BlogĐầu tưTất tần tật về chứng chỉ tiền gửi là gì và những lưu ý khi đầu tư 

Tất tần tật về chứng chỉ tiền gửi là gì và những lưu ý khi đầu tư 

RedBag Team 30/11/2021
  1. 1. Thế nào là chứng chỉ tiền gửi?
    1. 1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?
    2. 2. Muốn mua chứng chỉ tiền gửi cần những điều kiện gì?
    3. 3. Các loại chứng chỉ tiền gửi hiện nay
  2. 2. Những rủi ro chứng chỉ tiền gửi mà người dùng có thể gặp phải
    1. 1. Rủi ro khi rút tiền sớm
    2. 2. Rủi ro lãi suất
    3. 3. Rủi ro liên quan đến ngân hàng
    4. 4. Lạm phát
  3. 3. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?
    1. 1. Chứng chỉ tiền gửi SCB
    2. 2. Chứng chỉ tiền gửi MB
    3. 3. Chứng chỉ tiền gửi Techcombank
  4. 4. So sánh chứng chỉ tiền gửi với trái phiếu và sổ tiết kiệm
    1. 1. Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm
  5. 5. Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Cùng với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì? Cần lưu ý những gì khi lựa chọn loại hình đầu tư chứng chỉ tiền gửi? Hãy cùng với RedBag tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là chứng chỉ tiền gửi?

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Trước khi bắt tay vào đầu tư thì điều cơ bản bạn cần nắm chính là chứng chỉ tiền gửi là gì?

Tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN có ghi rõ về khái niệm chứng chỉ tiền gửi. Theo đó, chứng chỉ tiền gửi được hiểu là một loại giấy tờ có giá trị được phát hành bởi các ngân hàng nhằm mục đích huy động vốn. Những chứng chỉ tiền gửi này sẽ có giá trị tương đương với sổ tiết kiệm.

chung-chi-tien-gui-la-gi-redbag-001

Muốn mua chứng chỉ tiền gửi cần những điều kiện gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ chứng chỉ tiền gửi là gì, bạn cũng cần nắm về điều kiện để được mua chứng chỉ tiền gửi. Để được duyệt mua, bạn cần đáp ứng tiêu chí sau:

Ngoài ra, mỗi ngân hàng sẽ có thêm những điều kiện khác nhau. Vì thế, trước khi quyết định mua bạn cần tìm hiểu thêm về đơn vị nhé.

Các loại chứng chỉ tiền gửi hiện nay

Trên thị trường hiện có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính mà bạn nên nắm rõ là:

Tường tận về chứng chỉ tiền gửi là gì chưa đủ để bạn có thể bắt tay vào đầu tư ngay. Trong quá trình đầu tư tài chính hay chứng chỉ tiền gửi, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cần hiểu rõ để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Những rủi ro chứng chỉ tiền gửi mà người dùng có thể gặp phải

Chứng chỉ tiền gửi có thể mang lại lợi nhuận ổn hơn so với gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, người chơi cũng phải đối mặt với không ít rủi ro chứng chỉ tiền gửi. Một vài thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Rủi ro khi rút tiền sớm

Nếu bạn giữ chứng chỉ tiền gửi cho tới khi hết hạn thì đầu tư này là an toàn (trừ trường hợp ngân hàng vỡ nợ). Phía ngân hàng sẽ trả toàn bộ tiền gốc kèm lãi suất khi bạn tất toán.

chung-chi-tien-gui-la-gi-redbag-002

Tuy nhiên, nếu bạn rút trước thời hạn thì sẽ gây ra những hao hụt. Trường hợp mua trực tiếp từ ngân hàng, người sở hữu sẽ phải trả phí rút tiền trước hạn hoặc phí phạt. Tùy vào mỗi đơn vị mà quy định khác nhau. Một số trường hợp tiền lãi nhận về không đủ để đóng phí phạt rút sớm.

Rủi ro lãi suất

Với những ai đã tìm hiểu chứng chỉ tiền gửi là gì thì chắc hẳn biết rõ về rủi ro lãi suất có thể gặp phải. Khi thị trường có sự biến động tăng - giảm về lãi thì chứng chỉ tiền gửi của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không thích hợp đầu tư dài hạn. Đây là điểm khác biệt của hình thức đầu tư này với gửi tiết kiệm.

Rủi ro liên quan đến ngân hàng

Trong trường hợp ngân hàng vỡ nợ hoặc phá sản thì nhà đầu tư có thể mất toàn bộ số tiền. Tuy nhiên, tỉ lệ xảy ra tình huống này là rất thấp.

Lạm phát

Bạn có thể mất tiền do lạm phát. Thông thường, chứng chỉ tiền gửi sẽ có lãi suất cố định. Nếu lạm phát tăng lên thì số tiền lãi của bạn nhận về cũng sẽ chịu tác động không nhỏ.

Có không ít rủi ro vậy lãi suất chứng chỉ ở các ngân hàng hiện nay thế nào?

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, mỗi một ngân hàng sẽ có những quy định riêng về lãi suất chứng chỉ. Dưới đây là chi tiết lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng đang được đông đảo khách hàng quan tâm là: SCB, MB và Techcombank.

Chứng chỉ tiền gửi SCB

Đầu tư chứng chỉ tiền gửi tại SCB có lãi suất khá cao. Hiện đang giữ ở mức 6.8%/năm tùy theo gói.

Chứng chỉ tiền gửi MB

Chứng chỉ tiền gửi MB sẽ điều chỉnh lãi suất định kỳ. Trung bình từ 2.4 - 4.2%/năm, tùy vào từng gói. Tất toán trong 1 lần khi đến hạn.

chung-chi-tien-gui-la-gi-redbag-003

Chứng chỉ tiền gửi Techcombank

Chứng chỉ tiền gửi iCAP của Techcombank có mức lãi suất là 2.5%/năm đối với tính lãi theo ngày và 3.6%/năm nếu tính kỳ hạn 3 tháng.

So sánh chứng chỉ tiền gửi với trái phiếu và sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Đầu tư theo hình thức này có lãi hơn so với gửi tiết kiệm và trái phiếu hay không?

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay gửi tiết kiệm ngân hàng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Trước tiên, chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm có khá nhiều điểm tương đồng. Thứ nhất là có nhiều loại kỳ hạn để khách hàng lựa chọn. Tiếp đến là lãi suất ổn định ít chịu tác động từ thị trường.

Tuy nhiên, lãi của chứng chỉ tiền gửi sẽ cao hơn. Mức lãi cao nhất hiện nay là 9.1%/năm (ngân hàng VietABank). Trong khi đó gửi tiết kiệm tối đa chỉ khoảng 6.8% - 7%/năm.

Ngoài ra, tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi kém. Thường nếu gửi tiết kiệm bạn có thể rút ra bất cứ lúc nào. Lãi suất được tính theo không kỳ hạn. Với chứng chỉ tiền gửi thường muốn rút cần phải đạt được 1 nửa kỳ hạn đã ký. Ngoài ra, bạn còn có thể phải chịu một khoản phí phạt (tùy ngân hàng).

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Trái phiếu là gì? Đây là chứng nhận nghĩa vụ nợ mà đơn vị phát hành phải trả cho người đầu tư với một khoản tiền cụ thể. Theo đánh giá của giới chuyên môn, chứng chỉ tiền gửi có nhiều ưu điểm hơn so với trái phiếu.

Trước hết là về tính an toàn. Nếu như chứng chỉ tiền gửi ổn định về lãi suất và thường ít chịu biến động từ thị trường thì trái phiếu lại ngược lại. Khi sở hữu trái phiếu, người đầu tư sẽ phải chịu rủi ro từ doanh nghiệp, dễ mất toàn bộ tiền vốn ban đầu.

Bên cạnh đó, thời hạn thanh toán của trái phiếu kéo dài tới 5 năm. Trong khi đó chứng chỉ tiền gửi lại chia thành nhiều kỳ hạn để người đầu tư chủ động rút vốn nếu cần.

Như vậy, ngoài hiểu rõ chứng chỉ tiền gửi là gì? khi đầu tư bạn còn cần nắm thêm về nhiều yếu tố khác. Lãi suất, kỳ hạn cũng như tính thanh khoản là điểm quan trọng không thể bỏ qua.

Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về chứng chỉ tiền gửi. Từ đó đưa ra quyết định đâu là hình thức đầu tư an toàn và sinh lời tốt nhất. Tham khảo thêm kiến thức tài chính tại mục “Kiến thức” được cập nhật mỗi ngày tại RedBag nhé!

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN