Mách bạn cách sử dụng thẻ tín dụng phát huy tối đa hiệu quả
- 1. 5 nguyên tắc cần biết để sử dụng thẻ tín dụng đúng cách
- 1. Nguyên tắc hiểu về bản chất
- 2. Nguyên tắc cân đối
- 3. Nguyên tắc luôn luôn đúng hạn
- 4. Nguyên tắc bảo mật
- 5. Nguyên tắc miễn lãi 45 ngày
- 2. Mách bạn các cách sử dụng thẻ tín dụng chi tiết
- 1. Cách sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tiếp
- 2. Cách sử dụng thẻ tín dụng thanh toán trực tuyến
- 3. Cách sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt
- 4. Cách trả góp bằng thẻ tín dụng
- 3. Không nên sử dụng thẻ tín dụng trong trường hợp nào?
- 1. Thanh toán cho những giao dịch lớn
- 2. Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
- 3. Chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt
Những năm gần đây, làn sóng thanh toán qua thẻ tín dụng đang ngày càng được người dùng ưa chuộng. Thẻ tín dụng trở thành lựa chọn phổ biến bởi sự tiện lợi và những ưu đãi mà nó mang lại. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách. Thẻ tín dụng cũng có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn gặp phải không ít rắc rối.
Bài viết dưới đây của RedBag sẽ tổng hợp tất cả những gì mà bạn cần biết về cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh, giúp bạn phát huy tối ưu những lợi ích mà chiếc thẻ này mang lại.
5 nguyên tắc cần biết để sử dụng thẻ tín dụng đúng cách
Thẻ tín dụng nếu được sử dụng đúng cách sẽ trở thành một công cụ tài chính cực kỳ hữu ích cho bạn. Điều quan trọng là chủ thẻ cần phải hiểu tường tận cơ chế hoạt động và 5 nguyên tắc này khi bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng.
Nguyên tắc hiểu về bản chất
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần ghi nhớ đó là: “Thẻ tín dụng bản chất là một chiếc thẻ mượn nợ”. Tức là bạn đang tiêu tiền đi vay của ngân hàng. Tuy nhiên, có không ít khách hàng vẫn còn mơ hồ về bản chất của loại thẻ này. Cứ vô tư mua sắm, thanh toán thả ga mà không lo "bất ngờ nho nhỏ" đến vào cuối tháng.
Lãi suất các ngân hàng tính cho thẻ tín dụng thường khá cao, từ 20 - 30% một năm. Vì vậy, nếu không muốn gặp rắc rối với những chiếc thẻ tín dụng, bạn phải nắm rõ nguyên tắc này. Mỗi lần chi tiêu hãy cân nhắc xem liệu mình có khả năng hoàn trả trong tháng hay không?
Nguyên tắc cân đối
Nguyên tắc cân đối trong cách sử dụng thẻ tín dụng cực kỳ quan trọng. Với thẻ ATM, đôi khi có khuyến mãi hay công ty yêu cầu mở thẻ nên một người mở cả chục thẻ là điều bình thường. Tuy nhiên, việc sở hữu nhiều thẻ tín dụng lại cực kỳ nguy hiểm nếu người dùng không biết kiểm soát và chi tiêu quá đà.
Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, mỗi người nên biết cân đối, chỉ mở thẻ tín dụng với hạn mức tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng và có nhiều nhất 2 thẻ tín dụng. Nếu đã được duyệt cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ nên mở một thẻ mà thôi.
Nguyên tắc này giúp bạn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đều đặn hàng tháng. Đồng thời, là giải pháp để tránh nợ tháng này dồn tháng sau.
Nguyên tắc luôn luôn đúng hạn
Có thể nói, việc thanh toán đúng hạn giữ vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng hơn cả việc thanh toán đầy đủ. Chỉ cần bạn thanh toán trễ hạn một ngày cũng sẽ bị ghi lại trong lịch sử tín dụng.
Tốt hơn hết, chủ thẻ nên thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn. Trong trường hợp chưa chuẩn bị đủ tiền để thanh toán đúng ngày. Hãy cố gắng trả nhiều nhất có thể. Sau đó, trả phần còn lại càng sớm càng tốt. Đừng để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau. Vì khi đó, con số bạn phải trả ngân hàng sẽ cao đến mức không tưởng.
Nguyên tắc bảo mật
Nhiều chủ thẻ tín dụng vẫn chưa ý thức được nguyên tắc bảo mật khi sử dụng thẻ. Bởi thẻ tín dụng không giống với thẻ ATM. Bạn không cần phải nhập mã khi giao dịch tại quầy thanh toán.
Nếu bạn sơ suất để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian có thể lợi dụng và sử dụng thẻ của bạn để chi tiêu. Vì vậy, tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ hay ảnh chụp thẻ cho người lạ. Luôn lựa chọn các website uy tín khi sử dụng thẻ mua hàng online. Trong trường hợp bị mất thẻ, cần báo ngay với ngân hàng nơi phát hành thẻ để kịp thời khóa tài khoản.
Nguyên tắc miễn lãi 45 ngày
Một trong những ưu đãi nổi trội của thẻ tín dụng được các ngân hàng tập trung tư vấn đó là chủ thẻ được miễn lãi tối đa từ 45 đến 65 ngày (tùy ngân hàng và loại thẻ). Theo đó, khách hàng sẽ không mất một đồng phí nào trong khoảng thời gian này. Đồng thời có thêm thời gian để hoàn trả đủ số tiền theo hạn thanh toán.
Nguyên tắc miễn lãi quả thực rất hữu ích cho khách hàng. Tuy nhiên, để được hưởng đến 45 hay 65 ngày không lãi suất, chủ thẻ cần lưu ý ngày chốt sao kê giao dịch của từng ngân hàng.
Tùy vào quy định của mỗi ngân hàng mà ngày chốt thanh toán dư nợ thẻ tín dụng sẽ khác nhau. Chẳng dụ như ngân hàng HSBC là vào ngày 22 hàng tháng. Hay ngân hàng TPBank là ngày 25 hàng tháng với thẻ Visa và ngày mùng 5 hàng tháng với thẻ Mastercard. Nếu quá thời hạn này, bạn sẽ phải chịu lãi và phí trả chậm đối với thẻ tín dụng của mình.
Mách bạn các cách sử dụng thẻ tín dụng chi tiết
Cách sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tiếp
- Bước 1: Kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi thanh toán trực tiếp.
- Bước 2: Đưa thẻ tín dụng của bạn cho nhân viên thu ngân.
- Bước 3: Sau khi hóa đơn được thanh toán, thu ngân sẽ yêu cầu ký xác nhận thanh toán.
- Bước 4: Hoàn tất giao dịch, bạn sẽ nhận lại thẻ và hóa đơn thanh toán.
Cách sử dụng thẻ tín dụng thanh toán trực tuyến
Thẻ tín dụng có tính năng thanh toán online trên các trang thương mại điện tử hay website bán hàng trực tuyến. Thông thường, đến bước thanh toán bạn sẽ được yêu cầu nhập những thông tin này:
- Số thẻ.
- Số CVV, CVC.
- Tên chủ tài khoản.
Ngoài ra, bạn có thể liên kết thẻ tín dụng với các ứng dụng thanh toán, ví điện tử để giao dịch trực tuyến dễ dàng.
Hơn nữa, khi thực hiện thanh toán online, chủ thẻ tín dụng sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi hấp dẫn. Mỗi ngân hàng sẽ có những chương trình ưu đãi và liên kết với nhiều đối tác khác nhau. Bạn có thể so sánh thẻ tín dụng các ngân hàng với nhau để chọn mở thẻ ở đơn vị phù hợp nhất với những chi tiêu thường xuyên của bạn.
Cách sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt
Rút tiền mặt cũng được tích hợp trong tính năng của thẻ tín dụng. Thao tác thực hiện cũng tương tự như rút tiền ATM. Tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi rút tiền từ thẻ tín dụng. Vì bạn sẽ bị tính lãi suất và phí rút tiền khá cao.
Cách trả góp bằng thẻ tín dụng
Hình thức trả góp qua thẻ tín dụng đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng. Hơn nữa, hình thức này còn mang lại cho chủ thẻ nhiều ưu đãi hấp dẫn mà không mất bất kỳ khoản phí hay lãi suất nào. Có 2 cách trả góp bằng thẻ tín dụng phổ biến:
- Mua trực tiếp tại cửa hàng: Bạn cần điền thông tin thẻ tín dụng của mình vào giấy đăng ký tham gia trả góp.
- Thanh toán online: Bạn thao tác các bước mua sản phẩm như bình thường. Tới bước thanh toán, bạn lựa chọn hình thức trả góp thông qua thẻ tín dụng. Sau đó điền vào form đăng ký và làm theo hướng dẫn.
Sau khi hoàn tất giao dịch mua hàng trả góp, ngân hàng sẽ gửi cho bạn đầy đủ thông tin về kỳ hạn thanh toán cũng như số tiền bạn phải trả mỗi kỳ.
Không nên sử dụng thẻ tín dụng trong trường hợp nào?
Thẻ tín dụng đa năng là vậy. Nhưng vẫn có những trường hợp mà bạn được khuyên là không nên sử dụng thẻ tín dụng.
Thanh toán cho những giao dịch lớn
Với những giao dịch lớn như mua xe ô tô, mua nhà hoặc kinh doanh. Bạn nên cân nhắc vay ngân hàng thay vì sử dụng thẻ tín dụng. Bởi nhìn chung điều kiện và thủ tục để vay vốn ngân hàng hay làm thẻ tín dụng cần những gì cũng tương tự như nhau. Tuy nhiên, lãi suất thẻ tín dụng lại tương đối cao hơn so với các khoản vay khác.
Hơn nữa, việc hoàn trả một khoản tiền lớn không bao giờ là điều dễ dàng. Nếu bạn không thể thanh toán dư nợ thẻ trong thời gian miễn lãi thì phải chịu mức lãi suất cao. Kèm theo là khoản phí phạt vì thanh toán trễ hạn.
Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Mặc dù thẻ tín dụng có trang bị chức năng rút tiền mặt tại cây ATM. Tuy nhiên, việc rút tiền từ thẻ tín dụng được khuyên là không nên. Bởi ngay tại thời điểm rút tiền bạn sẽ bị tính lãi suất, và thường mức lãi suất này rất cao.
Bạn có thể làm một so sánh nho nhỏ. Khi rút tiền mặt từ thẻ ATM, bạn sẽ chỉ bị tính phí giao dịch từ 1.000 - 10.000 VNĐ. Còn khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, mức phí này sẽ rơi vào khoảng 1-4% cho một giao dịch. Bởi vậy đây là tính năng không được khuyến khích sử dụng, trừ những trường hợp khẩn cấp.
Chưa có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt
Khi mở các loại thẻ tín dụng, bạn có thể đối mặt với “cám dỗ” tiêu dùng nhiều hơn số tiền mà bạn thực sự có. Do đó, trước khi mở thẻ, hãy đảm bảo bạn đã có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt để vượt qua những cám dỗ ấy. Nếu không, thẻ tín dụng có thể sẽ dẫn bạn đến con đường nợ nần.
Có thể thấy, việc nắm bắt được cách sử dụng thẻ tín dụng đúng cách thực sự rất cần thiết cho những ai đang có ý định mở loại thẻ này. Để phát huy tối đa những ưu điểm mà nó mang lại, bạn phải là người tiêu dùng thông minh và hiểu biết.
Bây giờ bạn còn chần chờ gì mà không sở hữu ngay chiếc thẻ toàn năng này? Truy cập vào RedBag ở mục “Thẻ tín dụng” để tham khảo và lựa chọn cho mình một chiếc thẻ ưng ý nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảNên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào dễ nhất? Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất 2024
Bạn đang băn khoăn nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất? dễ nhất? RedBag sẽ giúp bạn so sánh thẻ tín dụng các ngân hàng cũng như gợi ý Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay.
Bài viết đọc nhiều
Cách rút tiền từ sim điện thoại về MoMo chi tiết và an toàn nhất
Việc rút tiền từ sim điện thoại về MoMo sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng tiền linh hoạt vào nhiều công việc khác nhau nhanh chóng hơn. Tìm hiểu ngay cách rút tiền từ sim điện thoại về MoMo an toàn nhé!
4 Cách rút tiền từ sim điện thoại về thẻ ngân hàng nhanh, chi tiết nhất
Rút tiền từ sim điện thoại về tài khoản của mình để quản lý tài chính dễ dàng hơn trong cuộc sống. Cùng RedBag khám phá ngay cách rút tiền từ tài khoản thoại về thẻ ngân hàng chi tiết.
1 Đồng Malaysia (Ringgit) bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay?
1 Đồng Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay? Nên đổi 1 Ringgit to VND ở đâu? Cách tính 1 đô Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt tại 40 ngân hàng.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN