụng một số thuật ngữ tài chính để nói với bạn. Vậy muốn không cảm thấy lúng túng mỗi khi đến ngân hàng hay tổ chức tài chính để thực hiện công việc của mình. Bạn cần hiểu rõ một số thuật ngữ tài chính thông dụng dưới đây.
Tín dụng
Để biết được tín dụng là gì? Bạn cứ hiểu đơn giản tín dụng chính là hoạt động vay và cho vay. Cụ thể là việc một bên cho vay cung cấp nguồn tài chính cho bên đi vay. Trong đó, bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính lại cho đơn vị cho vay trong một khoảng thời gian thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.
Thực ra, tín dụng cũng có nghĩa rộng hơn, không chỉ gói gọn ở việc cho vay bằng tiền bạc. Quan hệ tín dụng còn có thể xuất phát từ việc vay mượn hàng hóa có giá trị. Hoạt động tín dụng từ lâu đã có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Đặc biệt, có một vài thuật ngữ tài chính khác mà người ta thường nhắc đến khi thực hiện hoạt động tín dụng đó là: Sản phẩm tín dụng. Sản phẩm tín dụng cũng là sản phẩm vay hiện đang được rất nhiều các ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng. Về bản chất, sản phẩm vay của ngân hàng được phân ra làm 2 loại chính là vay tín chấp và vay thế chấp.
Cùng lần lượt tìm hiểu về những thuật ngữ này tiếp sau đây.
Vay tín chấp
Vay tín chấp là loại hình vay không cần tài sản đảm bảo, cũng không cần người bảo lãnh. Theo đó, khoản vay sẽ được xét duyệt dựa trên uy tín và khả năng tài chính của người đi vay. Tất nhiên, sự uy tín này sẽ được xem xét, đánh giá bằng những tiêu chí nhất định.
Có thể thấy các sản phẩm vay tín chấp phổ biến hiện nay bao gồm:
- Vay tín chấp theo lương chuyển khoản và theo lương tiền mặt.
- Vay theo hợp đồng bảo hiểm Nhân Thọ.
- Vay bằng hóa đơn điện nước.
- Vay tiền bằng CMND/thẻ CCCD và sổ hộ khẩu.
- Vay tiền bằng sim điện thoại.
- Vay tiền bằng Giấy phép kinh doanh.
Và còn rất nhiều hình thức vay tín chấp nữa mà bạn có thể tìm hiểu thêm tại RedBag.
Vay thế chấp
Vay thế chấp là một thuật ngữ cho vay cơ bản. Mà hầu như ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng thường nhắc đến mỗi khi tư vấn cho bạn về các sản phẩm vay.
Khác với tín chấp, vay thế chấp là loại hình vay cần có tài sản đảm bảo. Theo đó, để được tổ chức tín dụng cấp vốn vay, người đi vay phải có tài sản đem thế chấp. Thường là bất động sản hoặc tài sản có giá trị. Trong trường hợp người đi vay không trả được khoản vay, các tài sản này sẽ được chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất) để bên cho vay thanh lý và thu hồi vốn.
Các sản phẩm vay thế chấp phổ biến bạn thường thấy đó là: Vay mua nhà, vay sửa nhà, vay mua xe ô tô,…
Vay thấu chi
Để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng như hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã cho ra đời thêm nhiều sản phẩm vay mới. Một trong số đó là sản phẩm vay thấu chi. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ về hình thức vay này.
Để giải thích cho thuật ngữ tài chính “vay thấu chi”, bạn cứ hiểu nôm na đó là khi bạn vay thấu chi, ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tối đa. Mà bạn có thể chi vượt mức khi số dư tài khoản bằng 0. Mỗi khi bạn chi tiêu vượt mức, ngân hàng sẽ tạm ứng cho bạn. Đồng thời sẽ tính lãi suất vay trên số tiền bạn chi tiêu vượt mức đó.
Ví dụ: Bạn được ngân hàng cấp hạn mức thấu chi là 30 triệu đồng. Trong tài khoản của bạn hiện thực có 1 triệu đồng. Nhưng bạn có thể chi tiêu tối đa 31 triệu đồng vì ngân hàng đã tạm ứng cho bạn thêm 30 triệu.
Nếu bạn mua sắm hết 10 triệu, khi đó bạn đã tiêu vượt mức 9 triệu. Ngân hàng sẽ tính lãi suất vay trên số tiền bạn chi tiêu vượt mức đó cho tới khi bạn hoàn trả lại 9 triệu này.
Lãi suất
Giả sử, khi gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm tại một ngân hàng, nghĩa là bạn đang cho ngân hàng đó vay tiền của mình. Lãi suất là những gì họ trả cho bạn để vay số tiền đó. Đó là một tỷ lệ phần trăm có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế.
Ngược lại, khi bạn vay tiền từ ai đó, ví dụ như tổ chức tài chính, bạn phải trả lãi cho họ khi vay số tiền này. Giống như ngân hàng đã trả tiền để vay tiền của bạn vậy. Bạn sẽ tiếp tục trả lãi cho đến khi bạn trả hết được số tiền đã mượn.
Theo đó, người đi vay sẽ thấy nhầm lẫn với hai loại thuật ngữ tài chính dưới đây mỗi khi ngân hàng tính lãi suất cho bạn.
- Lãi suất thả nổi chính là mức lãi suất vay được điều chỉnh theo một kỳ hạn nhất định. Mỗi kỳ điều chỉnh khoảng 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần. Mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường và lãi suất tham chiếu của ngân hàng.
- Lãi suất cố định là mức lãi suất sẽ không có sự điều chỉnh, thay đổi dù chỉ số biến động lãi suất trên thị trường thay đổi.
Lãi kép
“Lãi mẹ đẻ lãi con” chính là câu nói ví von quen thuộc của thuật ngữ lãi kép. Đây là một thuật ngữ tài chính trong ngành ngân hàng khá phổ biến với những ai hay gửi tiền để tiết kiệm hoặc đầu tư.
Theo đó, lãi kép là cách tính lãi dựa trên cơ sở cả số tiền gốc ban đầu và tiền lãi tích lũy qua các kỳ.
Một ví dụ cho bạn dễ hiểu: Nếu bạn bắt đầu với 5.000.000 đồng, lãi suất 7% hàng năm. Sau năm đầu tiên, bạn sẽ có 5.350.000 đồng. Năm tiếp theo, bạn sẽ kiếm được lãi suất 7% trên 5.350.000 đồng chứ không phải 5.000.000 đồng như bạn vẫn nghĩ.
Lãi suất kép là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy tiền bạc đi lên theo cấp số nhân. Lãi kép là thứ giúp bạn giàu lên nhanh chóng nếu hiểu và tận dụng được. Ngược lại cũng là thứ khiến bạn phá sản nếu lâm vào cảnh nợ nần.
Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là một khái niệm không quá khó để hiểu. Nhất là với những ai đã từng mở thẻ tín dụng thì không ai là không biết. Thế nhưng nếu bạn chưa mở thẻ hoặc mới mở thì đây là một khái niệm còn khá mới.
Hạn mức tín dụng là hạn mức tối đa về số tiền bạn có thể thanh toán bằng thẻ. Nghĩa là ngân hàng sẽ cho phép bạn vay một khoản vay cố định để tiêu dùng. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng thanh toán quá hạn mức thì sẽ bị phạt.
Dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của khách hàng tại thời điểm xét duyệt, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng cho bạn. Ngoài ra, hạn mức thẻ tín dụng còn phụ thuộc vào các loại thẻ. Ví dụ, thẻ cơ bản có hạn mức tối đa 100.000.00 đồng hay thẻ tín dụng đen có hạn mức lên tới hàng tỷ đồng.
Giải ngân
Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong nghành ngân hàng hoặc giới kinh doanh. Nếu hiểu một cách nôm na thì có thể coi giải ngân là việc chi một khoản tiền nào đó theo ký kết trong hợp đồng giữa ngân hàng và người vay hoặc một tổ chức cho vay với một cá nhân có nhu cầu vay.
Theo đó, sau khi đã thực hiện xong các thủ tục vay vốn và được ngân hàng thẩm định, đồng ý hồ sơ. Bước giải ngân là bước mà tại đó ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền theo từng đợt hoặc chỉ một đợt duy nhất. Người nhận tiền giải ngân có thể lựa chọn hình thức chuyển khoản hoặc nhận tiền mặt.
Dư nợ
Về bản chất, khi tìm hiểu về thuật ngữ tài chính “dư nợ” thì đây là từ đại diện cho khoản nợ mà khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng khi vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng.
Nếu bạn không nợ ngân hàng thì số dư nợ sẽ bằng 0. Hiểu đơn giản thì dư nợ là số tiền bạn nợ ngân hàng, số tiền nợ này có thể đến từ nhiều nguồn vay khác nhau như vay tín chấp, thẻ tín dụng, vay tiêu dùng,...
Tất toán
Tất toán là giai đoạn chấm dứt một hợp đồng hay kết thúc một cuộc giao dich. Nghĩa là đến ngày kết thúc hợp đồng, ngân hàng hoặc khách hàng sẽ trực tiếp hoàn thành xong công việc trả nợ của mình thì tại thời điểm đó gọi là tất toán.
Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính hiện nay.
Có thể kể tên những hình thức tất toán hiện nay như sau:
- Tất toán tài khoản ngân hàng.
- Tất toán tài khoản tiết kiệm.
- Tất toán khoản vay.
- Tất toán trước hạn.
- Tất toán bảo hiểm xã hội.
- Tất toán tiền gửi có kỳ hạn.
Nợ xấu
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi. Là những khoản nợ đã quá thời hạn mà chưa thanh toán và đang bị ngân hàng hay tổ chức tài chính nghi ngờ về khả năng trả nợ. Nợ xấu thường xảy ra khi khách hàng là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp bị phá sản, mất việc làm và mất đi nguồn thu nhập.
Nợ xấu hiện nay đang được tổ chức tín dụng Việt Nam xếp thành 5 nhóm như:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Trong đó, khách hàng được xếp vào nợ xấu từ nhóm 3 trở đi sẽ bị các ngân hàng từ chối khi có mong muốn vay tiền.
Gia hạn nợ
Gia hạn nợ hay còn gọi là gia hạn khoản vay là việc các tổ chức tín dụng đồng ý kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời gian cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Tức là khi khoản vay đã sắp đến hạn phải trả nợ, nếu tình hình tài chính của khách hàng không đủ để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Khách hàng có thể nộp đơn xin gia hạn nợ, lùi ngày trả nợ. Nếu phía ngân hàng đồng ý, thời gian được tăng thêm chính là thời gian gia hạn nợ.
Đáo hạn
Với thuật ngữ “gia hạn nợ” vừa giải thích ở trên, bạn cũng có thể sử dụng và hiểu nó trong trường hợp nhân viên ngân hàng nhắc tới việc đáo hạn. Đáo hạn là thời điểm khách hàng phải trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu không có đủ khả năng để trả nợ thì bạn có thể gia hạn thêm thời gian vay hoặc chọn cách đáo hạn khoản vay.
Đáo hạn khoản vay có nghĩa là vay thêm một khoản mới để trả cho khoản cũ. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải gánh nợ ở khoản vay mới mà chưa dứt điểm thanh toán nợ với ngân hàng. Việc này sẽ giúp bạn tránh được nợ xấu khi không có khả năng trả nợ.
Lạm phát
Lạm phát đề cập đến sự gia tăng bền vững của giá hàng hóa và dịch vụ. Khi giá cả tăng do lạm phát, tiền của bạn sẽ ngày càng mua được ít hàng hơn. Các chuyên gia chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát lịch sử là 3% mỗi năm.
Điều quan trọng nhất là liệu thu nhập của bạn có tăng cùng tốc độ lạm phát hay không? Nếu tiền lương của bạn không theo kịp với lạm phát, bạn sẽ không đủ khả năng chi trả trong vài năm tới.
Thanh khoản
Một thuật ngữ tài chính cơ bản cuối cùng mà RedBag đề cập đến đó là: Thanh khoản.
Thanh khoản là khả năng dễ dàng mua bán hoặc đổi hàng thành tiền của bạn. Tiền mặt là thứ có tính thanh khoản cao nhất, bởi vì bạn có thể dùng nó để trao đổi thành thứ khác gần như ngay lập tức. Còn loại tài sản khác có tính thanh khoản thấp đó là ngôi nhà của bạn. Thường người ta không thể bán nhà ngay trong một sớm một chiều và đổi thành tiền mặt liền được.
Do đó, quỹ khẩn cấp của bạn nên ở trong một tài khoản tiền mặt và luôn sẵn sàng trong trường hợp cần dùng cho việc gấp. Giả sử, quỹ khẩn cấp đó đang nằm trong số tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thì khi cần dùng cho việc gì đó, bạn sẽ phải bán chứng khoán mới rút tiền ra được. Việc này sẽ làm tốn thêm thời gian và chi phí nhất định.
Hy vọng với những thông tin thuật ngữ tài chính bổ ích trên đây sẽ giúp bạn có thể hiểu được cơ bản về ngành tài chính ngân hàng và cho vay.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảCIC cá nhân là gì? Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC Online chi tiết
CIC là gì? Vì sao khi vay vốn hay mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, công ty tài chính thì cần lịch sử tín dụng CIC tốt? Xem ngay cách tự kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC Online miễn phí
Bài viết đọc nhiều
Top khoản vay duyệt hồ sơ nhanh, giải ngân trong 15 phút tháng 04/2024
Tổng hợp các khoản vay ngắn hạn, giải quyết nhu cầu cần vay gấp, vay trả nhanh trong tuần. Thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, không gọi điện người thân. Hạn mức vay lên đến 10 triệu đồng.
Top 3 dịch vụ cầm cố xe ô tô uy tín tại TPHCM có lãi suất tốt
Top 3 dịch vụ cầm cố xe ô tô có lãi suất tốt, duyệt hồ sơ nhanh chóng, uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh
Vay HD Saison: Chi tiết các điều kiện, thủ tục và hạn mức mới nhất
HD Saison vay tiền mặt là dịch vụ tài chính được nhiều người quan tâm. Vậy điều kiện, thủ tục và hồ sơ,... vay tiền mặt HD Saison là gì? Xem ngay!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN