Vay tiền qua App bị khủng bố nên làm gì? Có nên báo công an không?
- 1. Các thủ đoạn khủng bố thường gặp khi vay tiền qua App trực tuyến
- 2. Quy định về xử lý hành vi khủng bố người đi vay qua App
- 1. Xử lý hành chính với người có hành vi khủng bố qua App vay tiền
- 2. Xử lý hình sự đối với những người đòi nợ và khủng bố qua App vay tiền
- 3. Vay tiền qua App bị khủng bố thì nên làm gì?
- 1. Làm gì khi bị khủng bố điện thoại nếu vay tiền qua App?
- 2. Trình báo các trường hợp bị khủng bố qua App vay tiền ở đâu?
- 4. Hướng dẫn trình báo các hành vi khủng bố qua App vay tiền
Vay tiền qua App là gì? Hành vi khủng bố người đi vay bị xử phạt thế nào? Vay tiền qua App bị khủng bố nên làm gì? Có nên báo công an không? Xem ngay!
1. Các thủ đoạn khủng bố thường gặp khi vay tiền qua App trực tuyến
Vay tiền qua App bị gọi điện đòi nợ liên tục, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Vay tiền qua App là một hình thức cho phép người dùng vay tiền trực tuyến thông qua ứng dụng di động. Thay vì phải đến ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, khách hàng có thể đăng ký vay tiền và làm hồ sơ Online ngay tại nhà.
Vay tiền qua App khá phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên nhiều người vẫn khá lo ngại khi vay bằng hình thức này vì có rất nhiều tổ chức tín dụng đen không uy tín, chuyên lừa đảo khách hàng và khủng bố người đi vay và núp bóng các App vay tiền uy tín.
Vậy thủ đoạn của những tổ chức này là gì? Với những tình huống vay tiền qua App bị khủng bố nên làm gì? Khi vay tiền qua App lừa đảo, không uy tín, bạn đọc có thể bị vướng phải những rắc rối sau:
- Bị lộ thông tin cá nhân, ảnh hưởng về mặt tinh thần, danh dự
- Bị gọi điện liên tục đòi nợ, không kể ngày đêm
- Bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng những lời lẽ lăng mạ
- Bị đe dọa về tính mạng của bản thân và những người xung quanh
2. Quy định về xử lý hành vi khủng bố người đi vay qua App
2.1. Xử lý hành chính với người có hành vi khủng bố qua App vay tiền
Với những hành vi khủng bố trong lĩnh vực cho vay tài chính, tín dụng tiêu dùng cá nhân, hình thức xử phạt phổ biến nhất là xử phạt hành chính.
Việc đòi nợ ráo riết đều tác động đến tinh thần người đi vay, thậm chí là làm mất uy tín, danh dự nhân phẩm của họ.
Căn cứ điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cho các hành vi trên mạng xã hội:
- Đối tượng khủng bố qua App có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Ngoài ra, hành vi tiết lộ thông tin thuộc bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự cũng có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Người khủng bố đòi nợ qua App buộc phải gỡ bỏ thông tin xuyên tạc, sai sự thật.
2.2. Xử lý hình sự đối với những người đòi nợ và khủng bố qua App vay tiền
Hành vi vu khống và đe dọa giết người khi đòi nợ qua App có thể bị xử lý hình sự.
Xử lý hình sự áp dụng với các trường hợp vu khống người khác để đòi tiền, quy định cụ thể tại điều 156 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
- Phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm với đối tượng bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác
- Phạt tù từ 1 năm đến 3 năm trường hợp phạm tội với 2 người trở lên; có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; làm rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45% hoặc vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm với hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên, làm nạn nhân tự sát.
- Phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Nếu lo lắng không biết vay tiền qua App bị khủng bố nên làm gì, bạn đọc có thể xem xét xem các đối tượng này có đe dọa giết người hay không.
Hành vi đe dọa giết người để đòi tiền vi phạm nghiêm trọng pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu đe dọa giết người và làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm khi phạm tội với 2 người trở lên; người dưới 16 tuổi; người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
3. Vay tiền qua App bị khủng bố thì nên làm gì?
3.1. Làm gì khi bị khủng bố điện thoại nếu vay tiền qua App?
Không nghe điện thoại từ số lạ và không làm theo những yêu cầu bên đòi nợ đưa ra.
Khi rơi vào trường hợp bị khủng bố vì vay tiền qua App, bạn đọc cần lưu ý một vào điều sau:
- Không bắt máy khi số điện thoại lạ gọi tới, chặn cuộc gọi, chặn tin nhắn nếu cần.
- Không làm theo những yêu cầu vô lý mà bên đòi nợ đưa ra.
- Tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật về việc cho vay và hình phạt đối với hành vi cho vay lừa đảo và khủng bố.
- Thu thập bằng chứng xác thực về thông tin giấy tờ vay.
- Báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những dấu hiệu lừa đảo hoặc bị đe dọa, khủng bố đòi tiền hoặc phát hiện ra những dấu hiệu lừa đảo.
3.2. Trình báo các trường hợp bị khủng bố qua App vay tiền ở đâu?
Nếu có chứng cứ và biết vay tiền qua App bị khủng bố nên làm gì, bạn đọc có thể trình báo cơ quan có thẩm quyền dưới 2 hình thức:
- Làm đơn trình báo trực tiếp các cơ quan công an các cấp.
- Trình báo qua số Hotline của các cơ quan có thẩm quyền như:
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an:
- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Thành phố Hà Nội: 069 2342 431.
- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh: 069 3336 310.
2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Thành phố Hà Nội: 069 2321 667.
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh: 069 3376 809.
4. Hướng dẫn trình báo các hành vi khủng bố qua App vay tiền
Trình báo ngay với các cơ quan có thẩm quyền khi bị khủng bố qua App đòi tiền.
- Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ trình báo như đơn tố cáo lừa đảo vay tiền qua App, CMND/CCCD, các tài liệu, giấy tờ liên quan đến hành vi lừa đảo qua App vay tiền.
- Bước 2: Nộp toàn bộ đơn, hồ sơ, giấy tờ đã chuẩn bị đến cơ quan có thẩm quyền và chờ được giải quyết.
Trên đây là những thông tin mà RedBag muốn chia sẻ với bạn đọc về vấn đề vay tiền qua App bị khủng bố nên làm gì.
Khi gặp những trường hợp không biết nên làm gì khi bị khủng bố điện thoại, hãy trình báo ngay với những đơn vị, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội bạn nhé!
Tổng hợp bởi RedBag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảCIC cá nhân là gì? Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC Online chi tiết
CIC là gì? Vì sao khi vay vốn hay mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, công ty tài chính thì cần lịch sử tín dụng CIC tốt? Xem ngay cách tự kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC Online miễn phí
Bài viết đọc nhiều
Top khoản vay duyệt hồ sơ nhanh, giải ngân trong 15 phút tháng 04/2024
Tổng hợp các khoản vay ngắn hạn, giải quyết nhu cầu cần vay gấp, vay trả nhanh trong tuần. Thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, không gọi điện người thân. Hạn mức vay lên đến 10 triệu đồng.
Top 3 dịch vụ cầm cố xe ô tô uy tín tại TPHCM có lãi suất tốt
Top 3 dịch vụ cầm cố xe ô tô có lãi suất tốt, duyệt hồ sơ nhanh chóng, uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh
Vay HD Saison: Chi tiết các điều kiện, thủ tục và hạn mức mới nhất
HD Saison vay tiền mặt là dịch vụ tài chính được nhiều người quan tâm. Vậy điều kiện, thủ tục và hồ sơ,... vay tiền mặt HD Saison là gì? Xem ngay!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN