Lãi suất thẻ tín dụng: Cách tính lãi thẻ tín dụng & cách dùng miễn lãi
- 1. Tổng quan về thẻ tín dụng
- 2. Lãi suất thẻ tín dụng là gì?
- 3. Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh trong trường hợp nào?
- 4. Các loại lãi suất thẻ tín dụng
- 5. Cách tính lãi suất thẻ tín dụng chính xác nhất
- 1. Trường hợp rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc thẻ POS
- 2. Trường hợp giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ
- 3. Trường hợp thanh toán dư nợ thẻ quá hạn
- 6. Lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng 2023
- 7. Bật mí cách dùng thẻ tín dụng không mất lãi
- 1. Tận dụng thời gian miễn lãi
- 2. Tránh bị đánh lãi suất cao
- 8. Lưu ý để không bị đánh lãi suất thẻ tín dụng cao
- 9. FAQ - Lãi suất thẻ tín dụng
- 1. Có nên dùng thẻ tín dụng không?
- 2. Cần đáp ứng những điều kiện gì để được mở thẻ tín dụng?
- 3. Không trả lãi thẻ tín dụng có sao không?
Lãi suất thẻ tín dụng là gì? Lãi suất thẻ tín dụng bị tính khi nào? RedBag hướng dẫn bạn cách tính lãi thẻ tín dụng chính xác và cách dùng thẻ tín dụng không mất lãi!
1. Tổng quan về thẻ tín dụng
Khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng để chủ động chi tiêu, thanh toán các hóa đơn.
Thẻ tín dụng là loại thẻ cung cấp bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch chi tiêu trước, trả tiền sau.
Thẻ tín dụng được nhiều người dùng lựa chọn bởi những tiện ích như: Thanh toán chậm, rút tiền mặt, trả góp; đặc biệt là linh hoạt trong chi tiêu giúp khách hàng giảm bớt áp lực về tiền bạc. Hiện nay người dùng có thể đăng ký thẻ tín dụng Online qua App/website.
2. Lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Lãi suất thẻ tín dụng là mức phí mà người sử dụng thẻ phải trả khi thực hiện rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, hoặc chưa trả hết một phần tối thiểu/toàn bộ số dư nợ thẻ tín dụng trước khi hạn mức thanh toán hàng tháng kết thúc.
>> Mở thẻ tín dụng Cake: Nhập mã RB-56636RXN nhận ngay ưu đãi đến 6.212.000đ chỉ trong Tháng 5/2023
>> Mở thẻ tín dụng VIB trên Zalo: Hoàn tiền 6%, miễn lãi khủng tới 55 ngày, hoàn 100% phí thường niên
3. Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh trong trường hợp nào?
Lãi suất thẻ tín dụng sẽ bị tính khi khách hàng gặp một số trường hợp cụ thể như:
- Không trả số tiền dư nợ tối thiểu đúng hạn: Đây là phí trả chậm được yêu cầu khi chủ thẻ chưa trả dư nợ ở mức tối thiểu đúng thời hạn, khoảng 4-6% số tiền dư nợ tối thiểu theo quy định của từng ngân hàng.
- Không trả toàn bộ dư nợ trong thời hạn được miễn lãi: Nếu chủ thẻ trả toàn bộ dư nợ trong thời gian miễn lãi thì lãi sẽ bị tính trên tổng số tiền.
- Khi rút tiền mặt hoặc chuyển đổi ngoại tệ: Lãi thẻ tín dụng còn được tính khi khi chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt tại ATM hay quy đổi ngoại tệ ở nước ngoài.
4. Các loại lãi suất thẻ tín dụng
Ngoài lãi suất thẻ tín dụng khi người dùng thanh toán không đúng hạn thì còn có một số lãi suất khác có thể phát sinh. Cụ thể là:
- Lãi suất chung
Về bản chất, thẻ tín dụng là một công cụ tài chính vay trước trả sau, nên mức lãi chung được tính tương tự như các khoản vay thông thường, khoảng 11% đến 17%, phụ thuộc vào ngân hàng và loại sản phẩm thẻ tín dụng.
- Lãi suất khi rút tiền mặt
Thực hiện rút tiền mặt tại ATM/POS, khách hàng trả phí giao dịch từ 3% đến 5%.
- Lãi suất khi chuyển đổi ngoại tệ
Phí chuyển đổi ngoại tệ là khoản phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch ở các quốc gia khác. Mức lãi suất áp dụng cho phí này khoảng 2 - 4% số tiền giao dịch, tùy từng ngân hàng.
5. Cách tính lãi suất thẻ tín dụng chính xác nhất
RedBag mách bạn một vài cách tính lãi thẻ tín dụng để tránh bị mất lãi khi sử dụng thẻ như sau:
5.1. Trường hợp rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc thẻ POS
Khách hàng phải trả phí khi rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
Như RedBag đã đề cập ở trên, chủ thẻ phải trả một khoản phí khi rút tiền mặt tại ATM/POS. Chi phí này xác định sau khi hoàn tất giao dịch rút tiền. Khi đó, lãi suất thẻ tín dụng được tính theo mức lãi suất chung và phí rút tiền.
Cách tính lãi suất thẻ tín dụng trong trường hợp này có thể hiểu qua ví dụ sau:
Ngày 1/5, khách hàng rút 3 triệu đồng tại ATM với chu kỳ thanh toán là từ 1/5 đến ngày 15/6 với 20% mức lãi suất chung và 3% phí rút tiền. Nhưng đến 20/6 khách hàng mới trả đủ 3 triệu thì phải thanh toán một số khoản phí như sau:
- Phí rút tiền mặt: 3.000.000 x 3% = 90.000 VNĐ
- Lãi suất từ ngày 1/5 - 20/6 là: 3.000.000 x 20% /365 x 50 ngày = 82.192 VNĐ.
Tổng phí khách hàng phải trả khi rút 3 triệu tiền mặt tại ATM là: 90.000 + 82.192= 172.192 VNĐ.
5.2. Trường hợp giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ
Khi chi tiêu cho các dịch vụ, hàng hóa, người dùng sẽ tính lãi suất thẻ tín dụng theo hai trường hợp sau.
- Thanh toán dư nợ trên sao kê đúng thời hạn
Nếu người dùng thanh toán đầy đủ số dư trên sao kê thẻ tín dụng trước hạn, bao gồm nợ từ kỳ trước, nợ các khoản chi tiêu, lãi suất, phí và phạt, ngân hàng sẽ không tính lãi thẻ tín dụng cho toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó.
- Thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn
Tới thời hạn thanh toán, chủ thẻ trả dư nợ tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lãi suất thẻ tín dụng đối với tất cả các giao dịch trong kỳ sao kê kể từ ngày giao dịch thẻ đến ngày trả nợ. Phần dư nợ còn lại sẽ tiếp tục bị tính lãi và sao kê vào kỳ tiếp theo.
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cách tính lãi suất thẻ tín dụng trong tình huống này:
Khách hàng dùng thẻ tín dụng với chu kỳ thanh toán từ 30/4 đến 30/5, hạn thanh toán là ngày 15/6, áp dụng lãi suất 20%. Khách hàng cần trả dư nợ tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong tháng 5 như sau:
- Ngày 10/5 thanh toán đơn hàng 6 triệu đồng tại Lotte. Dư nợ 1 là 6 triệu đồng.
- Ngày 15/5 thanh toán hóa đơn tiền điện 1 triệu đồng. Dư nợ 2 là 7 triệu đồng.
- Ngày 30/5 trả ngân hàng tổng 5 triệu đồng. Dư nợ 3 là 2 triệu đồng.
Lúc này, khách hàng đã trả đủ dư nợ tối thiểu và còn 2 triệu đồng dư nợ thì lãi suất thẻ tín dụng sẽ tính như sau:
- Dư nợ 1 từ ngày 10/5 - 14/5: Lãi suất = 6.000.000 x 20%/365 x 5 ngày = 16.438 VNĐ.
- Dư nợ 2 từ ngày 15/5 - 29/5: Lãi suất = 7.000.000 x 20%/365 x 15 ngày = 57.534 VNĐ.
- Số dư nợ 3 từ ngày 1/6 - 15/6: Lãi suất = 2.000.000 x 20%/365 x 15 ngày = 16.438 VNĐ.
- Tổng lãi phải thanh toán khi tới hạn 15/6 là: 16.438 + 57.534 + 16.438 = 90.410 VNĐ
Số tiền 2 triệu đồng vẫn tiếp tục bị tính lãi cho đến khi khách hàng trả đủ nợ.
>> Mở thẻ tín dụng TPBank EVO online: Hoàn tiền 10%, hạn mức tới 50 triệu, duyệt online chỉ 15 phút
5.3. Trường hợp thanh toán dư nợ thẻ quá hạn
Trong trường hợp không thanh toán khoản dư nợ tối thiểu đúng hạn, chủ thẻ tín dụng sẽ phải trả thêm một khoản tiền là phí phạt trả chậm và phí lãi suất quá hạn. Mức phí áp dụng với khoản dư nợ tối thiểu trong 60 ngày.
Nếu sau 60 ngày, khách hàng vẫn chưa hoàn tất khoản tiền này thì lãi suất quá hạn và phí phạt trả chậm sẽ áp dụng lên toàn bộ dư nợ chưa thanh toán trong kỳ.
Cách tính lãi quá hạn thẻ tín dụng được thực hiện như ví dụ sau:
Khách hàng dùng thẻ tín dụng với chu kỳ thanh toán từ 30/5 đến 30/6, hạn thanh toán 15/7, lãi suất áp dụng 20%/ năm. Khách hàng cần trả dư nợ tối thiểu là 5% trên tổng chi tiêu. Phí trả chậm tối thiểu là 150.000 VNĐ và bằng 5% trên số dư tối thiểu cần trả. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong tháng 5 như sau:
- Ngày 8/6 thanh toán đơn hàng Shopee 5 triệu đồng. Dư nợ 1 là 5 triệu đồng.
- Ngày 15/6 thanh toán hóa đơn 1 triệu đồng. Dư nợ 2 là 6 triệu đồng.
- Ngày 20/7 trả ngân hàng tổng 3 triệu đồng. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 3 triệu đồng.
Lúc này, khách hàng đã trả đủ dư nợ tối thiểu và còn 3 triệu đồng dư nợ thì lãi suất thẻ tín dụng sẽ tính như sau:
- Dư nợ 1 từ ngày 8/6 - 14/6: 5.000.000 x 20%/365 x 7 ngày = 19.179 VNĐ.
- Số dư nợ 2 từ ngày 15/6 - 20/7: 6.000.000 x 20%/365 x 36 ngày = 118.357 VNĐ.
- Tính phí trả chậm: (5% x 6.000.000) x 5% phí trả chậm = 15.000 < 150.000 nên tính phí trả chậm là 150.000 VNĐ.
- Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán khi tới hạn 15/6 là: 19.179 + 118.357 + 150.000 = 287.536 VNĐ.
Số tiền 3 triệu đồng vẫn tiếp tục bị tính lãi cho đến khi khách hàng trả đủ nợ.
6. Lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng 2023
Mỗi ngân hàng có quy định riêng về lãi suất thẻ tín dụng.
Lãi suất thẻ tín dụng hiện nay rơi vào khoảng 20%/năm, tùy ngân hàng và loại thẻ tín dụng. Cụ thể, một số ngân hàng quy định như sau:
Lãi suất thẻ tín dụng các ngân hàng | Mức lãi suất/tháng (%) |
HSBC | 2,6% - 2,16% |
VIB | 2,08% - 2,58% |
Citibank | 2,75% |
ACB | 2,08% - 2,15% |
Sacombank | 1,6% - 2,15% |
Shinhan Bank | 2,08% - 2,40% |
Standard Chartered | 2,15% |
Eximbank | 1,9% - 2,0% |
OCB, PVcombank | 1,83% |
Nam Á Bank | 1,25% - 1,75% |
LienVietPostBank | 1,5% - 1,67% |
BIDV | 1,25% - 1,5% |
SHB, Vietinbank | 1,5% |
7. Bật mí cách dùng thẻ tín dụng không mất lãi
Chủ thẻ tín dụng nên lưu lại những cách dùng thẻ tín dụng không mất lãi sau:
7.1. Tận dụng thời gian miễn lãi
Thời gian miễn lãi 45 - 55 ngày là cơ hội tuyệt vời để người dùng thẻ có thể hạn chế những những khoản lãi suất thẻ tín dụng cao bằng cách:
- Thực hiện giao dịch sớm ngay khi nhận được sao kê để có nhiều thời gian miễn lãi để cân đối chi tiêu.
- Hạn chế chi tiêu khi sắp hết thời gian miễn lãi.
- Chi tiêu cân đối trong khả năng tài chính.
- Thiếu lập thanh toán dư nợ tự động để tránh quên thanh toán khi đến nợ.
- Hoàn tất chi trả dư nợ để được miễn lãi ở kỳ sau.
7.2. Tránh bị đánh lãi suất cao
Bị tính lãi thẻ tín dụng cao trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng là điều không ai mong muốn. Để tránh được tình trạng này, chủ thẻ nên ghi nhớ những điều sau:
- Chọn thẻ tín dụng có mức lãi suất quá hạn phù hợp.
- Trả dư nợ đúng hạn quy định.
- Trả dư nợ theo từng khoản nhỏ để lãi suất không áp dụng vào khoản dư nợ quá lớn.
- Chỉ rút tiền bằng thẻ tín dụng khi thật sự cần thiết.
- Cân đối chi tiêu trong khả năng để không “gồng nợ”.
8. Lưu ý để không bị đánh lãi suất thẻ tín dụng cao
Chủ thẻ cần lưu ý trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng để không bị đánh lãi cao.
Ngoài những cách dùng thẻ tín dụng không mất lãi trên, chủ thẻ cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Không tiêu hết hạn mức thẻ: Chủ thẻ chỉ nên chi tiêu 25 - 30% hạn mức tín dụng được cấp sau mỗi kỳ sao kê để đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao điểm số tín dụng.
- Tránh trường hợp chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu: Số nợ khách hàng phải trả là tổng số tiền đã chi tiêu. Nếu chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu, lãi suất tính số nợ còn lại sẽ vẫn tăng theo số tiền còn lại qua thời gian.
9. FAQ - Lãi suất thẻ tín dụng
9.1. Có nên dùng thẻ tín dụng không?
Việc có nên dùng thẻ tín dụng không còn tùy vào tình hình tài chính và nhu cầu chi tiêu mỗi người.
Tuy nhiên, sử dụng thẻ tín dụng có rất nhiều lợi ích trong việc linh hoạt thanh toán, chi tiêu trước - trả tiền sau cũng như những tính năng không khác gì một thẻ ATM thông thường.
Vậy nên, nếu có khả năng, khách hàng hãy cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán nhanh hơn, thuận tiện hơn.
9.2. Cần đáp ứng những điều kiện gì để được mở thẻ tín dụng?
- Người Việt Nam 15 tuổi trở lên.
- Công dân nước ngoài có thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam ít nhất là 90 ngày kể từ ngày đăng ký phát hành thẻ và được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên.
- Không có nợ xấu.
- Đảm bảo được thu nhập cá nhân.
- Có tài sản như sổ tiết kiệm, nhà đất hoặc tài sản khác.
9.3. Không trả lãi thẻ tín dụng có sao không?
Không trả lãi suất thẻ tín dụng đúng quy định, chủ thẻ sẽ gặp phải những điều sau:
- Chịu thêm phí phạt trả chậm.
- Lãi suất quá hạn suất cao.
- Bị liệt vào nhóm nợ xấu, giảm điểm tín dụng và khó vay vốn.
- Bị ngân hàng đòi nợ ráo riết, khóa thẻ nếu sau 3 kỳ sao kê vẫn chưa thanh toán.
- Bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi phát hiện có ý định bỏ trốn, cố tình không trả dù có tiền.
Tóm lại, lãi suất thẻ tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức thanh toán dư nợ của người dùng. Bạn đọc hãy lưu ý cách tính lãi cũng như cách dùng thẻ hợp lý để không bị đánh lãi quá cao nhé.
Tổng hợp bởi Redbag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảNên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào dễ nhất? Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất 2024
Bạn đang băn khoăn nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt nhất? dễ nhất? RedBag sẽ giúp bạn so sánh thẻ tín dụng các ngân hàng cũng như gợi ý Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay.
Bài viết đọc nhiều
Cách rút tiền từ sim điện thoại về MoMo chi tiết và an toàn nhất
Việc rút tiền từ sim điện thoại về MoMo sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng tiền linh hoạt vào nhiều công việc khác nhau nhanh chóng hơn. Tìm hiểu ngay cách rút tiền từ sim điện thoại về MoMo an toàn nhé!
4 Cách rút tiền từ sim điện thoại về thẻ ngân hàng nhanh, chi tiết nhất
Rút tiền từ sim điện thoại về tài khoản của mình để quản lý tài chính dễ dàng hơn trong cuộc sống. Cùng RedBag khám phá ngay cách rút tiền từ tài khoản thoại về thẻ ngân hàng chi tiết.
1 Đồng Malaysia (Ringgit) bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay?
1 Đồng Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hiện nay? Nên đổi 1 Ringgit to VND ở đâu? Cách tính 1 đô Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt tại 40 ngân hàng.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN