Nghìn lẻ một câu chuyện đi làm của Gen Z
- 1. “Gen Z đi làm thích thì nghỉ” liệu có phải sự thật…
- 1. Gen Z luôn kỳ vọng tạo ra sự thay đổi
- 2. Khoảng cách thế hệ nơi công sở
- 3. Môi trường làm việc
- 2. Gói gọn câu chuyện đi làm muôn màu của gen Z chỉ trong 3 yếu tố…
- 1. Sức khỏe tinh thần
- 2. Kiến thức, trải nghiệm mới
- 3. Cơ hội nghề nghiệp mới
Gen Z - những người trẻ sinh từ năm 1996 đến 2010, dự kiến đến năm 2025, sẽ chiếm khoảng 25% trong tổng lực lượng lao động tại Việt Nam. Gen Z đang mang đến sự khác biệt nổi bật so với các thế hệ trước về nhiều khía cạnh, như: giá trị, hành vi và kỳ vọng. Tuy là một thế hệ được kỳ vọng sẽ mang đến sự thay đổi lớn đối với nền kinh tế, nhưng Gen Z cũng chính là đối tượng đang chịu nhiều “tai tiếng” nhất trong môi trường công sở.
Một thế hệ lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ, một thế hệ trẻ trung, năng động lại bị gắn mác “lười biếng”. Liệu rằng có uẩn khúc nào trong câu chuyện đi làm của Gen Z?
“Gen Z đi làm thích thì nghỉ” liệu có phải sự thật…
Hơn 98% gen Z cảm thấy kiệt sức hoặc phải đối mặt với hiện tượng burnout trong công việc mỗi ngày (theo khảo sát từ Cigna). Điều này dẫn đến việc người trẻ thôi việc, nhảy việc liên tục. Đây cũng là một trong những yếu tố chính khiến cho Gen Z trở nên yếu đuối trong mắt các thế hệ khác.
Vậy, những nguyên nhân nào gây ra áp lực và tình trạng burnout với gen Z?
Gen Z luôn kỳ vọng tạo ra sự thay đổi
“Họ kỳ vọng về sự thay đổi không ngừng” - là điều mà Katz, nhà nghiên cứu học thuật tại đại học Stanford nói về Gen Z trong nghiên cứu của mình.
Phát triển trong thời đại bùng nổ công nghệ, người trẻ (Gen Zers) được xây dựng được cho mình khả năng thích ứng nhanh, tư duy mở và sẵn sàng phá vỡ mọi giới hạn. Nhưng cũng chính vì khao khát được khẳng định bản thân đang khiến họ phải làm việc nhiều hơn, làm việc quá sức cùng với gánh nặng tâm lý phải trở nên khác biệt và tạo ra sự thay đổi, dẫn đến tình trạng burnout.
Khoảng cách thế hệ nơi công sở
Phong cách làm việc hiện đại của gen Z khiến họ khó hòa nhập, thậm chí là phát sinh mâu thuẫn trong công việc với đồng nghiệp, cấp trên thuộc gen Y, gen X.
Khoảng cách khiến người trẻ ít được lắng nghe và dễ cảm thấy lạc lõng trong nơi làm việc của mình. Cảm giác “không thuộc về” với tổ chức đẩy gen Z lún sâu vào áp lực.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc không phù hợp làm cho những người có kỳ vọng và tham vọng cao như gen Z cảm giác mệt mỏi về tâm lý, cảm giác thất bại và áp lực.
Xem thêm: "Cột sống" Gen Z ngày càng bất ổn với áp lực công việc
Gói gọn câu chuyện đi làm muôn màu của gen Z chỉ trong 3 yếu tố…
Có vẻ bất công với gen Z khi chỉ nhắc đến những “tai tiếng” của họ, trong khi cuộc sống công sở của người trẻ muôn màu hơn thế nhiều. Để có cái nhìn tổng quan về nghìn lẻ một câu chuyện đi làm của gen Z, cần xét thêm đến những điều mới mẻ mà gen Z bắt đầu được tiếp cận hoặc phải đối mặt khi đi làm.
Sức khỏe tinh thần
Có thể nhiều Gen Zers đã phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý (mental health) ngay từ khi còn là sinh viên. Tuy nhiên, áp lực công việc, áp lực tài chính và áp lực cuộc sống còn “nặng nề” hơn rất nhiều khi họ tham gia vào thị trường lao động. Chủ đề sức khỏe tâm lý lúc này cần được nhìn nhận và giải quyết một cách nghiêm túc và khoa học. Những cụm từ “healing”, chữa lành cũng từ đó trở nên phổ biến với người trẻ.
Gen Z đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý
Xem thêm: Sức khỏe tinh thần, chủ đề "nóng" khi Gen Z đi làm
Kiến thức, trải nghiệm mới
Những khoản chi tiêu mới phát sinh khi gen Z bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp: thuế TNCN, bảo hiểm xã hội, quỹ công đoàn… Tất cả gần như là những khái niệm mới mẻ. Cần phải có sự đầu tư về thời gian, công sức để tìm hiểu những kiến thức này.
Đồng thời, việc quản lý tài chính cá nhân cũng có sự thay đổi đáng kể khi có sự góp mặt của những khoản chi tiêu kể trên. Người trẻ cũng cần phải có sự điều chỉnh trong kiến thức tài chính cá nhân.
Cơ hội nghề nghiệp mới
Nhiều cơ hội đầu tư, cơ hội học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp mở ra cho gen Z khi họ được va chạm, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Kinh nghiệm từ công việc và từ đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí là từ đối tác giúp gen Z trở nên nhạy bén hơn.
Đặc biệt, nguồn thu nhập từ công việc toàn thời gian có thể là nguồn vốn hấp dẫn cho gen Z có được những “vụ đầu tư đầu đời” nếu biết cách quản lý chi tiêu và tiết kiệm.
Tóm lại, khi bắt đầu bước chân vào thị trường lao động, gen Z phải đối mặt và đồng thời cũng đón nhận nhiều điều mới mẻ. Những vấn đề mới này, đặc biệt là sức khỏe tinh thần và tài chính cá nhân, nên được nhìn nhận một cách nghiêm túc và khoa học để đảm bảo gen Z có thể phát triển sự nghiệp theo hướng bền vững.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN