Mối tương quan giữa sức khỏe tinh thần và sức khỏe tài chính
- 1. Vòng lặp vô hạn về tương quan giữa sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần
- 1. Vấn đề tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập?
- 2. Vấn đề tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chi tiêu và tiết kiệm?
- 3. Vấn đề tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sử dụng dịch vụ tài chính?
- 2. Xây dựng cuộc sống bền vững trước áp lực
- 1. Quản trị tài chính cá nhân
- 2. Quản trị sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần và sức khỏe tài chính thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau từ nhiều khía cạnh nhỏ. Từ nghiên cứu được thực hiện bởi Money and Mental Health Institute, có hơn 1.5 triệu người đang phải trải qua cùng lúc cả vấn đề về sức khỏe tinh thần và gánh nặng tài chính.
Những người đối mặt với áp lực, gánh nặng từ nợ có khả năng cao phải tiếp tục đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý khác:
- Khoản 46% người có áp lực từ những khoản nợ cũng đang trải qua những khó khăn, hoặc bệnh tâm lý.
- 86% đáp viên đã từng trải qua trầm cảm, hoặc bệnh tâm lý trong nghiên cứu nêu trên (gần 5,500 người) cho biết rằng tình trạng tài chính đã khiến cho vấn đề tâm lý của họ trầm trọng hơn.
Vòng lặp vô hạn về tương quan giữa sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần tạo ra những tác động có thể nhận thấy được đối với tình trạng tài chính cá nhân:
- Gần ⅕ (18%) người chịu gánh nặng tâm lý đang vướng phải vấn đề về nợ, hoặc nợ xấu. Hơn thế nữa, những người có bệnh tâm lý có gấp đôi khả năng sẽ mắc phải gánh nặng tài chính, cụ thể là nợ so với người không có bệnh tâm lý.
- 72% những đáp viên nói rằng tình trạng tinh thần không ổn định có tác động xấu đến tình trạng tài chính cá nhân của họ.
Mối quan hệ giữa sức khỏe tinh thần và sức khỏe tài chính
Sức khỏe tài chính hay những gánh nặng tiền bạc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần:
- Khó khăn tài chính thường là nguyên nhân của stress và rối loạn lo âu. Trạng thái bấp bênh với những khoản nợ cũng thể hiện rằng bạn đang cần đến sự trợ giúp. Tác động đối với sức khỏe tinh thần có thể trở nên nghiêm trọng nếu tài chính cá nhân của bạn hiện tại không thể đáp ứng nổi các nhu cầu cơ bản, như: ăn uống, đi lại, chỗ ở…
- Gánh nặng tiền bạc làm giảm khả năng phục hồi của chúng ta sau những vấn đề tâm lý. Cụ thể, người vừa bị trầm cảm vừa mang áp lực nợ có khả năng vẫn tiếp tục trầm cảm trong 18 tháng tiếp theo cao hơn gấp 4.2 lần so với người bình thường.
- Những người đối mặt với áp lực nợ thường nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp 3 lần so với những người khác. Mặc dù, trên thực tế, những người này vẫn phải chịu thêm nhiều loại áp lực khác (như áp lực từ xã hội, áp lực cuộc sống và các vấn đề cá nhân khác…). Nhưng không thể phủ nhận mối liên hệ và tác động giữa áp lực nợ và tình trạng trầm cảm nặng, cũng như những vấn đề tâm lý khác.
Vấn đề tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập?
Theo kết quả nghiên cứu từ Money and Mental health Institute (Viện nghiên cứu và tư vấn sức khỏe tâm lý, tài chính):
- Khoảng cách thu nhập có chênh lệch lớn giữa người đang có bệnh tâm lý và những người không mắc bệnh tâm lý, hoặc các vấn đề về tinh thần. Những người mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm có thu nhập trước thuế và các khoản khấu trừ thấp hơn khoản 8,400 bảng Anh/năm so với phần còn lại của lực lượng lao động.
- Thất nghiệp là điều những người có vấn đề về tâm lý thường xuyên phải đối mặt: có ít hơn 50% người bệnh tâm lý có việc làm tại Anh.
- Tiếp tục làm việc để giữ nguồn thu nhập trong khi đang phải trải qua các vấn đề tâm lý cũng là nguyên nhân làm cuộc sống của người bệnh đi vào bế tắc. Tình trạng tinh thần kiệt quệ khiến cho chất lượng công việc bị giảm sút, khiến các khoản hoa hồng, thưởng bị giảm đi và nguồn thu nhập của họ bị đe dọa.
Vấn đề tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chi tiêu và tiết kiệm?
- Những triệu chứng thường gặp của các bệnh tâm lý, như khó kiểm soát cảm xúc, suy giảm khả năng ghi nhớ, có thể khiến cho việc quản lý tài chính cá nhân trở thành một thử thách. Thậm chí, người mắc bệnh tâm lý còn khó có thể đưa ra những lựa chọn thông minh và phù hợp khi đi chợ hoặc đi siêu thị. Điều này, nhìn chung, đều dẫn đến kết quả là tình trạng tài chính ngày càng đi theo hướng tiêu cực.
- Hơn 63% người mắc các rối loạn tâm lý hoặc có tình trạng sức khỏe tinh thần kém, cho biết rằng khả năng chi tiêu và ra quyết định tài chính của họ thay đổi hẳn đi khi bắt đầu đối mặt với sức khỏe tinh thần kém.
- 29% người có sức khỏe tinh thần cho biết họ chỉ có thể giữ khả năng chi tiêu hoặc cầm cự trong vòng 1 tháng nếu như nguồn thu nhập chính của họ bị mất.
Vấn đề tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sử dụng dịch vụ tài chính?
- Sức khỏe tâm lý kém làm cho việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng, hoặc thanh toán các hóa đơn trở nên khó khăn. Họ có thể gặp rắc rối với việc đọc hiểu và ghi nhớ các khoản chi phí trong hóa đơn dẫn đến những hành động sai lầm hoặc phiền toái.
- Giao tiếp với nhân viên chăm sóc khách hàng của các đơn vị tài chính, ngân hàng để được hỗ trợ khi gặp khó khăn cũng không phải một nhiệm vụ đơn giản đối với người có vấn đề tâm lý. Đặc biệt là khi họ đối mặt với những vấn đề phức tạp, cần được hỗ trợ trực tiếp thay vì nhắn tin hoặc gọi điện thoại.
Xây dựng cuộc sống bền vững trước áp lực
Với mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe tinh thần và sức khỏe tài chính như đã phân tích ở trên, chúng ta thấy rõ rằng, cách duy nhất để đạt đến một cuộc sống bền vững trước môi trường làm việc đầy áp lực như hiện tại, chính là bảo vệ và cân bằng 2 yếu tố: sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần.
Quản trị tài chính cá nhân
Mục tiêu quản trị tài chính cá nhân hiệu quả là một mục tiêu dài hạn và không hề dễ dàng để đạt được. Có rất nhiều phương pháp, mô hình được phát triển để giúp bạn quản trị tài chính cá nhân tốt hơn. Nhưng nhìn chung, bạn đều phải thực hiện 2 bước chính để dần dần hoàn chỉnh kế hoạch tài chính cá nhân của mình:
- Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt: Hãy liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính cá nhân dài hạn của bạn một cách cụ thể. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên: Đặt mục tiêu dài hạn như trả các khoản nợ, mua nhà hoặc nghỉ hưu sớm. Những mục tiêu này tách biệt với các mục tiêu ngắn hạn của bạn, chẳng hạn như tiết kiệm để có một chuyến du lịch. Đặt các mục tiêu ngắn hạn, chẳng hạn như tuân theo ngân sách, giảm chi tiêu, giảm thanh toán hoặc không sử dụng thẻ tín dụng của bạn. Ưu tiên các mục tiêu để giúp bạn lập một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hơn.
- Theo dõi và đánh giá tình hình tài chính, chi tiêu cá nhân: Sau khi đã lập ngân sách, việc tiếp theo bạn cần làm là tuân thủ kế hoạch chi tiêu đã đặt ra và thường xuyên theo dõi các khoản chi tiêu. Chỉ có như vậy bạn mới có thể nắm bắt được tình hình chi tiêu của mình, để xem liệu cần điều chỉnh gì hay không. Bạn có thể ghi chép chi tiết các khoản đã chi trong ngày vào một cuốn sổ tay, trên excel hoặc các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại.
Quản trị tài chính cá nhân hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc xây dựng một sức khỏe tài chính tốt. Và, sở hữu một sức khỏe tài chính tốt là khi bạn quản lý được cả 5 khía cạnh trong money framework. Sao cho, dù bạn có lương 5 triệu nhưng vẫn có thể cafe, hẹn hò mỗi tháng thoải mái. Tham gia các hoạt động chữa lành (healing) thoải mái với mức thu nhập hiện có khi bạn quản lý chi tiêu tốt.
Xem thêm: Mẹo chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp giúp tháng nào cũng dư dả
Quản trị sức khỏe tinh thần
Trong vòng lặp vô hạn của mối liên hệ giữa sức khỏe tài chính và sức khỏe tinh thần, không thể thiếu bất kỳ bên nào nếu muốn đạt đến mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, việc chú trọng và xây dựng một sức khỏe tinh thần ổn định, hay nói cách khác là quản trị sức khỏe tinh thần hiệu quả đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là đối với người trẻ.
Một số lời khuyên để giúp bạn duy trì một sức khỏe tinh thần ổn định:
- Trò chuyện với những người mà bạn tin tưởng: kết nối với mọi người xung quanh đặc biệt là những người cho bạn cảm giác thoải mái là cách tốt nhất và đơn giản nhất để tránh khỏi tình trạng lo âu, trầm cảm. Thậm chí, những cuộc trò chuyện này còn có thể giúp bạn hiểu hơn về nhiều khía cạnh của bản thân.
- Chăm sóc bản thân: xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích khác, uống nhiều nước và tập thể dục…
- Tham gia các hoạt động mà bạn hứng thú: đăng ký tham gia vào các khóa học, CLB, hoặc các hoạt động chữa lành để luôn giữ cảm giác cân bằng trong tâm trí.
- Tìm kiếm sự trợ giúp ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của áp lực
Xem thêm: Du lịch chữa lành giá rẻ, tối ưu chi phí “healing” của bạn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN