Tính thanh khoản là gì? Ý nghĩa và rủi ro thanh khoản trong chứng khoán, ngân hàng
- 1. Thanh khoản là gì?
- 1. Tính thanh khoản có ý nghĩa như thế nào?
- 2. Sắp xếp tài sản dựa trên tính thanh khoản
- 1. Tiền mặt
- 2. Khoản đầu tư ngắn hạn
- 3. Các khoản phải thu
- 4. Các khoản ứng trước ngắn hạn
- 5. Hàng hóa tồn kho
- 3. Thanh khoản trong chứng khoán
- 4. Thanh khoản ngân hàng
- 5. Tính thanh khoản trong thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh
Tính thanh khoản là gì? Trong thị trường chứng khoán nói riêng và lĩnh vực tài chính nói chung khái niệm thanh khoản có ý nghĩa ra sao? Trong bài viết sau RedBag sẽ thông tin chi tiết về khái niệm này. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
1. Thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính để chỉ khả năng chuyển thành tiền của một sản phẩm hay tài sản nào đó.
Ví dụ, tiền mặt, chứng khoán, bất động sản… đều là những loại tài sản có tính thanh khoản. Nhưng mức độ chuyển đổi thành tiền mặt các loại này sẽ khác nhau - trong đó tiền mặt là tài sản có mức độ thanh khoản cao nhất.
Tính thanh khoản là khái niệm chỉ khả năng chuyển thành tiền mặt của tài sản.
Tính thanh khoản có ý nghĩa như thế nào?
Nếu theo dõi chuyên mục Kinh tế trên báo chí, chúng ta sẽ thấy rất nhiều bài viết bàn về khái niệm tính thanh khoản là gì, ý nghĩa của nó như thế nào… Dưới đây là 2 ý nghĩa cốt lõi của tính thanh khoản.
- Tính thanh khoản thể hiện sự an toàn, linh hoạt của thị trường, tài sản.
- Tính thanh khoản càng cao thì càng cho thấy thị trường càng hoạt động tốt, năng động và dễ dàng tìm người giao dịch mua bán.
2. Sắp xếp tài sản dựa trên tính thanh khoản
Trong thị trường tài chính, người ta quan tâm nhiều đến tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt. Sau đó danh sách lần lượt là khoản đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, khoản ứng trước và hàng tồn kho.
Tiền mặt
Vì sao tiền có tính thanh khoản cao nhất? Lý do đơn giản vì tiền được lưu thông liên tục trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, khi có tiền mặt thì có thể sử dụng để mua bán, thanh toán rất dễ dàng.
Khoản đầu tư ngắn hạn
Các khoản đầu tư ngắn hạn được giới chuyên môn xếp có mức độ thanh khoản chỉ đứng sau tiền mặt. Lý do, các khoản này có khả năng chuyển thành tiền mặt nhanh, trong thời gian vài ngày hoặc vài tháng.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu có tính thanh khoản xếp thứ ba trong danh sách này. Lý do, các khoản này thường là nợ ngắn hạn, nợ phải thanh toán từng giai đoạn. Tức là khả năng chuyển thành tiền mặt trong vài tháng hoặc vài năm.
Các khoản ứng trước ngắn hạn
Tương tự như các khoản phải thu, các khoản ứng trước ngắn hạn có thể chuyển thành tiền mặt nhưng cần thời gian dài hơn.
Hàng hóa tồn kho
Hàng hóa tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất. Hiểu đơn giản, đây là những loại hàng hóa không thể hoặc chưa thể bán, khả năng chuyển thành tiền mặt rất lâu.
Lưu ý:
Ngoài 5 loại tài sản trên thì chứng khoán cũng được xem là một loại tài sản có tính thanh khoản. Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm chứng khoán có sẵn, giá ổn định thì mới có thể đưa vào danh sách này.
Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất.
3. Thanh khoản trong chứng khoán
Thanh khoản chứng khoán là khái niệm được nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi đầu tư chứng khoán. Về định nghĩa thanh khoản trong chứng khoán là gì chúng ta có thể hiểu đây là khả năng chuyển từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại.
- Chứng khoán có tính thanh khoản cao được nhà đầu tư ưa chuộng nhờ khả năng mua bán dễ dàng, giá ổn định, ít thua lỗ…
- Tính thanh khoản trong chứng khoán càng cao thì thị trường chứng khoán càng năng động và hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.
Trong các sản phẩm chứng khoán thì tính thanh khoản của cổ phiếu được quan tâm nhiều hơn cả.
Cụ thể, tính thanh khoản trong cổ phiếu chính là khả năng mua bán với giá ổn định có dễ dàng hay không. Các nhà đầu tư thường tìm kiếm những cổ phiếu có tính thanh khoản cao để an toàn và bảo vệ nguồn vốn.
Bên cạnh đó, việc hiểu rõ tính thanh khoản của cổ phiếu là gì còn giúp nhà đầu tư phân tích, xác định giá cổ phiếu.
Ví dụ, khi giá cổ phiếu và thanh khoản cùng tăng thì sức mua cổ phiếu đang lớn, nên đầu tư. Ngược lại, khi giá cổ phiếu tăng nhưng thanh khoản giảm thì cần cẩn trọng tránh “bẫy tăng giá”.
Tính thanh khoản của chứng khoán rất được nhà đầu tư quan tâm.
Rủi ro thanh khoản trong thị trường chứng khoán
Khi đầu tư chứng khoán các nhà đầu tư dễ gặp rủi ro thanh khoản. Hiểu đơn giản, rủi ro này nằm ở khả năng bán ra để thu hồi vốn.
Ví dụ, nếu một nhà đầu tư mua vào rất nhiều sản phẩm chứng khoán nhưng không bán để thu về tiền mặt, chịu lỗ theo thời gian thì đây chính là rủi ro thanh khoản chứng khoán.
Thanh khoản chứng khoán: yếu tố ảnh hưởng
Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, ngoài việc nắm rõ khái niệm tính thanh khoản là gì thì cũng cần tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Dưới đây là 4 yếu tố làm thay đổi “số mệnh” thanh khoản chứng khoán:
- Báo cáo tài chính: Những con số trong báo cáo tài chính sẽ cho biết doanh nghiệp làm ăn ra sao. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt, uy tín thì tính thanh khoản chứng khoán sẽ cao và ngược lại.
- Chính sách, quy định của cơ quan quản lý: Các chính sách, quy định của cơ quan quản lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - qua đó làm tăng hoặc giảm tính thanh khoản chứng khoán của doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định khi mua các sản phẩm chứng khoán trong nước nên điều này cũng làm ảnh hưởng tính thanh khoản.
- Tâm lý nhà đầu tư: Nhà đầu tư có “hứng thú móc hầu bao” hay không cũng ảnh hưởng tới thanh khoản chứng khoán. Và điều này tùy thuộc vào từng thời điểm, từng tâm lý của nhà đầu tư.
>> Cách chơi chứng khoán hiệu quả
Thanh khoản chứng khoán: khuyến cáo giảm rủi ro
Sai lầm của các nhà đầu tư mới là chỉ quan tâm thanh khoản trong chứng khoán là gì hay tính thanh khoản của cổ phiếu.
Trên thực tế các sản phẩm không phải chứng khoán cũng đều ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán. Ví dụ, vàng hay bảo hiểm, bất động sản… khi biến động đều tác động lên thị trường chứng khoán gây nên rủi ro thanh khoản.
Vì thế, để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư mới cần lưu ý 3 điều sau:
- Nắm vững các khái niệm tính thanh khoản là gì, rủi ro thanh khoản là gì cùng các khái niệm liên quan.
- Xem xét thật kỹ khả năng bán ra của các sản phẩm chứng khoán để bảo tồn nguồn vốn đã đầu tư. Bởi nếu một sản phẩm chứng khoán không có khả năng bán ra, bị trượt giá đồng nghĩa với việc nhà đầu tư lỗ nặng.
- Các nhà đầu tư nên tìm cách phân bổ nguồn vốn đầu tư một cách phù hợp.
Tính thanh khoản của chứng khoán bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
4. Thanh khoản ngân hàng
Khi tìm hiểu tính thanh khoản là gì, ngoài tính thanh khoản thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến tính thanh khoản ngân hàng.
Về định nghĩa, tính thanh khoản ngân hàng là khả năng về tiền mặt dự phòng của một ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu rút tiền ở một thời điểm hay không.
Thanh khoản ngân hàng - đặc điểm
- Tính cung - cầu trong thanh khoản ngân hàng không cân bằng nhau. Các ngân hàng thường ở trạng thái thanh khoản hoặc thâm hụt hoặc thặng dư.
- Khi ngân hàng càng có nhiều nguồn vốn giữ lại - tức đáp ứng mọi nhu cầu thanh khoản thì ngân hàng khó tạo ra lợi nhuận. Và ngược lại, khi càng nhiều nguồn vốn từ ngân hàng “đi ra” thì ngân hàng dễ thu về lợi nhuận.
- Để giải quyết tính thanh khoản thì ngân hàng phải mất nhiều chi phí: Trả lãi, giao dịch, cơ hội…
Thanh khoản của tổ chức tín dụng - tiêu chí đánh giá
Tính thanh khoản là tiêu chí quan trọng hàng đầu để xếp hạng một tổ chức tín dụng như ngân hàng, công ty tài chính…
Cụ thể, theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước tiêu chí khả năng thanh khoản được đánh giá theo 2 nhóm tiêu chí:
- Nhóm chỉ tiêu định lượng: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn, tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ tiền gửi khách hàng…
- Nhóm chỉ tiêu định tính: Việc tuân thủ pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả và ban hành các quy định nội bộ về quản lý tính thanh khoản.
Nguồn cung cấp thanh khoản
- Nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng đến từ 5 nguồn chính như sau:
- Khoản tiền gửi
- Phí thu từ việc ngân hàng cung cấp dịch vụ
- Khoản tín dụng
- Khoản bán tài sản đang sử dụng hoặc đang kinh doanh
- Khoản vay mượn
Nhu cầu tạo ra thanh khoản
- Tại các ngân hàng, các hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản gồm có:
- Khách hàng rút tiền từ khoản tiền đã gửi trước đó.
- Khách hàng vay vốn tại ngân hàng
- Ngân hàng thanh toán các khoản
- Các chi phí để tạo sản phẩm hoặc dịch vụ của ngân hàng
- Thanh toán cho các cổ đông
Thanh khoản ngân hàng - rủi ro
Tương tự tính thanh khoản chứng khoán, tính thanh khoản ngân hàng cũng có rủi ro riêng. Cụ thể, rủi ro này bắt nguồn từ việc ngân hàng thiếu quỹ hoặc các tài sản ngắn hạn và không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay hoặc gửi tiền.
- Thiếu tiền dự trữ tại ngân hàng.
- Không thể huy động vốn.
Thanh khoản ngân hàng - nguyên nhân gây ra rủi ro
Các khái niệm như thanh khoản là gì, rủi ro thanh khoản là gì… trong ngành ngân hàng nói riêng luôn gây khó với các nhà đầu tư mới.
Ví dụ, để bàn về nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ngân hàng vẫn rất khó thống nhất những điểm chung. Lúc này, theo các chuyên gia chỉ có thể đưa ra một vài yếu tố cơ bản nhất như sau:
- Do ngân hàng vay quá nhiều và chuyển thành tài sản đầu tư có kỳ hạn. Điều này sẽ khiến mất cân đối giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn.
- Do sự thay đổi về lãi suất, đặc biệt là lãi suất tiền gửi. Cụ thể, khi lãi suất tăng khách hàng gửi sẽ rút vốn để đầu tư nơi dễ sinh lời hơn. Và khách hàng vay sẽ chọn nơi có lãi suất thấp hơn.
Thiệt hại bởi rủi ro thanh khoản
Ngân hàng mất tính thanh khoản là gì? Hiểu đơn giản là khi mà ngân hàng không còn đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, dẫn đến mất niềm tin từ họ.
Dưới đây là một số thiệt hại bởi rủi ro thanh khoản tại ngân hàng:
Ở pham vi vi mô:
- Ngân hàng phải tìm mọi cách huy động vốn để có tiền mặt nhằm tăng tính thanh khoản trở lại. Điều này có nghĩa ngân hàng phải huy động với lãi suất cao.
- Ngân hàng có khả năng bị lỗ (nếu ngân hàng phải trả lãi suất huy động vốn, nhưng không thể cho vay ra).
- Ngân hàng sẽ mất niềm tin của khách hàng - và điều này sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ về sau.
Ở phạm vi vĩ mô:
- Khi ngân hàng mất tính thanh khoản sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế như gây ra lạm phát, kinh tế không ổn định, đời sống xã hội bị ảnh hưởng theo…
- Ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, đến các doanh nghiệp, làm tăng giá cả, nền kinh tế bị kìm hãm và đời sống người dân ảnh hưởng trực tiếp.
Nếu ngân hàng mất tính thanh khoản sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Thanh khoản ngân hàng: khuyến cáo quản lý rủi ro
Mất tính thanh khoản ngân hàng là một viễn cảnh không ai mong muốn. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của nền kinh tế và đời sống xã hội.
Theo các chuyên gia, để quản lý rủi ro thanh khoản thì “bộ đôi” Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cần thực hiện các khuyến cáo sau:
Đối với Ngân hàng nhà nước:
- Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ ngân hàng thương mại về tính thanh khoản qua việc điều hành chính sách tiền tệ.
- Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ thanh khoản qua thị trường mở đối với những ngân hàng thương mại có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ tính thanh khoản qua công cụ tái cấp vốn đối với những ngân hàng thương mại nhỏ, không có khả năng cạnh tranh như ngân hàng lớn.
Đối với các ngân hàng thương mại:
- Ngân hàng thương mại phải làm đúng các quy định, chính sách mà Ngân hàng Nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn.
- Ngân hàng thương mại tránh chạy theo lợi nhuận quá đà, gây nên các rủi ro về thanh khoản.
- Ngân hàng thương mại cần xem lại tài sản cũng như tái cơ cấu nguồn vốn huy động lẫn vốn cho vay, đồng thời cần tái cơ cấu dư nợ cho vay trung hạn lẫn ngắn hạn.
- Ngân hàng thương mại cần phát hành các giấy tờ có giá trị, đồng thời điều chỉnh cơ cấu cho vay vào một số lĩnh vực vốn rủi ro cao như chứng khoán, tiêu dùng hay bất động sản.
- Ngân hàng thương mại cần duy trì một tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương cũng như một số tài sản có tính thanh khoản cao khác. Đây là một cách để đối phó với rủi ro về tính thanh khoản và mang lại thu nhập cho ngân hàng.
- Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu và đưa ra những quy định về huy động vốn, cho vay theo lãi suất thị trường. Ví dụ, các quy định để tránh khách hàng gửi và rút tiền trước hạn, hoặc doanh nghiệp đến hạn nhưng không chịu trả nợ…
- Ngân hàng thương mại cần quản lý rủi ro kỳ hạn. Cụ thể, các ngân hàng cần cân đối về kỳ hạn để kiểm soát dòng tiền ra và vào.
- Ngân hàng thương mại cần sử dụng một số công cụ tài chính như: Thị trường REPO; Công cụ Forward (hợp đồng kỳ hạn); Future (hợp đồng tương lai); Công cụ SWAP (hoán đổi)...
Tóm lại, quản lý thanh khoản ngân hàng là một bài toán khó. Nó đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu được bản chất vấn đề từ khái niệm tính thanh khoản là gì cho đến những bẫy thanh khoản hay mối quan hệ cung - cầu…
Nhìn ở góc độ tổng thể, nếu một ngân hàng mất tính thanh khoản sẽ gây nên những thiệt hại về tài chính nặng nề cho ngân hàng đó. Đồng thời kéo theo rất nhiều hệ lụy về nền kinh tế và cả những người dân.
5. Tính thanh khoản trong thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh
Trong những năm gần đây, khi tìm hiểu về tính thanh khoản là gì chúng ta sẽ thấy có thêm một khái niệm khá mới mẻ: hàng hóa phái sinh. Vậy thực chất hàng hóa này là gì? Vì sao có tính thanh khoản cao?
Hiện nay, tại thị trường nước ta, hàng hóa phái sinh gồm 4 nhóm chính:
- Nhóm hàng hóa nông sản: Đậu tương, khô đậu tương, lúa mì, dầu đậu tương, ngô.
- Nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp: Bông, cà phê, cao su, cacao, đường.
- Nhóm hàng hóa kim loại: Đồng, bạc, bạch kim, quặng sắt…
- Nhóm hàng hóa năng lượng: Dầu WTI, dầu brent, xăng pha chế, dầu ít lưu huỳnh…
Khi nhìn vào những nhóm hàng hóa phái sinh này chúng ta dễ dàng nhận thấy tính thanh khoản cao.
- Các nhóm hàng hóa này có thể giao dịch mua bán trực tiếp với mọi nơi trên thế giới. Việc dễ dàng mua đi bán lại dễ dàng góp phần làm tăng tính thanh khoản.
- Đồng thời, về mặt thời gian giao dịch các nhóm hàng hóa phái sinh này dao động từ 8 đến 18 giờ - tức khả năng thu tiền mặt về gần ngay sau khi giao dịch.
Nhóm hàng hóa nông sản có tính thanh khoản cao.
Như vậy, để hiểu rõ tính thanh khoản là gì chúng ta cần một góc nhìn tổng thể của RedBag. Với các nhà đầu tư để mang về lợi nhuận lâu dài thì cần hiểu rõ bản chất, mối liên hệ của tính thanh khoản với các yếu tố khác. Với các nhà quản lý, khái niệm tính thanh khoản cần trở nên quan trọng hơn, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bài viết mới nhất
Xem tất cả3 cách đầu tư tiền thông minh giúp ví lúc nào cũng rủng rỉnh
Bạn lại không muốn dành chúng cho việc chi tiêu, sắm sửa mà lại muốn có một khoản tiền lời từ số tiền tiết kiệm này. Vậy hãy để RedBag mách ngay cho bạn 3 cách đầu tư tiên thông minh và hiệu quả sau.
Bài viết đọc nhiều
Cách đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt Nam nhanh & chính xác nhất
Đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt ở đâu giá cao? Đổi tiền Thái sang tiền Việt mất bao nhiêu phí? Cập nhật tỷ giá Baht Thái hôm nay & nơi đổi tiền Baht giá tốt.
1 EUR to VND: 1 EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay?
1 Euro bằng bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Đổi 1 Euro to VND ở đâu giá cao nhất? So sánh tỷ giá mua vào/bán ra 1 Euro VND hôm nay tại các ngân hàng. Xem ngay!
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng hiện nay
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng? Đổi 30 USD to VND tại tiệm vàng có giá cao hơn không? Top địa chỉ đổi 30 Dollar to VND giá cao nhất!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN