BlogTài chính cá nhânQuy tắc 6 chiếc lọ: Nguyên tắc quản lý tài chính để tiền đẻ ra tiền

Quy tắc 6 chiếc lọ: Nguyên tắc quản lý tài chính để tiền đẻ ra tiền

RedBag Team 20/07/2020
Loading...
  1. 1. Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì?
  2. 2. Quy tắc 6 lọ tài chính mang lại lợi ích gì?
  3. 3. Cách quản lý tiền bạc thông minh theo 6 chiếc lọ tài chính
    1. 1. Lọ số 1: nhu cầu thiết yếu (55% thu nhập)
    2. 2. Lọ số 2: tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
    3. 3. Lọ số 3: quỹ giáo dục (10% thu nhập)
    4. 4. Lọ số 4: hưởng thụ (10% thu nhập)
    5. 5. Lọ số 5: quỹ tự do tài chính (10% thu nhập)
    6. 6. Lọ số 6: quỹ từ thiện (5% thu nhập)
  4. 4. Cách áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ với thu nhập 7 triệu/tháng
  5. 5. Tìm hiểu biến thể 6 hũ tài chính cá nhân
  6. 6. Lỗi thường gặp khi áp dụng quy tắc quản lý tài chính 6 chiếc lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ giúp giải bài toán hóc búa về “Quản lý tài chính cá nhân”. Nói dễ hiểu là “quản lý tiền” của cả người giàu lẫn kẻ nghèo. Người giàu thì muốn tiền đẻ ra tiền nhiều hơn, kẻ nghèo thì mong sao cho lúc nào cũng có đủ tiền sống và không phải đi vay mượn.

Vậy bạn thì sao?

Bạn có muốn thành người giàu?

Bạn có sợ cảnh thiếu tiền?

Hãy áp dụng ngay quy tắc 6 chiếc lọ tài chính - Bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng nhất thế giới.

1. Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là gì?

quy tắc 6 chiếc lọ tài chínhQuy tắc 6 chiếc lọ do T. Harv Eker đề xuất.

Phương pháp JARS hay còn gọi là Quy tắc 6 chiếc lọ. Cái tên nói lên tất cả, với công thức này thu nhập mỗi tháng của bạn (có thể là tiền lương, hoặc tiền được bố mẹ cho, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng) sẽ được chia cho các lọ được dánh dấu với số phần trăm tương ứng.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là phương pháp quản lý chi tiêu của được đề xuất bởi doanh nhân, diễn giả T. Harv Eker trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú.

Theo quy tắc này, T. Harv Eker đề xuất chúng ta nên chia ngân sách theo 6 khoản khác nhau, gọi là 6 lọ tài chính như sau:

2. Quy tắc 6 lọ tài chính mang lại lợi ích gì?

quy tắc 6 chiếc lọQuy tắc 6 chiếc lọ giúp chúng ta tiết kiệm, sinh lời tốt hơn.

Trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú, doanh nhân T. Harv Eker cho biết rằng ông đã áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính và nhận thấy có rất nhiều lợi ích thiết thực như sau.

3. Cách quản lý tiền bạc thông minh theo 6 chiếc lọ tài chính

nguyên tắc 6 chiếc lọ6 hũ tài chính giúp chúng ta cân bằng cuộc sống.

Theo doanh nhân T. Harv Eker, ai cũng có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính mà không cần chờ đến khi trở thành triệu phú. Dưới đây là cách quản lý tài chính thông minh theo 6 chiếc lọ mà ông hướng dẫn.

Lọ số 1: nhu cầu thiết yếu (55% thu nhập)

Trong 6 hũ quản lý tiền bạc thì hũ đầu tiên là quan trọng nhất và chiếm đến 55% thu nhập. Lý do đơn giản, đây là chiếc hũ phục vụ nhu cầu thiết yếu của chúng ta.

Lọ chi tiêu thiết yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu của bạn trong sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, sinh hoạt, trả hóa đơn điện - nước - xăng xe,...

Con số 55% được doanh nhân T. Harv Eker tính toán kỹ dựa vào mức sống tiêu chuẩn của nhiều người. Theo đó, dù thói quen sinh hoạt chúng ta có khác biệt đôi chút nhưng về cơ bản với tỷ lệ 55% thu nhập chúng ta có thể điều chỉnh để sống tốt, nhưng đa số các bạn đang sử dụng quá 80%.

Tác giả T. Harv Eker cũng khuyên rằng, với những ai đang chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu quá 55% thì cần xem lại thu nhập hoặc thay đổi lối sống để cắt giảm khoản này.

Lọ số 2: tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)

Sau 55% thu nhập dùng để phục vụ các hoạt động sống thiết yếu thì chúng ta cần trích 10% tổng thu nhập để tiết kiệm dài hạn. Tỷ lệ này cũng được tác giả T. Harv Eker tính toán kỹ để không ảnh hưởng đến chi tiêu mỗi ngày.

Với số tiền tiết kiệm này, chúng ta sẽ có một khoản dự phòng dài hạn cho các dự định lớn như mua xe, mua nhà, mua đất, nuôi con,... Trong các trường hợp khẩn cấp như ốm đau, thất nghiệp… 10% số tiền tiết kiệm này sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn.

Để chiếc lọ thứ 2 có thể thành hiện thực. Trước hết, bạn cần xác định rõ mục đích mình nhắm tới là gì, mục đích nào trước mục đích nào sau, bao giờ thì cần thực hiện mục đích ấy. 

Điều quan trọng là bạn cần thực hiện tiết kiệm ngay khi nhận được thu nhập. Nghĩa là bạn cần lập tức bỏ 10% thu nhập vào chiếc lọ thứ 2 ngay sau khi nhận lương để tránh tiêu vào số tiền này. Một sai lầm của nhiều người là chỉ tích lũy số tiền còn lại sau chi tiêu dẫn tới số tiền tiết kiệm được ngày càng xa mục tiêu ban đầu.

Lọ số 3: quỹ giáo dục (10% thu nhập)

Xuất phát từ nhu cầu phát triển bản thân, kiến thức và kỹ năng của mỗi người luôn cần được cập nhật, trau dồi vì thế trong 6 chiếc lọ tài chính cá nhân cần có thêm chiếc lọ giáo dục đựng 10% thu nhập.

Theo doanh nhân T. Harv Eker, vai trò của chiếc lọ này là để nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng: không ngừng học hỏi. Với 10% thu nhập mỗi tháng chúng ta sẽ có khoản chi cho những khóa học kỹ năng, mua sách, hoặc tham gia những buổi giao lưu để mở rộng mối quan hệ tốt hơn.

Chiếc lọ thứ 3 này có thể bị nhiều người bỏ quên. Nhưng bạn nên nhớ rằng đầu tư vào giáo dục cũng chính là đầu tư vào bản thân. Từ đó có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn bởi khi bạn giỏi hơn bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. 

Lọ số 4: hưởng thụ (10% thu nhập)

Khi chia tiền vào 6 lọ chúng ta cũng không thể bỏ qua chiếc lọ hưởng thụ với 10% thu nhập. Vì sao cần có chiếc lọ tài chính này và vì sao con số là 10%? 

Theo T. Harv Eker, chúng ta không thể làm việc 24/7 mà không có hưởng thụ, đó sẽ không còn là cuộc sống, vì vậy cần dành thời gian để giải trí, cân bằng cuộc sống. Và con số 10% là vừa đủ để chúng ta chăm sóc bản thân, đi spa, đi du lịch, mua sắm những thứ mình thích mà không sợ “vung tay quá trán” trong chi tiêu.

Hưởng thụ không có nghĩa là hoang phí, chiếc lọ Hưởng thụ giúp bạn có thêm động lực cũng như tiếp thêm sức mạnh trí tuệ cũng như thể chất để giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Điểm khác biệt của chiếc lọ Hưởng thụ đó là nó cần được sử dụng (tiêu dùng) liên tục.

Lọ số 5: quỹ tự do tài chính (10% thu nhập)

Trong quy tắc 6 chiếc lọ tài chính thì chiếc lọ tự do tài chính với 10% rất quan trọng. Theo doanh nhân T. Harv Eker, hũ tài chính này sẽ giúp “tiền đẻ tiền”, thêm khoản thu nhập thụ động và hướng đến mục tiêu mà mọi người đều mơ ước: Tự do tài chính - không phụ thuộc tài chính, đó là khi bạn sống mà không cần làm việc hay phụ thuộc vào tài chính của bất kỳ ai khác.

Cụ thể, với 10% thu nhập hàng tháng, chúng ta có thể đầu tư vào chứng khoán, gửi tiết kiệm để sinh lời, góp vốn kinh doanh hoặc bất cứ kênh đầu tư nào khác. Lợi nhuận từ chiếc lọ này sẽ giúp chúng ta có thêm thu nhập để dùng mà không phải “cắt xén” dòng tiền. 

Đặc biệt lưu ý: không bao giờ được tiêu tiền trong quỹ này cho mục đích của những chiếc lọ khác như: chi tiêu sinh hoạt, giải trí,..

Lọ số 6: quỹ từ thiện (5% thu nhập)

Trong cuộc sống, sẽ có những lần chúng ta cần tiền để hỗ trợ đồng nghiệp, bạn bè, người thân, cồng đồng, … Và chiếc lọ từ thiện với 5% thu nhập này sẽ giúp chúng ta làm điều đó.

Trong một vài trường hợp, khi không cần dùng 5% số tiền này cho từ thiện thì chúng ta có thể linh động cho vào lọ đầu tư, lọ giáo dục để tạo ra giá trị tích cực nhất.

4. Cách áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ với thu nhập 7 triệu/tháng

Như doanh nhân T. Harv Eker từng nói, ai cũng có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Dưới đây là ví dụ minh họa cách tiết kiệm tiền 6 lọ với thu nhập 7 triệu đồng/tháng.

Bước 1: Xác minh tổng thu nhập hàng tháng

Bước 2: Xác định chi phí cố định

Bước 3: Phân bổ tài chính vào các lọ còn lại

Sau khi phân bổ cho chi tiêu thiết yếu 3.850.000 đồng thì bạn còn 3.150.000 đồng. Áp dụng nguyên tắc 6 lọ tài chính thì ta có số tiền cho các lọ như sau:

Tuy nhiên, trong trường hợp với mức thu nhập hạn chế và nhu cầu chi tiêu thiết yếu cần nhiều hơn, bạn có thể linh động sử dụng quy đầu tư và giảm quỹ giải trí xuống tỉ lệ thấp hơn như 5% để bù vào chi tiêu thiết yếu. Các quỹ quan trọng như tiết kiệm, giáo dục thì bạn nên giữ vững nguyên tắc.

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh

5. Tìm hiểu biến thể 6 hũ tài chính cá nhân

quy tắc 6 hũ tài chínhCó nhiều biến thể khác nhau của quy tắc 6 chiếc lọ.

Từ quy tắc 6 chiếc lọ tài chính của T. Harv Eker nhiều người đã biến thể thành các quy tắc 5,7,8 hoặc 10 chiếc lọ tài chính tùy theo thực tế cuộc sống. Dưới đây là một số biến thể từ nguyên tắc 6 cái lọ.

Ngoài ra còn có nhiều biến thể khác tùy theo từng nhu cầu tài chính, cuộc sống của mỗi cá nhân. Dù có nhiều biến thể từ 6 chiếc lọ tài chính cá nhân nhưng tựu trung quy tắc này vẫn nhằm cứu cánh: Giúp chúng ta quản lý tài chính hợp lý.

6. Lỗi thường gặp khi áp dụng quy tắc quản lý tài chính 6 chiếc lọ

Quy tắc chiếc lọ được rất nhiều người áp dụng nhưng nếu không thực hiện đúng thì có thể tạo ra hiệu ứng ngược. Dưới đây là các lỗi thường gặp khi áp dụng quy tắc tài chính 6 chiếc lọ:

Có thể nhận định rằng, quy tắc 6 chiếc lọ tài chính là một cách tiết kiệm, đầu tư tiền bạc thông minh nhất hiện nay. Đây chính là quy tắc giúp bạn sống tốt hơn và có định hướng tài chính rõ ràng hơn cho tương lai.

Tổng hợp bởi www.redbag.vn

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN