Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc không? Có được trả lại không?
- 1. Bảo hiểm khoản vay là gì?
- 2. Các loại bảo hiểm khoản vay 2023
- 1. Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp
- 2. Bảo hiểm cho khoản vay thế chấp
- 3. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?
- 4. Cách tính phí bảo hiểm khoản vay
- 5. Điều kiện khi mua bảo hiểm khoản vay
- 6. Khoản phí bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
- 7. FAQ - Bảo hiểm khoản vay là gì
- 1. Ngân hàng có được ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay không?
- 2. Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm khoản vay?
Bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không? Cập nhật phí bảo hiểm khoản vay và cách tính bảo hiểm khoản vay mới nhất 2023. Đọc ngay!
1. Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay được nhắc đến trong quá trình đăng ký vay của khách hàng.
Bảo hiểm khoản vay là một dạng bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ người mượn tiền hoặc người cho vay trong trường hợp người mượn không thể trả lại khoản vay do các sự kiện không mong muốn xảy ra.
Bảo hiểm khoản vay thường được áp dụng cho các khoản vay cá nhân như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay thẻ tín dụng, vay tiền mặt nhanh và các khoản vay tiêu dùng khác. Người vay sẽ trả một khoản phí bảo hiểm định kỳ để được bảo vệ trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Để hiểu hơn bảo hiểm khoản vay là gì, người dùng có thể dựa vào trường hợp người mượn không thể trả khoản vay do các sự kiện bất ngờ, bảo hiểm khoản vay sẽ đảm bảo trả các khoản vay còn lại hoặc một phần của khoản vay hỗ trợ người vay.
Điều này giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với người mượn và đảm bảo rằng khoản vay không trở thành gánh nặng đáng lo ngại trong tình huống khó khăn.
2. Các loại bảo hiểm khoản vay 2023
Để hiểu bảo hiểm khoản vay là gì, khách hàng cần tìm hiểu các loại bảo hiểm khoản vay mới nhất sau:
2.1. Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp
Bảo hiểm khoản vay tín chấp là hình thức bảo hiểm được sử dụng để đảm bảo an ninh tài chính cho người vay tín chấp trong trường hợp xảy ra các sự cố không thể trả nợ khiến cho người vay không thể tiếp tục thanh toán khoản vay.
Khoản vay tín chấp không yêu cầu tài sản đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín của người vay. Bảo hiểm này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người vay và đảm bảo rằng họ sẽ không gặp khó khăn tài chính khi không thể trả nợ.
2.2. Bảo hiểm cho khoản vay thế chấp
Bảo hiểm khoản vay thế chấp là bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản thế chấp mà người vay đưa ra khi thực hiện khoản vay này.
Tài sản đủ điều kiện để thế chấp thường có giá trị cao nên việc mua bảo hiểm là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho cả người vay và ngân hàng cho vay.
Người đi vay thế chấp thường được khuyến khích hay thậm chí là yêu cầu mua bảo hiểm. Với bảo hiểm này, ngân hàng sẽ là đơn vị thụ hưởng nếu có sự cố xảy ra trong thời gian trả khoản vay. Giá trị bảo hiểm phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp.
3. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?
Bảo hiểm khoản vay không bắt buộc.
Nhiều người thắc mắc bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không? RedBag xin khẳng định với bạn đọc là bảo hiểm khoản vay không bao giờ bắt buộc. Không có quy định nào đề cập người vay tiền phải trả bảo hiểm khoản vay cho ngân hàng.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng thường khuyến khích mua bảo hiểm khoản vay với mục đích giúp người vay giảm được các rủi ro khi vay tiền. Nhưng việc mua hay không vẫn dựa vào quyết định của người dùng.
96% Thành viên RedBag đăng ký vay online và nhận được tiền trong 5- 30 phút. Chỉ cần điền mong muốn của bạn, hệ thống RedBag sẽ gợi ý khoản vay phù hợp cho bạn!
embed filter loan4. Cách tính phí bảo hiểm khoản vay
Sau khi đã nắm rõ bảo hiểm khoản vay là gì, người dùng nên tìm hiểu kỹ về phí bảo hiểm trước khi ra quyết định có mua hay không.
Thông thường, phí bảo hiểm được tính từ 5% - 6% tiền gốc mà người vay đã đăng ký vay tại ngân hàng với cách tính bảo hiểm khoản vay như ví dụ sau:
Khách hàng đăng ký vay 30 triệu VNĐ tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm khoản vay sẽ là: 5% x 30.000.000 = 1.500.000 (VNĐ).
Tùy quy định của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, khách hàng khi đăng ký vay tín chấp có thể không nhận đủ số tiền đã đăng ký vay mà là tiền sau khi đã trừ tiền bảo hiểm.
Hoặc, nếu khách hàng muốn nhận đủ số tiền mong muốn, tiền đăng ký vay sẽ cần cộng thêm phí bảo hiểm khoản vay. Ví dụ:
Nếu khách hàng đăng ký vay 30 triệu VNĐ thì tiền thực nhận sẽ là 28,5 triệu VNĐ vì đã trừ đi 1,5 triệu VNĐ phí bảo hiểm cho khoản vay.
Ngược lại, nếu khách hàng muốn thực nhận đúng 30 triệu VNĐ thì cần đăng ký vay 31,5 triệu VNĐ để sau khi trừ đi phí bảo hiểm thì người vay vẫn nhận đúng số tiền mong muốn.
5. Điều kiện khi mua bảo hiểm khoản vay
Khi tìm hiểu bảo hiểm khoản vay là gì, người mua cần biết những điều kiện để mua bảo hiểm khoản vay sau:
- Người vay cần đảm bảo trách nhiệm pháp lý, hành vi chuẩn mực phù hợp với quy định của ngân hàng và pháp luật Nhà nước đề ra.
- Khoản vay cần được thông qua và giải ngân từ phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
- Người mua bảo hiểm cần đủ 18 tuổi trở lên.
- Bảo hiểm cho các khoản vay có giá trị từ 10 triệu VNĐ đến 500 triệu VNĐ.
6. Khoản phí bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Bảo hiểm khoản vay được trả lại tùy theo quy định trên hợp đồng.
Nếu trong thời gian vay, người vay không gặp sự cố gì thì bảo hiểm khoản vay có được trả lại không?
Tiền bảo hiểm khoản vay sẽ được trả lại trong trường hợp dư nợ khoản vay của người mua thấp hơn số tiền bảo hiểm. Do đó, sau khi trả xong dư nợ, người vay sẽ được nhận lại số tiền bảo hiểm còn thừa.
Ngoài ra, việc trả lại tiền bảo hiểm còn phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm giữa người mua và ngân hàng.
- Nếu người mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ phải hoàn trả 70% tiền bảo hiểm còn lại.
- Nếu ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng yêu cầu chấm dứt hợp đồng, họ sẽ phải hoàn 100% phí bảo hiểm cho người mua.
Vậy nên, để đảm bảo quyền lợi của mình, người mua nên tìm hiểu trước bảo hiểm khoản vay là gì và các yêu cầu trước khi quyết định mua.
7. FAQ - Bảo hiểm khoản vay là gì
7.1. Ngân hàng có được ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay không?
Như RedBag đã đề cập ở trên, việc mua bảo hiểm khoản vay phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người vay. Ngân hàng không được phép ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay trong bất kỳ tình huống nào.
7.2. Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm khoản vay?
Dựa trên quy định tại điều 17 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có hành động ép buộc mua bảo hiểm khoản vay bị phát hiện sẽ chịu hình phạt lên đến 50 triệu VNĐ.
Bên cạnh đó, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng bị phạt còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 2 đến 3 tháng.
Thông qua bài viết này, RedBag tin chắc rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bảo hiểm khoản vay là gì. Với những thông tin được cập nhật ở trên, hi vọng bạn đọc sẽ có những quyết định đúng cho quá trình vay tiền diễn ra an toàn, chính xác.
Tổng hợp bởi RedBag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảCIC cá nhân là gì? Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC Online chi tiết
CIC là gì? Vì sao khi vay vốn hay mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, công ty tài chính thì cần lịch sử tín dụng CIC tốt? Xem ngay cách tự kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC Online miễn phí
Bài viết đọc nhiều
Top khoản vay duyệt hồ sơ nhanh, giải ngân trong 15 phút tháng 04/2024
Tổng hợp các khoản vay ngắn hạn, giải quyết nhu cầu cần vay gấp, vay trả nhanh trong tuần. Thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, không gọi điện người thân. Hạn mức vay lên đến 10 triệu đồng.
Top 3 dịch vụ cầm cố xe ô tô uy tín tại TPHCM có lãi suất tốt
Top 3 dịch vụ cầm cố xe ô tô có lãi suất tốt, duyệt hồ sơ nhanh chóng, uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh
Vay HD Saison: Chi tiết các điều kiện, thủ tục và hạn mức mới nhất
HD Saison vay tiền mặt là dịch vụ tài chính được nhiều người quan tâm. Vậy điều kiện, thủ tục và hồ sơ,... vay tiền mặt HD Saison là gì? Xem ngay!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN