BlogTài chính cá nhânPhụ nữ có phải là những người giữ tiền giỏi nhất?

Phụ nữ có phải là những người giữ tiền giỏi nhất?

RedBag Team 17/06/2024
Loading...
  1. 1. Tầm quan trọng của chủ đề tài chính trong mối quan hệ yêu đương
  2. 2. Có nên để người yêu hoặc vợ giữ tiền không?
    1. 1. Phụ nữ tập trung vào những mục tiêu tài chính ngắn hạn
    2. 2. Một số phụ nữ có đầu tư tài chính với nhiều góc nhìn khác biệt
    3. 3. Phụ nữ là những người hào phóng

Người trẻ, đặc biệt là Gen Z, những người sinh từ năm 1997 đến 2012, đang bước vào giai đoạn chuyển giao trong cuộc đời với đầy những điều mới mẻ. Bắt đầu đi làm, Gen Z phải đối mặt với hàng nghìn vấn đề, từ sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, đến áp lực công việc và những khao khát theo đuổi đam mê trong sự nghiệp. Song song đó, những mối quan hệ mới cũng bắt đầu nảy nở và phát triển. Những khoản tiền chung bắt đầu xuất hiện, khiến cho Gen Z phải tiếp tục đứng trước thử thách cân bằng tài chính trong mối quan hệ yêu đương, sao cho giữ được tình cảm thắm thiết, lâu bền mà vẫn đảm bảo “sức khỏe tài chính cá nhân”.

Tầm quan trọng của chủ đề tài chính trong mối quan hệ yêu đương

Mặc dù, có thể thấy rõ ràng rằng việc quản lý tài chính trong mối quan hệ yêu đương là vô cùng quan trọng, thậm chí mang ý nghĩa quyết định trong việc xác định mối quan hệ đó có nghiêm túc và lâu dài hay không? Nhưng, với văn hóa chung của người Việt, tài chính hay nói cụ thể là tiền bạc, là một chủ đề nhạy cảm, đặc biệt là trong mối quan hệ yêu đương.

Do đó, nếu muốn xây dựng một mối quan hệ bền vững, trước tiên, người trẻ cần xóa bỏ suy nghĩ trên và cởi mở hơn trong việc chia sẻ tài chính với người bạn đồng hành của mình. Quản lý tài chính cùng nhau là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự ổn định và sự gắn kết giữa 2 người trong một mối quan hệ. Một số lợi ích của việc quản lý tài chính của cặp đôi hiệu quả:

Trên đây là những lợi ích khi các cặp đôi chia sẻ và quản lý tài chính cùng nhau. Mặc dù lợi ích của việc quản lý tài chính cặp đôi là không có gì để bàn cãi, nhưng để quản lý tài chính cặp đôi hiệu quả không phải là một mục tiêu đơn giản. Câu hỏi đầu tiên mà các cặp đôi phải trả lời khi bắt đầu chia sẻ trách nhiệm tài chính cùng nhau, đó là “Ai nên là người giữ tiền?”. Chỉ với câu hỏi đầu tiên đã có nhiều lựa chọn, có sự phân vân và không dễ dàng để đưa ra quyết định.

Có nên để người yêu hoặc vợ giữ tiền không?

Dù trên thực tế, trong những mối quan hệ yêu đương hoặc thậm chí trong gia đình, thì người giữ tiền vẫn thường là phụ nữ, nhưng chúng ta đã bao giờ đặt câu hỏi rằng đây có phải là lựa chọn tốt nhất chưa? Trong bài viết này, RedBag sẽ cùng bạn khám phá xem liệu rằng phụ nữ có phải là những người giữ tiền và quản lý tiền bạc giỏi hay không?

Theo khảo sát The 2024 Her Money Mindset Survey (tạm dịch Khảo sát tư duy về tiền bạc của phụ nữ 2024) do Investopedia hợp tác cùng Real Simple thực hiện, một số sự thật thú vị về tư duy và tâm lý về tiền của phụ nữ được hé lộ.

Phụ nữ tập trung vào những mục tiêu tài chính ngắn hạn

Có một điểm chung được rút ra từ khảo sát trên chính là hầu hết phụ nữ ở Mỹ, trong mọi độ tuổi và mức thu nhập khác nhau, đều dành đến 63% chi tiêu của họ cho sinh hoạt phí, bao gồm: tiền nhà, tiền đi lại, tiền chăm sóc sức khỏe, tiền dành cho giáo dục và chăm sóc con cái. 20% còn lại sử dụng cho những chi tiêu khác và khoảng 17% dành cho tiết kiệm.

Những hóa đơn hàng tháng “ngốn” gần hết thu nhập của phụ nữ. Theo khảo sát The 2024 Her Money Mindset Survey, có hơn 64% phụ nữ còn dưới $500 mỗi tháng sau khi đã chi trả hết tất cả các hóa đơn thiết yếu cho cuộc sống. 44% còn lại chỉ tiết kiệm được $250/tháng sau khi thanh toán hết các hóa đơn thiết yếu.

Trong khi phải “gồng mình” để tính toán cho những khoản chi phí thiết yếu hàng tháng, phụ nữ nhận thức rất rõ mục đích chi tiêu của họ và xây dựng những mục tiêu ngắn hạn rõ ràng. Có thể nói, phụ nữ khá giỏi trong việc lập mục tiêu ngắn hạn. Hơn ¾ phụ nữ (76%) theo dõi sát sao vấn đề tiền của họ đang đi về đâu mỗi tháng, trong khi 72% đang tiết kiệm cho những mục tiêu tài chính ngắn hạn.

Bên cạnh việc chi trả những hóa đơn và những chi tiêu thiết yếu khác, thì phần lớn phụ nữ có mục tiêu tài chính trong 3 năm, trong đó bao gồm khoản tiết kiệm để nghỉ hưu, mua xe và chi trả cho những khoản trả góp.

Mục tiêu tài chính ngắn hạn mà phụ nữ thường đặt ra

(Nguồn: The 2024 Her Money Mindset Survey (1/9 - 1/22), Investopedia & Real Simple)

Một số phụ nữ có đầu tư tài chính với nhiều góc nhìn khác biệt

Phụ nữ cũng tìm kiếm những kiến thức đầu tư, và có những khoản đầu tư cho riêng mình. Tuy nhiên, hành vi và tâm lý của phụ nữ trong lĩnh vực đầu tư có một số điểm khác biệt giữa những độ tuổi, mức thu nhập và kiến thức tài chính khác nhau.

Theo khảo sát, hành vi và tâm lý đầu tư của phụ nữ có thể tạm thời chia thành 4 loại như sau:

Phụ nữ là những người hào phóng

Hầu hết những người phụ nữ trả lời khảo sát (67%) có xu hướng hỗ trợ tài chính đối với tất cả những người thân thiết hoặc những người mà họ quen biết. Con số này tăng lên đến 73% khi nói về những người phụ nữ thuộc thế hệ Gen Z.

Sự hào phóng của phụ nữ còn đúng cả trong những khoản chi tiêu nhỏ. Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết phụ nữ cho biết rằng họ sẵn sàng trả tiền cho bữa ăn với bạn bè với mức chi phí trung bình từ $24.

Đối với nhiều người, sự hào phóng không phụ thuộc vào tình trạng tài chính của người phụ nữ. Thậm chí, trong khảo sát trên còn chỉ ra rằng 1 trong 5 phụ nữ nói rằng họ có thể cố gắng giúp đỡ một người bạn chi trả một khoản chi phí, trong khi chính họ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính của riêng mình.

Trong trường hợp một người phụ nữ gặp khó khăn về tài chính, họ có xu hướng tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè trước tiên, sau đó mới đến gia đình và các tổ chức tín dụng khác.

Tạm kết

Với những đặc điểm, những hành vi và tư duy về tài chính của phụ nữ được phân tích ở trên, RedBag nghĩ rằng bạn cũng đã có câu trả lời của riêng mình đối với câu hỏi “Liệu rằng có nên để người yêu, hoặc vợ giữ tiền không?”. Đội ngũ RedBag đoán rằng phần lớn câu trả lời của các bạn là “Có”. Bởi vì, bạn hãy thử nghĩ xem, một người vừa có khả năng đạt mục tiêu tài chính ngắn hạn, vừa quan tâm đến chi tiêu thiết yếu của gia đình, vừa có khả năng đầu tư và còn có tính cách hào phóng (mặc dù riêng về khoản này thì cần có sự tiết chế để đảm bảo sức khỏe tài chính của gia đình) - một người như vậy, thì chắc chắn là đủ độ tin cậy để bạn giao phó trách nhiệm lớn lao là giữ tiền và quản lý tài chính, quản lý chi tiêu chung cho cả 2 người hoặc cho gia đình.

RedBag mong rằng những chia sẻ ở trên mang lại cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Để xem thêm nhiều kiến thức tài chính cá nhân khác, bạn đừng quên theo dõi trang blog của RedBag thường xuyên nhé!

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN