BlogKiến thức vayTổng hợp các gói vay du học ưu đãi bạn nên biết

Tổng hợp các gói vay du học ưu đãi bạn nên biết

RedBag Team 21/07/2022
  1. 1. Có các khoản chi phí cần thiết nào khi đi du học?
  2. 2. Có nên vay tiền để đi du học không?
    1. 1. Lợi ích vay du học
    2. 2. Rủi ro khi không trả được nợ:
  3. 3. Kinh nghiệm để hạn chế rủi ro khi vay vốn du học
    1. 1. Lập kế hoạch tài chính rõ ràng
    2. 2. Tìm hiểu chính sách vay du học của các ngân hàng
    3. 3. Lựa chọn gói vay phù hợp với kế hoạch tài chính
  4. 4. Tổng hợp gói vay du học ưu đãi từ các ngân hàng uy tín hiện nay
  5. 5. Vay du học tại các ngân hàng có yêu cầu gì?

Cơ hội được học tập, làm việc tại nước ngoài là ước mơ của rất nhiều người trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng và điều kiện tài chính để thực hiện ước mơ này. Vậy có nên vay ngân hàng để du học hay không? Vay vốn sinh viên ở đâu? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời rõ ràng cho mình.

[embed_offer]

Có các khoản chi phí cần thiết nào khi đi du học?

Có 4 nhóm chi phí cơ bản để bạn có thể tham khảo và dự trù ngân sách phù hợp cho chuyến đi du học sắp tới của mình:

Học phí:

Chi phí sinh hoạt:

Chi phí hồ sơ du học:

Chi phí khác:

Ước tính chi phí du học một năm dao dộng trong khoảng: 20.000 - 52.000 USD/năm (468.400.000 - 1.217.840.000 VND/năm).

Lưu ý: Đây chỉ là mức giá tham khảo và có thể thay đổi tuỳ theo ngôi trường, chương trình học và địa điểm mà học sinh, sinh viên lựa chọn.

Có nên vay tiền để đi du học không?

Có thể thấy, số tiền du học không phải là một con số nhỏ. Học bổng tuy có thể giúp bạn hỗ trợ phần nào đó chi phí nhưng các khoản tiền khác như sinh hoạt, ăn uống, nhà ở,... cũng là một vấn đề lớn đối với rất nhiều người. 

Do vậy mà một số người đã tìm đến ngân hàng như một cách để giải quyết khó khăn tài chính. Tuy nhiên, cũng có một số người phân vân không biết liệu có nên vay tiền ngân hàng đi du học không?

Hãy cùng phân tích những yếu tố sau đây để xác định nên hay không nên vay tiền du học:

Lợi ích vay du học

Giá trị khoản vay lớn, có thể đảm bảo 100% chi phí du học

Thông thường, giá trị hợp đồng vay du học nằm ở mức 80% tổng chi phí học tập và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu phù hợp với điều kiện đảm bảo trả nợ vay ngân hàng, bạn có thể vay tối đa 100% tổng chi phí du học cần có.

Một số ngân hàng điển hình cho vay du học với hạn mức cao:

Lãi suất thấp

Thực tế, ngân hàng là nơi có mức lãi thấp nhất trên thị trường tín dụng vì có nguồn huy động vốn dồi dào cùng chi phí vận hành thấp. Vì thế, nếu vay tiền ngân hàng đi du học, bạn có thể an tâm trả nợ dần mà không phải đặt nặng quá nhiều về vấn đề lãi suất.

Một số ngân hàng điển hình có lãi suất vay du học thấp hiện nay:

Thời hạn vay dài, giảm bớt áp lực trả nợ 

Thời hạn vay vốn cho mục đích du học của các ngân hàng hiện nay tương đối dài, nhằm tạo điều kiện cho các du học sinh sau khi ổn định học tập ở nước ngoài có thể đi làm trả nợ, san sẻ gánh nặng tài chính cho gia đình. Thời hạn hợp đồng vay vốn tín dụng du học có thể lên đến 10 năm.

Một số ngân hàng điển hình có thời hạn vay du học dài:

co-nen-vay-du-hoc-khong

Rủi ro khi không trả được nợ:

Trên thực tế, khoản vay ngân hàng là giải pháp hợp lý để giúp bạn trang trải các chi phí du học cho mình. Đồng thời, lãi suất và thời hạn trả nợ cũng sẽ linh hoạt, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau.

Tuy nhiên, cũng như bất kỳ hình thức tín dụng nào khác, người đi vay vẫn phải chịu những rủi ro khác nhau khi không thể trả nợ ngân hàng, chẳng hạn như:

Phải trả các khoản phí phạt:

Đối với bất kỳ khoản thanh toán nào bị quá hạn, ngân hàng đều sẽ tính phí phạt. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, với mỗi tháng trả chậm, người vay có nguy cơ phải chịu 3 loại phí gồm:

Bị mất tài sản đảm bảo trong trường hợp vay thế chấp

Hiện nay, đa số các khoản vay du học đều là sản phẩm vay vốn thế chấp. Đối với các khoản vay thế chấp, ngân hàng sẽ nắm giữ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo của người vay. Nếu không thể trả nợ, tài sản đó dĩ nhiên sẽ thuộc về ngân hàng theo thỏa thuận. Ngân hàng khi đó sẽ tịch thu tài sản, sau đó phát mãi đấu giá để thu hồi vốn đã cho vay.

Bị hạ thấp điểm tín dụng

Khi trả nợ chậm hoặc không trả được nợ, điểm tín dụng của bạn sẽ giảm xuống và có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận các khoản vay sau này.

Do đó, có nên vay tiền để du học hay không? Câu trả lời vẫn ở chính người vay vốn. Bạn chỉ nên vay khi đảm bảo được khả năng thanh toán, có kế hoạch tài chính rõ ràng, có quỹ dự phòng cho trường hợp không trả được nợ. Tuy nhiên, sẽ là không nên, nếu khoản nợ là quá lớn với khả năng của bản thân và kế hoạch cho việc du học vẫn còn mơ hồ.

Kinh nghiệm để hạn chế rủi ro khi vay vốn du học

Xét cho cùng, vay tiền ngân hàng vẫn là hình thức vay vốn an toàn nhất trên thị trường hiện nay khi người dùng cần tiền để du học và trang trải các chi phí sinh hoạt khác cho mình. Tuy nhiên, điều quan trọng để hạn chế rủi ro khi không trả được nợ và đáp ứng được nhu cầu vốn du học đó là:

Lập kế hoạch tài chính rõ ràng

Trong đó, xác định rõ:

Những điều này vô cùng quan trọng để giúp bạn xác định rõ nguồn lực tài chính trước khi vay tiền du học. Bởi số tiền của khoản vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán sau này. Do đó, đừng nên vay nhiều hơn mức bạn cần để dễ dàng trả nợ.

Tìm hiểu chính sách vay du học của các ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng lớn, uy tín hiện nay đều thiết kế gói vay du học với nhiều chính sách ưu đãi khác nhau nhằm tạo điều kiện cho những người trẻ có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ của mình. Bạn có thể liên hệ với nhân viên ngân hàng để được tư vấn kỹ lưỡng. Vì với những đối tượng khác nhau, chính sách và điều kiện cho vay cũng sẽ khác nhau.

tong-hop-cac-goi-vay-du-hoc-uu-dai

Lưu ý: Bạn nên ưu tiên chọn ngân hàng lớn, uy tín. Bởi khi làm hồ sơ chứng minh tài chính ở những ngân hàng càng uy tín, tiềm lực tài chính càng mạnh thì tỷ lệ đậu Visa càng cao.

Lựa chọn gói vay phù hợp với kế hoạch tài chính

Trong số các ngân hàng bạn vừa cân nhắc lựa chọn sẽ có các gói vay du học khác nhau. Bước tiếp theo để lựa chọn được gói vay phù hợp với mình đó là so sánh chúng với nhau.

Các tiêu chí so sánh sẽ bao gồm:

Dựa trên đó, gói vay nào đáp ứng các tiêu chí về hạn mức, kỳ hạn, lãi suất cũng như phù hợp với điều kiện vay vốn của bạn thì hãy lựa chọn.

Để so sánh chi tiết các gói vay du học của các ngân hàng và tổ chức tài chính hiện nay bạn có thể sử dụng công cụ so sánh tại RedBag. Mọi thông tin về các gói vay sẽ được tổng hợp và công khai minh bạch, giúp bạn tiết kiệm thời gian và an tâm lựa chọn gói vay phù hợp với kế hoạch tài chính của mình.

Tổng hợp gói vay du học ưu đãi từ các ngân hàng uy tín hiện nay

Dưới đây là tổng hợp gói vay du học ưu đãi từ các ngân hàng uy tín hiện nay mà bạn nên biết:

Ngân hàng Tổng chi phí du học cho vay tối đa Thời gian vay Lãi suất (/năm)
OCB 100% 120 tháng 5.99%
Ocean Bank 85% 60 tháng 6.99%
VIB 100% 120 tháng 15.3%
BIDV 100% 120 tháng và có thể ân hạn thêm 60 tháng 7.3%
Sacombank 100% 120 tháng 7.8%
Vietinbank 80-100% 120 tháng và có thể ân hạn thêm 6 tháng 7.7%
Techcombank 85-95% 120 tháng 10.99%
ACB 100% 120 tháng 7.8%
VPBank 100% Tối đa thời gian du học + 12 tháng 8.6%
Đông Á 100% 60 tháng 9%
Eximbank Tùy theo nhu cầu khách hàng 120 tháng 9%

Vay du học tại các ngân hàng có yêu cầu gì?

Điều kiện vay:

Hồ sơ chi tiết:

Hồ sơ khác: Nếu bạn đang có các khoản vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán,…

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có thể có được câu trả lời cho mình về việc có nên vay tiền du học hay không?

Du học là ước mơ và cũng là bước đệm quan trọng trong cuộc sống của rất nhiều người. Vì thế, đừng dễ dàng từ bỏ ước mơ chỉ vì những khó khăn trước mắt. Bạn hoàn toàn có thể suy xét đến những giải pháp tài chính từ RedBag. Đồng thời, nếu muốn được tư vấn cụ thể hơn thì đừng ngại ngần để lại bình luận ở phía dưới bài viết cho RedBag nhé!

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN