"Cột sống" Gen Z ngày càng bất ổn với áp lực công việc
- 1. “Cột sống” Gen Z - hiểu sao cho đúng?
- 2. Những chiếc “cột sống” chưa bao giờ ổn
- 3. Sự “bất ổn” này đến từ đâu?
- 1. Áp lực nội tại
- 2. Áp lực do tác động bên ngoài
“Cột sống” Gen Z chưa bao giờ là ổn, nhất là khi thế hệ trẻ này bắt đầu gia nhập vào thị trường lao động. Những cơn đau lưng, mỏi cổ vai gáy làm cho Gen Z - những con người U20, cảm giác mình đang sống cuộc sống của những người trung niên. Tất cả đến từ nguyên nhân dành nhiều thời gian làm việc trước màn hình máy tính, ngồi nhiều cùng với ti tỉ gánh nặng khác.
Nhưng, có thực sự cụm từ “Cột sống Gen Z” chỉ dùng để đề cập đến sự rã rời của cột sống lưng, hay nó còn ẩn chứa hàm ý nào khác?
“Cột sống” Gen Z - hiểu sao cho đúng?
“Cột sống” mang nghĩa gốc là phần xương trụ cột nằm ở phía sau lưng, có nhiệm vụ nâng đỡ và chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Cột sống hay xương sống chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của con người, xét về mặt sinh học.
Tuy nhiên, đứng ở góc nhìn của Gen Z, “cột sống” còn hàm chứa một ý nghĩa khác. Nghĩa chuyển của từ cột sống đối với Gen Z chính là ngụ ý đến phần cốt lõi, phần quan trọng và chiếm phần lớn trong cuộc sống của họ. Cảm hứng của nghĩa chuyển này bắt nguồn từ cách phát âm có phần tương tự nhau giữa “cuộc sống” và “cột sống”. Từ đó, những Gen Zers đã mượn từ lóng “cột sống” để vừa nói về sức khỏe tinh thần, vừa nói về sức khỏe thể chất của họ.
Những chiếc “cột sống” chưa bao giờ ổn
Tình trạng burnout và đối mặt với stress ngày càng trở nên phổ biến, cùng với những cơn đau nhức từ chiếc cột sống “real” của những người trẻ. Việc phải làm ngoài giờ, làm thêm giờ (OT) và nhiều dạng áp lực khác nhau khiến cho Gen Z ngày càng cạn kiệt động lực và tinh thần làm việc.
Trên nhiều trang MXH, Gen Z thảo luận sôi nổi về chủ đề healing, sức khỏe tâm lý, và chất lượng của chiếc “cột sống” của mình. Có nhiều hội nhóm, các trang cộng đồng được lập ra trên MXH với những cái tên, như: “Cột sống Gen Z”, “Gen Z đi làm”, “Hội Gen Z healing”.... Mỗi nhóm, trang đều có hơn 10 nghìn người theo dõi. Điều này cũng một phần chứng tỏ mức độ quan tâm của người trẻ về vấn đề này.
Hội, nhóm "cột sống" Gen Z được hàng trăm nghìn lượt quan tâm
Một câu hỏi khác được đặt ra: Liệu rằng Gen Z là một thế hệ yếu đuối và luôn cần chữa lành? Đây là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng, trước khi trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần hiểu sâu hơn về những loại áp lực mà Gen Z đang phải đối mặt.
Sự “bất ổn” này đến từ đâu?
Những cuộc khảo sát về sức khỏe tinh thần của người trẻ chỉ ra rằng, có 2 nhóm áp lực mà hầu hết Gen Z đang phải hứng chịu. Đó là áp lực nội tại và áp lực do tác động từ bên ngoài.
Áp lực nội tại
Áp lực nội tại (hay áp lực từ bên trong) là những gánh nặng tâm lý do chính bản thân người trẻ tạo nên. Nguồn gốc của nó có thể đến từ những kỳ vọng cá nhân, lòng tự tôn và khao khát chứng tỏ bản thân.
Áp lực đồng trang lứa
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) cũng là một từ khóa quen thuộc đối với Gen Z. Ý nghĩa của loại áp lực này là cảm giác “muốn theo kịp” và không muốn bị những người đồng lứa tuổi, thế hệ của mình bỏ lại phía sau. Điều này đúng cả trong công việc và cuộc sống của Gen Z.
Nhìn theo hướng tích cực, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) tạo ra nguồn động lực thúc đẩy người trẻ trở nên nhiệt huyết, chăm chỉ để đạt đến những thành công trên con đường riêng của họ. Nhưng, trên thực tế, có ít Gen Z trải qua peer pressure theo hướng lạc quan này. Gánh nặng tâm lý khi cố gắng chạm đến thành công của người khác khiến cho người trẻ luôn trong trạng thái đuổi theo không ngừng và dần trở nên kiệt sức, cả về tâm lý và thể chất.
Tệ hơn, họ có thể trở nên mất phương hướng và bị cuốn theo con đường của người khác mà quên mất đi điểm mạnh vốn có của mình. Những vòng lặp của stress cứ theo đó mà nối tiếp, khó tìm ra lối thoát.
Xem thêm: Nghìn lẻ một câu chuyện đi làm của Gen Z
Kỳ vọng trở nên hoàn hảo
Sự tự tin vào khả năng của bản thân là đặc điểm nổi bật của thế hệ Gen Z. Do được lớn lên trong môi trường công nghệ phát triển, Gen Z sở hữu khả năng tự học, tự nghiên cứu và sự nhạy bén trong cuộc sống, công việc. Điều này góp phần tạo nên hình ảnh một thế hệ tràn đầy tự tin, năng động và đáng để kỳ vọng.
Tuy nhiên, lòng tự tôn cá nhân (self-esteem) đặt ra một khao khát trở nên hoàn hảo, kỳ vọng được chứng tỏ bản thân. Mức kỳ vọng cao này tạo ra một loại áp lực mới mà dường như ít gặp ở các thế hệ trước, kỳ vọng trở nên hoàn hảo.
Áp lực do tác động bên ngoài
Áp lực tâm lý đến từ những tác nhân bên ngoài là điều mà đa số Gen Z phải đối mặt. Những tác nhân bên ngoài có thể là: áp lực từ gia đình, đánh giá và những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường xung quanh…
Áp lực gia đình
Có phần bất ngờ khi gia đình được liệt kê vào danh sách những yếu tố gây ra áp lực cho người trẻ. Nhưng trong thực tế, gia đình - nơi để trở về và sẻ chia, vẫn có thể là nguồn áp lực tâm lý qua những khía cạnh:
- Mâu thuẫn quan điểm và thiếu sự thấu hiểu: Sự khác biệt về quan điểm giữa thế hệ Z và các thế hệ trước có thể tạo ra áp lực. Đôi khi, sự thiếu sự thấu hiểu và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình cũng góp phần tạo ra căng thẳng.
- Cô đơn và sự không rõ ràng về tương lai: Gen Z thường phải đối mặt với cảm giác cô đơn và không biết tương lai sẽ ra sao. Thị trường việc làm không chắc chắn và tình hình kinh tế khó khăn cũng gây ra áp lực tâm lý.
- Áp lực kinh tế và phân chia công việc gia đình: Gen Z thường phải đối mặt với áp lực về việc học tập, xây dựng sự nghiệp và tài chính. Gia đình có thể góp phần tạo ra áp lực bằng cách đặt kỳ vọng cao hoặc áp lực về việc đóng góp vào thu nhập gia đình.
Đánh giá từ xã hội
Với sự có mặt và tác động lớn của MXH, Gen Z nói riêng và tất cả chúng ta nói chung, đều đang bị đặt vào những tiêu chuẩn về hình dáng, vẻ bề ngoài, phong cách sống, cách cư xử… Những luồng ý kiến trái chiều, những lời bình luận ác ý luôn “rình rập” để làm tổn thương tâm lý chúng ta.
Môi trường làm việc độc hại cũng góp phần vào việc tạo ra những áp lực vô hình cho Gen Z ở chốn công sở. Đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng cũng là những tác nhân đáng kể đến. Cách hành xử thiếu chuyên nghiệp, lời chỉ trích và nhiều kiểu công kích cá nhân khác làm cho người trẻ ngày càng trở nên thu mình, cũng như hứng chịu nhiều tổn hại về mặt tinh thần.
Xem thêm: Du lịch, cafe, đọc sách - bạn chọn cách chữa lành nào?
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN