BlogTài chính cá nhânSức khỏe tinh thần: chủ đề "nóng" khi Gen Z đi làm

Sức khỏe tinh thần: chủ đề "nóng" khi Gen Z đi làm

RedBag Team 26/05/2024
Loading...
  1. 1. Sức khỏe tinh thần là gì?
  2. 2. Gen Z đang cạn kiệt sức khỏe tinh thần khi đi làm
    1. 1. Những áp lực liên tục
    2. 2. Tìm kiếm sự hỗ trợ
    3. 3. “Chữa lành” trở thành từ khóa được quan tâm

“Tương lai nằm trong tay những người trẻ”. Câu nói quen thuộc này vừa là động lực cho Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1997 đến 2012), đồng thời cũng là một áp lực vô hình mà người trẻ phải chịu.

Gen Z, hiện tại, đang chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Tại châu Á nói riêng, tính tới năm 2025, con số này dự kiến là 25%. Gần ⅓ thế hệ Gen Z đã tham gia vào thị trường lao động, họ đã bắt đầu đóng góp vào sự năng động của các doanh nghiệp.

Nhưng theo nghiên cứu gần đây của AXA, có đến 54% Gen Z trên toàn thế giới và 51% Gen Z tại châu Á đang phải đối mặt với những vấn đề tiêu cực trong sức khỏe tâm lý (poor mental health). Một nỗi lo ngại được dấy lên, liệu tương lai của thị trường lao động sẽ như thế nào khi những người trẻ đang kiệt sức (burnout) và mất dần động lực trong công việc?

Sức khỏe tinh thần là gì?

Trước khi bàn về những vấn đề sâu hơn, chúng ta cần làm rõ khái niệm sức khỏe tinh thần (mental health). “Sức khỏe tinh thần” được hiểu là trạng thái tâm lý cho phép con người đối mặt với áp lực cuộc sống, nhận ra khả năng của bản thân, học tập, làm việc hiệu quả và đóng góp tích cực cho cộng đồng

Sức khỏe tinh thần có tầm ảnh hưởng đến hầu như tất cả các hoạt động trong cuộc sống của một cá nhân. Đặc biệt, chủ đề “mental health” có ý nghĩa lớn với Gen Z - thế hệ có nhận thức cá nhân, lòng tự tôn và kỳ vọng cao.

Xem thêm: Nghìn lẻ một câu chuyện đi làm của Gen Z

Gen Z đang cạn kiệt sức khỏe tinh thần khi đi làm

Những áp lực liên tục

Chỉ có 13% Gen Z trên toàn thế giới cảm thấy bản thân thành công trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình, trong khi con số này tại châu Á nói riêng là 15%. Tất cả đều là những con số khiêm tốn so với những nhóm độ tuổi khác (Gen Y, Gen X…). Điều này khiến cho nhóm người trẻ từ 18 - 24 tuổi trở thành nhóm có số người phải vật lộn với công việc, cuộc sống nhiều hơn số người tận hưởng nó.

Nguyên nhân chính của những áp lực này là vì thế hệ Gen Z còn khá trẻ, họ vẫn đang trong quá trình khám phá bản sắc, định hướng cá nhân và vẫn đang học cách để trở nên tự chủ. Họ bị buộc phải đối mặt và ứng phó nhanh với những thay đổi và thách thức của công việc, cuộc sống. Đặc biệt, Gen Z cảm thấy “bị ăn mòn” tinh thần hay burnout bởi cảm giác bất an, thiếu cam kết cho tương lai. Cũng dễ hiểu khi Gen Z chỉ vừa mới bắt đầu sự nghiệp của họ, nên khó tránh khỏi trạng thái thiếu an toàn trong tâm lý.

Xem thêm: "Cột sống" Gen Z ngày càng bất ổn với áp lực công việc

Đồng thời, theo kết quả của Nghiên cứu về sức khỏe tâm lý (do AXA global thực hiện), còn có thêm những nguyên nhân khác, ngoài cảm giác bất an đối với tương lai, khiến cho Gen Z đang phải hứng chịu một sức khỏe tâm lý tệ:

- Thiếu kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp
- Gặp khó khăn trong việc xây dựng trạng thái Work-life balance (WLB)
- Áp lực để theo kịp nhịp độ phát triển của công việc

Nguyên nhân khiến Gen Z áp lực trong công việc

Những nguyên nhân chính khiến Gen Z stress

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Với những áp lực tâm lý và thách thức trong công việc, người trẻ không ngừng tìm kiếm sự trợ giúp để đảm bảo cho một sức khỏe tinh thần ổn định.

Theo thống kê, Gen Z được nhận sự hỗ trợ tinh thần (mental health support) làm việc năng suất hơn và cảm thấy tận hưởng công việc hơn đến 3.5 lần so với những người khác. Do vậy, tìm kiếm người hướng dẫn, người hỗ trợ như mentor hay coach là điều mà nhiều người trẻ đang làm.

“Chữa lành” trở thành từ khóa được quan tâm

Mối quan tâm về sức khỏe tinh thần, tình trạng burnout của Gen Z làm cho từ khóa “chữa lành” hay healing trở thành xu hướng trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Theo số liệu thống kê từ Buzzmetrics, chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 770,000 lượt thảo luận xung quanh chủ đề này.

Chữa lành (hay healing) không còn gói gọn trong ý nghĩa là một liệu pháp tâm lý, mà là những hoạt động với mục đích tạo ra cảm giác thoải mái trong cuộc sống và công việc. Trong suốt một khoảng thời gian, healing trở thành “cơn sốt” đối với Gen Z.

Xem thêm: Healing: Gen Z chữa lành sau những áp lực công việc

Xem thêm: Chữa lành đúng cách: Dịu tâm hồn, nhẹ túi tiền

Tóm lại

Sức khỏe tinh thần là chủ đề cần phải bàn đến một cách nghiêm túc đối với những người trẻ đang đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống. Xem thêm nhiều bài viết cung cấp thông tin hữu ích, đặc biệt là thông tin tài chính, kiến thức tài chính cá nhân và nhiều chủ đề thú vị khác do đội ngũ RedBag tổng hợp và hiệu chỉnh.

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN