Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
- 1. Nguyên tắc 28/36
- 2. Hiểu rõ hơn nguyên tắc 28/36
- 3. Lưu ý quan trọng
- 4. Ứng dụng nguyên tắc 28/36 trong thực tế
- 5. Tra cứu một số thuật ngữ mới
- 1. Thu nhập trước thuế và các khoản khấu trừ (gross income) là gì?
- 2. Các khoản chi phí liên quan đến nhà bao gồm những gì?
- 3. Tỷ lệ nợ/thu nhập được tính như thế nào?
Mua nhà hay sở hữu một căn hộ cho riêng mình là mục tiêu mà nhiều người trẻ hướng đến. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiềm lực tài chính để chi trả hết số tiền mua nhà trong một lần, mà thay vào đó, đa số người trẻ chọn cách mua trả góp, hoặc chọn các gói vay mua nhà. Đây là một lựa chọn hợp lý đối với đa phần mọi người, không có gì để bàn cãi. Tuy nhiên, điều mà bạn cần quan tâm chính là giải quyết gánh nặng từ lãi suất, từ những khoản nợ vay còn lại. Thoát khỏi áp lực từ những khoản vay, hoặc các khoản tín dụng không phải là bài toán đơn giản, vì không chỉ là áp lực tài chính, những khoản nợ này còn tạo ra gánh nặng tâm lý đối với người trẻ. Bởi lẽ, sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần có mối tương quan trực tiếp với nhau.
Để bảo vệ sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần của mình khi trở thành những người chủ trẻ tuổi của ngôi nhà mới, bạn cần phải có những nguyên tắc và giới hạn cụ thể, tránh chi quá tay vào những khoản vay, tín dụng để mua sắm đồ nội thất và các khoản chi phí thiết kế nhà. Trong bài viết này, RedBag sẽ cùng bạn khám phá nguyên tắc 28/36 trong việc quản lý nợ hiệu quả khi mua nhà, giảm áp lực nợ khi mua nhà và mua sắm các tài sản giá trị khác.
Nguyên tắc 28/36
Nguyên tắc 28/36 trong quản trị tài chính cá nhân
Nguyên tắc 28/36 là một nguyên tắc phổ biến trong quản trị tài chính cá nhân khi mua nhà, hoặc mua sắm các tài sản có giá trị. Nguyên tắc này bàn về cách thức mà một cá nhân xác định mức nợ hợp lý và an toàn khi mua nhà hoặc các tài sản có giá trị khác. Theo nguyên tắc này, bạn chỉ nên chi tiêu tối đa là 28% tổng thu nhập (trước thuế và các khoản khấu trừ khác) cho việc mua nhà và các khoản vay khác không được vượt quá 36% tổng thu nhập trước thuế. Các khoản vay khác ở đây bao gồm tất cả các khoản vay mua sắm, và nợ thẻ tín dụng.
Đa số người cho vay, đơn vị tài chính sử dụng nguyên tắc này để đánh giá xem liệu rằng họ có nên cho vay hoặc nâng hạn mức vay của người đi vay hay không? Tuy nhiên, chính bản thân người đi vay cũng có thể sử dụng nguyên tắc này để quản trị tài chính cá nhân của mình khi mua nhà hoặc mua sắm các tài sản có giá trị khác, đồng thời, tăng khả năng được duyệt thành công khoản vay của mình.
Hiểu rõ hơn nguyên tắc 28/36
Đơn vị tài chính có đa dạng tiêu chuẩn để đánh giá xem có nên duyệt một hồ sơ vay hay không. Một trong những cân nhắc quan trọng nhất của họ là điểm tín dụng cá nhân của người vay. Nhưng trong thực tế, chỉ dựa vào điểm tín dụng chưa đủ tin cậy để đơn vị tài chính đưa ra quyết định có cho vay hoặc nâng hạn mức vay hay không. Đơn vị tài chính cần cân nhắc thêm về thu nhập của người vay và tỷ lệ nợ/thu nhập (DTI).
Một yếu tố khác chính là nguyên tắc 28/36, là thước đo quan trọng để xác định trạng thái tài chính của một khách hàng/người vay. Nguyên tắc này giúp tính ra được mức nợ mà một người vay có thể đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn với tình trạng thu nhập hiện tại, các khoản nợ khác và những nhu cầu tài chính khác. Sự thật là những khoản nợ vượt quá quy tắc 28/36 là những khoản nợ mà người vay khó có thể trả nổi.
Do đó, nguyên tắc 28/36 trở thành một “luật bất thành văn” của cả người cho vay, đơn vị tài chính và người đi vay - những ai có trách nhiệm tài chính, muốn đảm bảo khả năng chi trả của bản thân đối với khoản nợ.
Ghi chú quan trọng: Phần lớn những đơn vị tài chính cung cấp khoản vay mua nhà yêu cầu người vay có tỷ lệ chi tiêu/thu nhập không vượt quá 28% và tỷ lệ nợ/thu nhập không vượt quá 36% thì mới được duyệt vay các khoản vay lớn, như vay mua nhà, mua nội thất, mua oto. |
Lưu ý quan trọng
Nguyên tắc 28/36 là quy tắc cơ bản và tiêu chuẩn mà đơn vị tài chính sử dụng trước khi tính đến các chỉ số tài chính khác. Vì vậy, bản thân người đi vay cần hiểu được nguyên tắc này trước khi đăng ký vay. Bất cứ khi nào bạn đăng ký một khoản vay, đơn vị tài chính cũng sẽ thực hiện một loại những kiểm tra tài chính đối với bạn, để chắc rằng bạn có đủ khả năng chi trả khoản vay đúng hạn. Hiểu rõ các nguyên tắc và chủ động xây dựng một lịch sử tài chính “khỏe mạnh” là cách giúp bạn tăng khả năng nhận giải ngân thành công.
Ứng dụng nguyên tắc 28/36 trong thực tế
Giả sử một cá nhân hoặc một hộ gia đình có thu nhập hàng tháng khoảng $5000. Họ sẽ phải phân bổ ngân sách thành $1400 cho khoản trả góp nhà và các chi phí liên quan đến nhà, nếu họ muốn áp dụng nguyên tắc 28/36. Nhưng sẽ còn lại thêm $800 cho việc chi trả những khoản nợ khác, nếu họ điều chỉnh những chi phí liên quan đến nhà xuống còn $1000, tức 20% thay vì $1400 tức là 28%.
Tra cứu một số thuật ngữ mới
Thu nhập trước thuế và các khoản khấu trừ (gross income) là gì?
Thu nhập trước thuế và các khoản khấu trừ (gross income) là thu nhập từ tất cả các nguồn trước khi trừ đi thuế, bảo hiểm, công quỹ, hoặc các phí mà bạn có trách nhiệm trả. Trong khi đó, tổng thu nhập của bạn trừ đi các khoản thuế và phí nêu trên, được gọi là thu nhập sau thuế hay net income. Đây cũng chính là số tiền bạn nhận được về tài khoản ngân hàng mỗi tháng. Trong nguyên tắc 28/36, khoản thu nhập được tính là thu nhập trước thuế và các khoản khấu trừ (gross income). Bạn nên lưu ý điều này để tránh bị sai sót trong quá trình tính toán và áp dụng nguyên tắc 28/36.
Các khoản chi phí liên quan đến nhà bao gồm những gì?
Các khoản chi phí liên quan đến nhà bao gồm tất cả những khoản bạn phải chi mỗi tháng, bao gồm: trả góp đồ nội thất, chi phí cho dịch vụ vệ sinh nhà cửa, chi phí an ninh, các khoản phí môi trường, khoản bảo hiểm nhà (nếu có)...
Tỷ lệ nợ/thu nhập được tính như thế nào?
Tỷ lệ nợ/thu nhập của bạn được tính bằng cách lấy tổng số nợ mà bạn phải trả hàng tháng chia cho tổng thu nhập trước thuế và các khoản khấu trừ (gross income). Lưu ý, tổng số nợ ở đây bao gồm tất cả những khoản nợ mà bạn vẫn còn đang phải chi trả, bao gồm: khoản trả góp mua nhà, trả góp oto, trả trợ thẻ tín dụng, nợ vay cá nhân, nợ của các tài sản trong nhà.
Xem thêm: Ổn định tài chính - bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Xem thêm: Phụ nữ có phải là người giữ tiền giỏi nhất?
Tạm kết
Với những kiến thức về nguyên tắc 28/36 được cung cấp ở trên, RedBag mong rằng bạn đã có một sự hiểu biết cơ bản về một trong những nguyên tắc quan trọng mà các đơn vị tài chính thường cân nhắc khi duyệt vay hoặc cân nhắc khi nâng hạn mức vay. Nguyên tắc 28/36 không chỉ giúp bạn chủ động tăng khả năng duyệt vay thành công mà còn là nguyên tắc giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
Tiếp tục theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin từ website RedBag để nâng cao kiến thức tài chính cá nhân. RedBag vẫn luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình chạm đến tự do tài chính.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN