BlogTài chính cá nhânQuản lý tài chính gia đình - Tất tần tật các cách hiệu quả!

Quản lý tài chính gia đình - Tất tần tật các cách hiệu quả!

RedBag Team 29/10/2019
  1. 1. 5 nguyên tắc bất di bất dịch trong quản lý tài chính gia đình
    1. 1. Công khai, minh bạch
    2. 2. Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết
    3. 3. Theo dõi ngân sách định kỳ
    4. 4. Giải quyết bất đồng về tài chính
    5. 5. Tiết kiệm và đầu tư liên tục
  2. 2. Các sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính gia đình
    1. 1. Không có kế hoạch rõ ràng
    2. 2. Không theo dõi và quản lý chi tiêu
    3. 3. Không thống nhất về thói quen và chi tiêu
    4. 4. Không phân chia trách nhiệm tài chính trong gia đình
    5. 5. Không có quỹ dự phòng

Quản lý tài chính gia đình tưởng chừng là công việc mà một người vợ, nhất là dâu mới cần học hỏi. Tuy nhiên, vợ hay chồng làm chủ tài chính cũng không còn quan trọng khi biết được các nguyên tắc và phương pháp quản lý trong bài viết này! 5 nguyên tắc bất di bất dịch trong quản lý tài chính gia đình.

5 nguyên tắc bất di bất dịch trong quản lý tài chính gia đình

Công khai, minh bạch

Khi về chung một nhà, việc sử dụng chung riêng các nguồn thu nhập sẽ khiến các cặp đôi mới cưới gặp rắc rối. Để tránh phát sinh các tình huống khó xử sau này, hai vợ chồng nên công khai tất cả các nguồn thu, chi và nợ (nếu có) của bản thân cho đối phương.

Điều này giúp vợ chồng nắm bắt tình hình tài chính gia đình hiện tại. Sau đó dễ dàng phân rõ được nguồn tài chính chung, riêng và lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình.

Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết

Để lên một kế hoạch chi tiêu đầy đủ và chi tiết, các cặp đôi nên liệt kê, phân loại các chi tiêu của mình và tỷ trọng của mỗi khoản chi tiêu trên thu nhập.

Dưới đây là nguyên tắc 6 chiếc lọ, được coi là công thức vàng quản lý chi tiêu hiệu quả, giới thiệu bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the Millionaire Mind). 6 chiếc lọ chính là đại diện cho 6 khoản chi tiêu chính của một gia đình. Eker chỉ rõ tỷ trọng các khoản chi tiêu trong thu nhập như biểu đồ bên dưới.

Redbag quản lý tài chính cá nhân vay tiền nhanh

Các cặp đôi mới cưới cũng có thể ứng dụng các phương pháp chi tiêu tối ưu hơn, như việc mua sỉ (số lượng lớn) chẳng hạn. Để làm điều này, các bạn nên tham khảo thêm các công ty theo mô hình Groupon (Groupon = Group + Coupon). Các công ty này khuyến khích nhiều người kết thành nhóm, mua chung mặt hàng chào bán trên website để được ưu đãi giá, giúp bạn tiết kiệm chi tiêu hơn.

Xem thêm cách quản lý tài chính cá nhân tại bài viết này.

Theo dõi ngân sách định kỳ

Sau khi đã có kế hoạch chi tiêu chi tiết, bạn cần theo dõi chặt chẽ các khoản chi tiêu. Điều này giúp gia đình bạn không bị “lố” khi chi tiêu vượt quá kế hoạch.

Việc theo dõi này quan trọng không kém việc lên kế hoạch. Bởi, lên kế hoạch mà không thực hiện đúng thì kế hoạch cũng vứt đi mà thôi!

RedBag khuyên bạn nên sử dụng một cuốn sổ hoặc một phần mềm để theo dõi thu chi. 

Giải quyết bất đồng về tài chính

Ngoài việc nắm bắt được thói quen chi tiêu của đối phương, hai vợ chồng cũng nên trao đổi và thống nhất thêm về việc giải quyết bất đồng về tài chính nếu có trong tương lai. Nguyên tắc bình đẳng và cùng sẻ chia cần được đưa lên hàng đầu.

Tiết kiệm và đầu tư liên tục

Mỗi gia đình sẽ có rất nhiều tình huống khẩn cấp mà chính bản thân không lường trước được. Khi đó, những khoản tiết kiệm sẽ là cứu cánh cho cặp đôi. Ngoài ra, khoản tiết kiệm này có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như mua sắm các tài sản lớn, nắm bắt các cơ hội mới, đảm bảo việc học hành của con cái...

Khoản tiết kiệm mà mỗi người nên trích ra mỗi tháng thường là 20% thu nhập, như mô hình 6 chiếc lọ mà Redbag đã giới thiệu cho bạn ở mục 2.

Tiết kiệm chắc chắn là cần thiết rồi còn đầu tư, tại sao cũng quan trọng?

Chắc hẳn bạn không lạ với khái niệm tiền đẻ ra tiền nữa đúng không? Đầu tư là một trong những cách khiến tiền đẻ ra tiền nhanh nhất. Đây là một nguồn tạo thu nhập thụ động thêm cho gia đình, bạn có thể sử dụng thu nhập từ đầu tư để trang trải cuộc sống vợ chồng, tiết kiệm hoặc tái đầu tư.

Chỉ dựa vào những nguồn thu nhập cố định thì quá khó cho vợ chồng cân đối thu chi, nhất là trong những tình huống cấp bách.

Các sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính gia đình

quản lý tài chính cá nhân và gia đình

Không có kế hoạch rõ ràng

Không có kế hoạch quản lý tài chính sẽ dễ dẫn đến chi tiêu mất kiểm soát, không có quỹ dự phòng cho tương lai, nhất là con cái. Ngoài ra, trong những trường hợp khẩn cấp, gia đình sẽ trở nên lao đao, có thể gây ra bất đồng trong gia đình.

Không theo dõi và quản lý chi tiêu

Nhiều gia đình Việt chủ quan với việc theo dõi và quản lý chi tiêu hay hoàn toàn dựa vào sự cân đối của người vợ. Có rất nhiều cách để theo dõi, quan trọng hai vợ chồng có biết cách san sẻ cùng nhau hay không thôi! 2020 rồi, hãy làm quen với việc theo dõi và quản lý bằng các tiện ích hay phần mềm (app) trên điện thoại đi các gia đình ơi.

Không thống nhất về thói quen và chi tiêu

“Anh tiêu đường anh, tôi tiêu đường tôi” hay “tiền anh phải đưa tôi giữ hết, cấm có quỹ riêng”. Sai lầm!

Việc quá độc lập về tài chính sẽ gặp khó khăn khi sử dụng cho mục đích chung, hoặc khi có việc chung gấp thì cả vợ và chồng đều không có sẵn. Việc không có khoản riêng gây trở ngại cho đối phương trong giao tiếp xã hội, giờ ra đường không có tiền thì rất khó để xoay xở.

Hiểu thói quen và nhu cầu chi tiêu của đối phương để thành lập quỹ chung, khoản riêng dễ dàng hơn, sau đó lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình.

Không phân chia trách nhiệm tài chính trong gia đình

Đa số các vợ chồng 8x trở về trước, chồng đi làm, vợ nội trợ là khuôn mẫu thì việc phân chia trách nhiệm tài chính trong gia đình rất dễ dàng. Người chồng là người chịu trách nhiệm về thu nhập cho gia đình. Người vợ đảm nhiệm việc chi tiêu sao cho các khoản chi phù hợp và có quỹ dự phòng.

Hiện nay, hầu hết các cặp đôi đều có nguồn thu nhập riêng. Việc san sẻ trách nhiệm tài chính giữa vợ chồng nếu không rõ ràng sẽ rất dễ dẫn đến việc cần dùng tiền gấp mà không có sẵn tiền bởi cả hai đều đã sử dụng hết nguồn thu của mình.

Không có quỹ dự phòng

Tiết kiệm là điều vô cùng quan trọng. Đọc thêm mục 5 phần I để biết tại sao. Đừng để rơi vào tình huống nợ nần không mong muốn vì thiếu quỹ dự phòng.

Tham khảo thêm Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả phần 2

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN