Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán VPS cho nhà đầu tư mới
- 1. Tin tức về giao dịch của thị trường
- 2. Các mức giá sàn, giá trần, giá tham chiếu VPS
- 3. Dữ liệu từ bên mua
- 4. Dữ liệu từ bên bán
- 5. Dữ liệu khớp lệnh
- 6. Thông tin nước ngoài mua bán
- 7. Giải thích ý nghĩa thuật ngữ và ký hiệu của bảng giá VPS
- 1. Mã chứng khoán (Mã CK)
- 2. Giá tham chiếu (T.C)
- 3. Giá trần (Trần)
- 4. Giá sàn (Sàn)
- 5. Giá tăng
- 6. Giả giảm
- 7. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)
- 8. Bên mua
- 9. Bên bán
- 10. Khớp lệnh
- 11. Giá cao nhất
- 12. Giá thấp nhất
- 13. Giá trung bình
- 14. Cột Dư mua/Dư bán
- 15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)
- 16. Các chỉ số thị trường chứng khoán (ở hàng trên cùng)
Đọc bảng giá chứng khoán VPS là một trong những kỹ năng căn bản nhất của nhà đầu tư chứng khoán VPS.
Trong bài viết hôm nay, RedBag sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đọc bảng giá chứng khoán VPS. Từ đó giúp nhà đầu tư nhận định và đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
Để các bạn dễ hình dung, RedBag sẽ chia bảng giá chứng khoán VPS thành 6 phần cơ bản như sau:
1. Tin tức về giao dịch của thị trường
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các dữ liệu ghi nhận ở bảng giá chứng khoán VPS trong một ngày của sàn HOSE (TP. Hồ Chí Minh) qua chỉ số đại diện VN-Index theo hình dưới như sau:
Ta thấy dòng “587,227,695 CP 16,496.243 tỷ” có nghĩa là khối lượng giao dịch mua bán trong ngày trên sàn HOSE đạt hơn 587 triệu cổ phiếu tương ứng với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 16 nghìn tỷ VND.
2. Các mức giá sàn, giá trần, giá tham chiếu VPS
- T.C - Giá tham chiếu: Giá tham chiếu hôm nay chính là giá đóng cửa cổ phiếu của ngày giao dịch trước đó. Giá tham chiếu được dùng làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
- Trần - Giá trần: Là giá tối đa mà Nhà đầu tư có thể đặt mua hoặc đặt bán trong ngày.
Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ giao động)
- Sàn - Giá sàn: Là giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt mua/bán trong ngày.
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% - Biên độ giao động)
Biên độ giao động cụ thể sẽ theo quy định của từng sàn như sau: HOSE: 7%, HNX: 10%, Upcom: 15%.
Theo dữ liệu trên hình:
Mã cổ phiếu AAA có giá tham chiếu: 12,65 (Đơn vị giá là: 1000 đồng) thì:
- Giá trần sẽ là: 12,65 x (100% + 7%) = 12,536, quy tròn xuống thành 12,54 (nghìn đồng).
- Giá sàn sẽ là: 12,65 x (100% – 7%) = 11,765, quy tròn lên thành 11,77 (nghìn đồng).
3. Dữ liệu từ bên mua
Dữ liệu có trong các cột bên mua sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin của 3 bước giá mua tốt nhất trên thị trường.
“Tốt nhất” ở đây có nghĩa là mức giá cao nhất mà bên mua chấp nhận bỏ tiền ra để mua được cổ phiếu.
Theo dữ liệu trên hình ở mục 2 thì:
Dòng đầu tiên thể hiện thông tin về 3 bước giá tốt nhất của mã AAA (Đơn vị: 1000 VND), bao gồm:
- Bước giá 1: 12,70;
- Bước giá 2: 12,65;
- Bước giá 3: 12,60.
Đi kèm với 3 bước giá 1,2,3 là khối lượng đặt mua tương ứng (Đơn vị khối lượng là 10):
- KL1 - Khối lượng 1: 61,60;
- KL2 - khối lượng 2: 195,70;
- KL3 - Khối lượng 3: 167,80.
Giải nghĩa:
- Giá 1 - KL1: Có 616 cổ phiếu được đặt mua ở mức giá 12.700 VND (Mức giá đặt mua tốt nhất - cao nhất).
- Giá 2 - KL2: Có 1.957 cổ phiếu được đặt mua ở mức giá 12.650 VND.
- Giá 3 - KL3: Có 1.678 cổ phiếu được đặt mua ở mức giá 12.600 VND.
4. Dữ liệu từ bên bán
Tương tự dữ liệu từ bên dư mua, dữ liệu từ bên bán cũng cung cấp cho nhà đầu tư thông tin của 3 bước giá bán tốt nhất (thấp nhất) trên thị trường.
Theo dữ liệu trên hình, ta thấy:
Dòng đầu tiên thể hiện thông tin 3 bước giá bán tốt nhất của mã AAA (Đơn vị: 1000 đồng), cụ thể là:
- Bước giá 1: 12,75;
- Bước giá 2: 12,80;
- Bước giá 3: 12,85.
Tương ứng với giá là các mức khối lượng đặt mua (Đơn vị khối lượng: 10), đó là:
- KL1 - Khối lượng 1: 46,9;
- KL2 - Khối lượng 2: 148,10;
- KL3 - Khối lượng 3: 67,70.
Giải nghĩa:
- Giá 1 - KL1: Có 469 cổ phiếu được đặt bán với mức giá 12.750 VND (Mức giá thấp nhất - hấp dẫn người mua nhất)
- Giá 2 - KL2: Có 1.481 cổ phiếu được đặt bán với mức giá 12.800 VND.
- Giá 3 - KL3: Có 677 cổ phiếu được đặt bán với mức giá 12.850 VND.
5. Dữ liệu khớp lệnh
Trong trường hợp bên mua và bên bán đạt được sự đồng thuận về mức giá. Tức là giá thấp nhất của bên bán gặp giá cao nhất của bên mua thì hoạt động khớp lệnh sẽ diễn ra.
Theo như hình tại mục 4, ta thấy dữ liệu tại dòng đầu tiên là thông tin khớp lệnh của cổ phiếu AAA là:
- Giá khớp: Giá thực hiện giao dịch tại 12,75 (Đơn vị: 1000 VND)
- KLTH : khối lượng thực hiện là 54,50 (Đơn vị: 10).
- +/-: 0,10 thể hiện giá khớp lệnh cao hơn giá tham chiếu là 0,10 (Đơn vị: 1000 VND).
6. Thông tin nước ngoài mua bán
Ở thời điểm hiện tại thì thị trường chứng khoán tại Việt Nam còn khá non trẻ. Do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng tiền từ khối ngoại khá nhiều.
Chính vì vậy mà khối lượng mua bán của nước ngoài cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu trên thị trường.
- KLNN mua: Khối lượng nước ngoài mua vào.
- KLNN bán: Khối lượng nước ngoài bán ra.
Thông thường, hiệu số “KL NN mua - KL NN bán” sẽ thể hiện khối lượng nước ngoài mua ròng. Hay “KL NN bán - KL NN” thể hiện khối lượng nước ngoài bán ròng.
Đây là một chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch trên thị trường mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua.
Nói dễ hiểu thì khi nước ngoài mua ròng khiến tâm lý cả thị trường hưng phấn mua theo. Còn nếu nước ngoài bán ròng, tâm lý thị trường sẽ diễn biến theo hướng ngước ngược.
>> Đọc thêm: Công ty chứng khoán VPS có tốt không?
7. Giải thích ý nghĩa thuật ngữ và ký hiệu của bảng giá VPS
Để nắm rõ cách đọc bảng giá chứng khoán VPS, bạn cần biết thêm về ý nghĩa của các thuật ngữ và ký hiệu có trên bảng giá VPS, bao gồm:
7.1. Mã chứng khoán (Mã CK)
Mã chứng khoán là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A - Z).
Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.
Ví dụ: Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh có mã là AAA; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID (BIDV).
7.2. Giá tham chiếu (T.C)
Giá tham chiếu hay còn gọi là giá vàng là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).
Giá tham chiếu đóng vai trò là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn. Riêng với sàn UPCOM thì giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
7.3. Giá trần (Trần)
Giá trần chính là mức giá cao nhất hay còn được gọi là mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Trong bảng giá chứng khoán VPS, giá trần được thể hiện bằng màu tím.
- Giá trần sàn HOSE: là mức giá tăng +7% so với giá tham chiếu;
- Giá trần sàn HNX: Giá trần là mức giá tăng +10% so với giá tham chiếu;
- Giá trần sàn UPCOM là mức giá tăng +15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
7.4. Giá sàn (Sàn)
Giá sàn là mức giá thấp nhất hay còn gọi là mức giá kịch sàn mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Trong bảng giá chứng khoán VPS thì giá sàn được thể hiện bằng màu xanh lam.
- Giá sàn của sàn HOSE là mức giá giảm -7% so với giá tham chiếu;
- Giá sàn của sàn HNX là mức giá giảm -10% so với giá tham chiếu;
- Giá sàn của sàn UPCOM là mức giảm -15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
7.5. Giá tăng
Giá tăng là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần. Giá tăng có màu xanh lá.
7.6. Giả giảm
Giá giảm là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá sàn. Giá giảm có màu đỏ.
7.7. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)
Tổng khối lượng khớp là tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong một ngày. Cột này cho nhà đầu tư biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.
7.8. Bên mua
Trong mỗi bảng giá chứng khoán VPS đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột sẽ bao gồm 2 cột con là giá mua và khối lượng mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Theo đó, hệ thống sẽ hiển thị 3 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.
7.9. Bên bán
Tương tự như thông tin bên mua thì trong bảng giá VPS cũng có 3 cột chờ bán. Mỗi cột sẽ bao gồm giá bán và Khối lượng bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Hệ thống cũng sẽ hiển thị 3 mức giá đặt bán tốt nhất (ở đây là giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.
7.10. Khớp lệnh
Khớp lệnh xảy ra trong 2 trường hợp:
Bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán).
Bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).
7.11. Giá cao nhất
Giá cao nhất trong bảng giá chứng khoán VPS là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (nhưng chưa chắc đã phải là giá trần).
7.12. Giá thấp nhất
Ngược lại với giá cao nhất thì giá thấp nhất là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (nhưng chưa chắc đã phải là giá sàn).
7.13. Giá trung bình
Trung bình cộng của “Giá cao nhất” và “Giá thấp nhất” là giá trung bình.
7.14. Cột Dư mua/Dư bán
Tại phiên khớp lệnh liên tục: Cột “Dư mua/Dư bán” thể hiện khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
Kết thúc ngày giao dịch: Cột Dư mua/Dư bán” thể hiện khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày.
7.15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)
Cột ĐTNN Mua/Bán là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch. Cột này bao gồm 2 cột con là “Mua” và “Bán”:
Cột “Mua”: Thể hiện số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
Cột “Bán”: Thể hiện số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.
7.16. Các chỉ số thị trường chứng khoán (ở hàng trên cùng)
- Chỉ số VN-Index/HNX-Index: Thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại sàn HOSE/HNX.
- Chỉ số VN30-Index/HNX30-Index: Giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE/HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.
- Chỉ số VNX AllShare: Thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX.
- Chỉ số UPCOM: Thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM.
- Chỉ Dow Jones: Chỉ số biến động thị trường chứng khoán cơ sở của Mỹ.
- DJ Future: Chỉ số biến động giá hợp đồng tương lai thị trường chứng khoán Mỹ.
- Nikkei 225: Chỉ số giá bình quân gia quyền của 225 loại cổ phiếu lớn nhất tại Tokyo.
- Shanghai: Chỉ số biến động thị trường chứng khoán cơ sở niêm yết tại Thượng Hải.
- Crude Oil WTI: Chỉ số biến động giá dầu WTI thế giới.
- Gold là chỉ số vàng thế giới.
Tổng kết, hy vọng những thông tin về bảng giá chứng khoán VPS mà RedBag trình bày trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các dữ liệu có trong bảng giá VPS. Từ đó có cơ sở để đưa ra được những nhận định chính xác về thị trường chứng khoán. Hơn cả là có những quyết định đầu tư đúng đắn và sinh lời.
>> Đọc thêm: Biểu phí giao dịch chứng khoán VPS mới nhất
Bài viết mới nhất
Xem tất cả3 cách đầu tư tiền thông minh giúp ví lúc nào cũng rủng rỉnh
Bạn lại không muốn dành chúng cho việc chi tiêu, sắm sửa mà lại muốn có một khoản tiền lời từ số tiền tiết kiệm này. Vậy hãy để RedBag mách ngay cho bạn 3 cách đầu tư tiên thông minh và hiệu quả sau.
Bài viết đọc nhiều
Cách đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt Nam nhanh & chính xác nhất
Đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt ở đâu giá cao? Đổi tiền Thái sang tiền Việt mất bao nhiêu phí? Cập nhật tỷ giá Baht Thái hôm nay & nơi đổi tiền Baht giá tốt.
1 EUR to VND: 1 EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay?
1 Euro bằng bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Đổi 1 Euro to VND ở đâu giá cao nhất? So sánh tỷ giá mua vào/bán ra 1 Euro VND hôm nay tại các ngân hàng. Xem ngay!
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng hiện nay
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng? Đổi 30 USD to VND tại tiệm vàng có giá cao hơn không? Top địa chỉ đổi 30 Dollar to VND giá cao nhất!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN