Mẹo chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp giúp tháng nào cũng dư dả
- 1. Bài học về chi tiêu siêu tiết kiệm của vị tỷ phú thế giới
- 2. Những bí quyết chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp bạn nên biết
- 1. Nắm rõ tổng thu nhập hàng tháng
- 2. Lên danh sách trước khi đi chợ
- 3. Thường xuyên nấu ăn
- 4. Giảm khoản chi cho sở thích cá nhân
- 5. Chủ động đến gần hơn với các ứng dụng quản lý chi tiêu
- 6. Tìm việc làm thêm
Bạn cho rằng, những gia đình có thu nhập thấp thường khó sống tại các thành phố xa hoa, đắt đỏ như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hiện nay? Khó sống hay khó tiết kiệm? Đâu mới là vấn đề thực sự? Hãy cùng RedBag tìm hiểu một số mẹo chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp dưới đây để biết cách quản lý tài chính hiệu quả, cho dù bạn có sống ở bất kỳ đâu luôn nhé.
Bài học về chi tiêu siêu tiết kiệm của vị tỷ phú thế giới
Là thị trưởng cũ của thành phố New York và cũng là người đàn ông giàu thứ mười trên thế giới. Michael Bloomberg lại chọn cuộc sống chi tiêu siêu tiết kiệm. Ông chỉ sử dụng hai đôi giày màu đen để đi đến nơi làm việc trong hơn một thập kỷ.
Michael Bloombert biết chúng là những thứ tốt nhất dành cho mình và việc lựa chọn chúng giúp ông tiết kiệm tiền cho những thứ khác. Thay vì vung tiền cho những đôi giày mà ông sẽ không bao giờ đi tới. Chia sẻ với New York Post trong năm 2010, ông nói: “Bạn không cần phải vứt chúng đi và mua những cái mới trong khi bạn vẫn có thể sử dụng những cái cũ”.
Trong khi đó, chúng ta thường hay “vung tiền” để mua những thứ đồ không cần thiết. Từ đó khiến việc cân bằng chi tiêu cho mình, cho gia đình trở thành một gánh nặng. Đó là do chúng ta chưa học được bài học về sự tiết kiệm, như cách mà vị tỷ phú kia đã làm.
Do đó, nếu biết cách áp dụng tốt mẹo tiết kiệm từ vị tỷ phú trên cũng như nhiều tấm gương tiêu biểu khác. Chắc hẳn bạn sẽ thu lại được cho mình kha khá kinh nghiệm trong việc quản lý chi tiêu cho gia đình. Từ việc tiết kiệm làm sao để chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp hiệu quả, đến việc giữ vững tài chính cho gia đình thu nhập trung bình cao. Tất cả đều sẽ trải qua một quá trình dài.
Nếu bạn vẫn còn loay hoay chưa biết quản lý chi tiêu sao cho hiệu quả. Bạn có thể tham khảo qua những mẹo dưới đây từ RedBag.
Những bí quyết chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp bạn nên biết
Nắm rõ tổng thu nhập hàng tháng
Những gia đình trẻ thường chưa cân đối được số tiền mình làm ra và số tiền mình sẽ chi tiêu. Chính vì vậy, điều đầu tiên là bạn cần xác định tổng thu nhập của gia đình mình là bao nhiêu? Từ đó, hãy lập kế hoạch tài chính cho gia đình dựa trên tổng thu nhập của chính bạn và các thành viên còn lại.
Tổng thu nhập này sẽ bao gồm: Tiền lương và các khoản thu nhập khác. Nắm được tình hình thu nhập hàng tháng một cách rõ ràng, bạn mới có thể đưa ra mức chi tiêu phù hợp cho gia đình mình.
Ngoài việc nắm rõ tình hình tài chính gia đình, trong bản kế hoạch quản lý chi tiêu mà bạn lập ra cũng cần phải có mục liệt kê dành cho các khoản phí cần thiết. Ngoài các khoản này, hãy hạn chế việc chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Để ít nhất vào cuối tháng, bạn cũng có thể tiết kiệm được một số tiền cho gia đình mình.
Cùng với đó, bạn sẽ biết cách điều chỉnh mức chi tiêu hợp lý hơn cho thời gian sau này.
Lên danh sách trước khi đi chợ
Một trong những cách chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là lên danh sách trước khi đi chợ.
Lập danh sách trước khi đi chợ là việc liệt kê tất cả những món đồ, thực phẩm cần mua cho những bữa ăn. Điều này sẽ giúp bạn không bị mất tiền cho những món đồ không cần thiết, giảm tình trạng chi tiêu theo cảm xúc.
Trước khi lập danh sách, bạn cần kiểm tra tủ lạnh và tủ bếp để xem những nguyên liệu nào còn và cần mua thêm. Để tiết kiệm chi phí một cách tối đa, bạn nên đi chợ vào sáng sớm. Vừa mua được những thực phẩm tươi ngon, mà mức chi phí lại khá hợp lý.
Đây cũng là cách quản lý tài chính cho gia đình trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Việc áp dụng mẹo tiết kiệm trên sẽ giúp bạn đảm bảo được cuộc sống sinh hoạt trong tầm tay mà vẫn trích ra được số dư tương đối.
Thường xuyên nấu ăn
Bạn có biết một trong những kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cho gia đình mà người Nhật thường áp dụng là gì không? Đó là nấu ăn và chỉ nấu với lượng thức ăn vừa phải. Điều này giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với việc ăn ngoài hàng quán.
Có thể sau 1 tháng, bạn nên kiểm tra lại chi phí dành cho khoản ăn uống. Chắc chắn, ngân sách cho khoản này sẽ giảm đi một cách bất ngờ.
Giảm khoản chi cho sở thích cá nhân
Trong khi việc chi tiêu cơ bản cho đời sống và sinh hoạt gia đình thường rất khó cắt giảm. Thì các khoản chi cho sở thích cá nhân lại dễ “co giãn” nhất.
Bạn không cần phải hy sinh hoàn toàn các thú vui yêu thích của mình. Vì chúng ta vẫn cần tiếp cho bản thân động lực, năng lượng để làm việc. Tuy nhiên, hãy giảm bớt số tiền dành cho nó. Chẳng hạn, nếu gia đình bạn thường đi ăn ngoài hàng, đi nhậu, tụ tập bạn bè hay đi xem phim thì hãy giảm tần suất xuống còn một nửa.
Chủ động đến gần hơn với các ứng dụng quản lý chi tiêu
Nếu bạn là một người khó có thể tự mình tiết kiệm tiền được. Hoặc cảm thấy bất tiện với việc ghi chép khoản chi vào sổ ở bất kỳ đâu. Hay bạn thấy việc lập bảng chi tiêu cho gia đình hàng tháng khá phức tạp. Bạn có thể sử dụng những công cụ hoặc ứng dụng quản lý chi tiêu online hiệu quả và miễn phí ngay trên điện thoại di động của mình.
Những ứng dụng này có khả năng giúp bạn phân tích tài chính hàng tháng, hàng quý và hàng năm một cách rõ ràng, hiệu quả. Thông qua việc liên kết với ví điện tử và các ngân hàng trong nước giúp bạn thống kê tài chính một cách chính xác, thực tế và luôn cập nhật.
Các ứng dụng quản lý tài chính sẽ ghi lại lịch sử chi tiêu từng giai đoạn của bạn. Nên bạn có thể dễ dàng theo dõi khoản thu chi của gia đinh mình. Từ đó tối ưu những khoản chi không cần thiết, tăng tiết kiệm hoặc đầu tư.
Một số ứng dụng thịnh hành hiện nay có thể kể đến như: Money Lover, sổ thu chi Misa, PocketGuard,...
Xem thêm: Học hỏi cách chi tiêu hợp lý cho gia đình 4 người ở thành phố
Tìm việc làm thêm
Khéo tiết kiệm đến mấy nhưng với mức thu nhập không quá cao thì số tiền bạn dành dụm được mỗi tháng cũng không thể nhiều hơn. Vì vậy sau khi cắt giảm mọi chỗ, điều bạn có thể làm là tìm công việc làm thêm phù hợp với sở thích cá nhân hoặc khả năng của mình. Chỉ cần kiếm thêm vài ba triệu đồng mỗi tháng là số tiền dư ra của bạn cũng đã khác hẳn trước đây.
Trên đây là một số mẹo chi tiêu cho gia đình thu nhập thấp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay vào cuộc sống của mình.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN