Cập nhật lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng mới nhất
- 1. Cách tính lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng như thế nào?
- 2. Chi tiết lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng mới nhất
- 1. Chứng chỉ tiền gửi Bản Việt
- 2. Chứng chỉ tiền gửi SHB
- 3. Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank
- 4. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi SCB
- 3. Mua chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
- 4. Có thể mua chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng ở đâu?
- 1. Mua trực tiếp tại ngân hàng
- 2. Mua qua app Infina
- 3. Mua qua Finhay
- 4. Mua qua TCInvest
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Mua ở đâu an toàn nhất là điều mà những người đầu tư hiện đang rất quan tâm. Trong bài viết hôm nay, RedBag sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về lãi suất chứng chỉ tiền gửi và những điều lưu ý khi mua để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Cách tính lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng như thế nào?
Trước khi tìm hiểu xem lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng là bao nhiêu thì bạn nên nắm chắc cách tính lãi suất sau đây.
Hiện nay, giới đầu tư đang tính lãi suất cho chứng chỉ tiền gửi theo công thức cơ bản sau:
Lãi suất = (Tiền đầu tư x Lãi suất x Số ngày)/365.
Ví dụ: Bạn mua chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng Bản Việt với số tiền là 10.000.000 đồng. Thời hạn 24 tháng, mức lãi 9.5%/năm. Lúc này, lãi suất đầu tư thu được tạm tính là:
Lãi suất = (10.000.000 x 9.5% x 720)/365 = 1.873.972 đồng.
Như vậy, sau 24 tháng đầu tư chứng chỉ tiền gửi, với số tiền 10.000.000 đồng, bạn sẽ thu về được hơn 1.8 triệu đồng tiền lãi. Tuy nhiên, đây là mức lợi nhuận thu được chưa trừ thuế, phí. Nhất là với các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của các bên như Infina, Finhay… thì sẽ phải trả phí quản lý chứng chỉ tiền gửi.
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng hiện nay thế nào? Và lãi suất này có cao không?
Chi tiết lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng mới nhất
Hiện nay, phần đa các ngân hàng đều có phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, mức lãi suất của mỗi đơn vị sẽ khác nhau. Dưới đây là chi tiết lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngân hàng tại 4 đơn vị đang được quan tâm nhất là: Bản Việt, SHB, Vietcombank, SCB.
Chứng chỉ tiền gửi Bản Việt
Trong số các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi thì Bản Việt là cái tên nổi bật nhờ mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Theo đó, đơn vị này đang để mức lãi suất từ 9 -10.2%/năm.
Tùy vào kỳ hạn gửi mà lãi suất sẽ cao thấp khác nhau. Mức tính hiện tại cho các kỳ hạn 24 - 36 - 48 - 60 tháng lần lượt là 9.5 - 9.8 - 10 - 10.2%/năm.
Chứng chỉ tiền gửi SHB
Không thua gì Bản Việt, chứng chỉ tiền gửi của SHB cực kỳ “sốt dẻo”. Hiện đơn vị này có mức lãi tính từ 7.5%/năm trở lên. Phụ thuộc vào việc bạn đầu tư ngắn hạn, dài hạn hay 24 tháng mà có sự chênh lệch. Cụ thể:
- Kỳ hạn 6 - 8 năm là 7.3 - 7.5%/năm.
- Kỳ hạn 18 - 24 tháng là 6.7 - 6.8%/năm.
Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank
Bên cạnh SHB, Bản Việt thì Vietcombank cũng được xem là nơi có lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng ổn định nhất hiện nay. Đơn vị này đưa ra mức lãi suất vô cùng hấp dẫn lên tới 9.12%/năm. Cụ thể, nếu bạn gửi kỳ hạn 12 tháng thì mức lãi được hưởng là 8.76%/năm. Đối với kỳ hạn dài 24 tháng thì lãi suất là 9.12%/năm.
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi SCB
Ngân hàng SCB hiện đang triển khai 3 loại chứng chỉ tiền gửi. Cụ thể là ngắn hạn, dài hạn và gửi 24 tháng. Mỗi gói đầu tư sẽ có mức lãi khác nhau. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi SCB dao động từ 6.8 - 8.9%/năm. Kỳ hạn gửi càng lâu thì lãi suất sẽ càng cao.
Nhìn chung, lãi suất khi đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi cao hơn hẳn so với gửi tiết kiệm. Vậy hình thức này có an toàn không?
Mua chứng chỉ tiền gửi có an toàn không?
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng rất hấp dẫn. Tuy nhiên nhiều người vẫn lo lắng đầu tư chứng chỉ tiền gửi có an toàn không.
Trên thực tế, không có hình thức đầu tư sinh lời nào là an toàn tuyệt đối. Và cũng không có hình thức nào 100% rủi ro. Người xưa có câu “liều ăn nhiều” vì thế muốn kiếm tiền bạn cần có sự can đảm. Quan trọng nhất là phải nắm vững kiến thức đầu tư. Nhờ đó sẽ giảm thiểu nguy cơ rủi ro, thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia tài chính, chứng chỉ tiền gửi là hình thức đầu tư mà bạn có thể cân nhắc bởi một số lý do sau:
- Đây là sản phẩm do các ngân hàng phát hành, vì thế độ uy tín và an toàn cao.
- Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng ổn định. Dao động từ 7 - 10%/năm tùy vào từng đơn vị.
- Tỷ lệ rủi ro thấp. Không lo bị mất trắng tiền đầu tư như trái phiếu hoặc chứng khoán.
- Có thể chuyển nhượng hoặc đem cầm cố trong các tình huống nguy cấp.
- Kỳ hạn đầu tư linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng.
Có thể mua chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng ở đâu?
Có 4 kênh để mua chứng chỉ tiền gửi là:
Mua trực tiếp tại ngân hàng
Ngân hàng là đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi. Vì thế bạn có thể ra các điểm giao dịch để đăng ký mua. Lưu ý, vì chứng chỉ tiền gửi sẽ được phát hành theo đợt, do đó bạn cần nắm bắt thông tin để tránh mất công di chuyển.
Mua qua app Infina
Giao dịch thuận tiện, cập nhật lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng liên tục là ưu điểm của các ứng dụng hỗ trợ mua chứng chỉ tiền gửi, trong đó có App đầu tư Infina. Có ứng dụng này, bạn dễ dàng thực hiện lệnh mua chỉ thông qua vài cú chạm. Bên cạnh đó, Infina còn hỗ trợ khách hàng đáo hạn sớm vẫn đảm bảo lãi suất 5%/năm.
Mua qua Finhay
Finhay cũng là ứng dụng được nhiều người chọn khi mua chứng chỉ tiền gửi online. Mức lãi suất khi mua qua Finhay có nhiều ưu đãi hơn. Dù mua chứng chỉ tiền gửi không kỳ hạn thì bạn vẫn hưởng lãi 4%/năm.
Mua qua TCInvest
Là sản phẩm do Techcombank phát hành nên độ an toàn và uy tín của TCInvest được đánh giá khá cao. Ngoài chứng chỉ tiền gửi, bạn còn dễ dàng mua thêm trái phiếu, cổ phiếu. Với những ai đang phân vân có nên mua chứng chỉ quỹ hay không thì hoàn toàn có thể tham khảo tại đây.
Ưu điểm lớn nhất của TCIvest là khi người đầu tư muốn tất toán trước thời hạn thì vẫn nhận được mức lãi suất theo ngày. Được rút bất cứ thời điểm nào mà bạn muốn. Tuy vậy, so với lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng thông thường thì tỷ lệ khá thấp. Trung bình chỉ đạt từ 2 - 3.6%/năm.
Vừa rồi là một số thông tin về lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng cũng như cách tính lãi và hướng dẫn địa chỉ mua uy tín. Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ và biết cách đầu tư chứng chỉ tiền mặt hiệu quả nhất. Ghé thăm RedBag mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin về tài chính - đầu tư nhé.
Xem thêm: Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu nên đầu tư vào đâu sẽ lời hơn?
Bài viết mới nhất
Xem tất cảNên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào dễ nhất? Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất 2024
Bạn đang băn khoăn nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất? dễ nhất? RedBag sẽ giúp bạn so sánh thẻ tín dụng các ngân hàng cũng như gợi ý Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay.
Bài viết đọc nhiều
Cách rút tiền từ sim điện thoại về MoMo chi tiết và an toàn nhất
Việc rút tiền từ sim điện thoại về MoMo sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng tiền linh hoạt vào nhiều công việc khác nhau nhanh chóng hơn. Tìm hiểu ngay cách rút tiền từ sim điện thoại về MoMo an toàn nhé!
4 Cách rút tiền từ sim điện thoại về thẻ ngân hàng nhanh, chi tiết nhất
Rút tiền từ sim điện thoại về tài khoản của mình để quản lý tài chính dễ dàng hơn trong cuộc sống. Cùng RedBag khám phá ngay cách rút tiền từ tài khoản thoại về thẻ ngân hàng chi tiết.
1 Đồng Malaysia (Ringgit) bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay?
1 Đồng Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay? Nên đổi 1 Ringgit to VND ở đâu? Cách tính 1 đô Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt tại 40 ngân hàng.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN