Trọn bộ cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả từ A tới Z
Đã đến lúc ngừng than vãn về việc chi tiêu tháng này của gia đình bạn sao quá lố? Bao nhiêu khoản phải lo nhưng tiền tiêu thì đã hết? Thay vào đó, bạn hãy đọc bài viết này cùng RedBag. Bài viết sẽ giúp bạn gỡ rối tiền bạc một cách nhanh chóng và chỉ rõ cách quản lý tài chính gia đình sao cho hiệu quả. Bằng trọn bộ các phương pháp, ứng dụng và tài liệu liên quan đến quản lý tài chính hữu hiệu.
Quản lý tài chính gia đình là gì?
Không khác gì doanh nghiệp, mỗi cá nhân hay gia đình cũng được xem là một chủ thể kinh tế. Vì vậy việc thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư cần được lên kế hoạch. Trong khi doanh nghiệp lúc nào cũng có hệ thống sổ sách kế toán, ghi chép rõ ràng cùng các công cụ quản trị tài chính hiệu quả. Thì ít có cá nhân, gia đình nào lại lên kế hoạch quản lý tài chính chi tiết nhằm kiểm soát tốt tình hình tài chính của bản thân, gia đình mình.
Vậy quản lý tài chính gia đình là gì? Đó là các hoạt động quản lý tiền bạc trong gia đình như:
- Ghi chép và thống kê các khoản chi tiêu cần thiết và phát sinh hàng tháng.
- Sắp xếp các khoản chi phí từ cần thiết đến không cần thiết.
- Lập kế hoạch ngân sách.
- Lập mục tiêu tiết kiệm và kế hoạch chi tiết.
- Tạo quỹ riêng đề phòng rủi ro có thể xảy ra đối với gia đình như bệnh tật, cần tiền sửa nhà, sửa xe, đồ đạc,...
- Đưa ra các khoản đầu tư sinh lời.
- Trả nợ trước kỳ hạn.
Có thể bạn cho rằng việc quản lý tài chính gia đình không quá quan trọng và chán ghét việc ghi chép, thống kê những con số. Nhưng nếu bạn thật sự quan tâm đến “tiền” của mình và gia đình là những con số đời thực ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn. Thì có lẽ bạn sẽ không còn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi tìm cách quản lý tài chính nữa. Bởi vì điều đó sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho bạn và cho cả gia đình.
Tại sao cần phải quản lý tốt tài chính gia đình?
Bạn có muốn mình trở thành một người tự do về tài chính không? Tự do tài chính là trạng thái có “đủ” tiền để đưa ra những quyết định trong cuộc sống mà không vướng bận hay phân vân bất kì điều gì. Nếu bạn muốn mình được tự do về tài chính, thì việc cần làm để đạt được mục tiêu đó là quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Theo một báo cáo của các nhà lý luận kinh doanh, các triệu phú trung bình dành khoảng 8,4 giờ/tháng để quản lý và hoạch định tài chính. Đó là lý do vì sao mà họ trở thành triệu phú. Đơn giản chỉ là họ biết cách quản lý tài chính cá nhân tốt. Và một khi bạn đã biết cách quản lý và kiểm soát tốt chi tiêu của mình thì việc quản lý tài chính trong gia đình không còn là vấn đề nữa.
Việc quản lý tài chính gia đình hiệu quả mang lại những lợi ích sau:
Cải thiện quan hệ trong gia đình
Không khó để nhận thấy, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những xung đột giữa vợ chồng hoặc các thành viên trong gia đình. Do đó, khi mọi người cùng ngồi với nhau và thống nhất mục tiêu tài chính, tiết kiệm. Thì những rắc rối xung quanh vấn đề tài chính sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình bạn nữa.
Giảm bớt sự lo lắng về tiền bạc
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn con người trong xã hội ngày nay thường bị stress là do lo lắng về tiền bạc. Chúng ta cảm thấy áp lực về những tờ hóa đơn hàng tháng, tiền học phí, tiền chữa bệnh, tiền sinh hoạt ăn uống,... Đó là do bạn chưa biết cách quản lý tài chính gia đình bằng việc chia nhỏ từng khoản tiền. Khoản tiền nào dành cho việc nào. Để đến lúc chi trả bạn sẽ không phải cuống cuồng lên nữa.
Tránh việc mua hàng trong vô thức
Mỗi người chúng ta luôn bắt gặp những khoảnh khắc mình thích một món đồ nào đó. Khi trong thời đại mà chi cần một cú nhấp chuột là có thể mua hàng ngay lập tức. Khiến chúng ta rất khó kiểm soát nhu cầu của mình.
Do đó, việc lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình sẽ giúp bạn nắm được tình hình tài chính hiện tại. Biết được đâu là món cần mua và đâu là món không cần thiết. Điều này giúp bạn tránh được những phút giây bốc đồng và mua hàng trong vô thức mà không biết.
Kinh nghiệm quản lý tài chính cho gia đình bạn
Để giúp giữ vững hạnh phúc gia đình thì việc cần thiết và quan trọng hàng đầu vẫn là biết cách quản lý tiền bạc hiệu quả. RedBag xin chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình sau đây để giúp bạn dù đang bắt đầu hay đã lên kế hoạch cũng đều có thể áp dụng và thành công.
Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm
“Tôi sẽ quản lý khi có nhiều tiền” là một sai lầm thường thấy và cần phải bị gạt bỏ trước khi nói về quản lý tài chính. Lập luận này không khác gì việc “tôi sẽ chăm chỉ học tập khi tôi đạt được những điểm 10”. Nếu bạn không biết quản lý tốt những gì bạn đang có, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được một cuộc sống tự do về tài chính.
Tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, chưa chắc bạn sẽ có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Do đó, hãy để việc quản lý tài chính cho bạn và gia đình trở thành thói quen không thể thiếu.
Sống thấp hơn một chút so với điều kiện của bạn
Đây có lẽ là cách mà nhiều gia đình vẫn đang áp dụng hiện nay. Cho dù thu nhập của họ kiếm được nhiều hơn so với chi tiêu, nhưng họ không bao giờ “vung tay quá trán”. Vì vậy, có thể kinh tế gia đình bạn cũng tương đối vững vàng nhưng việc chi tiêu thoải mái đúng với thu nhập là không nên. Bởi còn có rất nhiều những mục tiêu lớn cho tương lai sắp tới đang chờ đợi bạn.
Đầu tư mua bảo hiểm một cách thông minh
Mua bảo hiểm cũng là một hình thức giúp bạn quản lý tiền bạc hiệu quả. Bảo hiểm sẽ giúp bạn tích lũy được một số tiền dành cho những kế hoạch tương lai như: Mua xe, mua nhà, du học, tận hưởng cuộc sống khi về hưu.
Không những vậy, bảo hiểm còn giúp bạn có được nguồn tài chính trong trường hợp không may. Chẳng hạn như tử vong hay bị thương tật toàn bộ, vĩnh viễn dẫn đến mất nguồn thu nhập.
Các phương pháp quản lý tài chính gia đình phổ biến hiện nay
Phương pháp Kakeibo Nhật Bản
Kakeibo là một trong những nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật Bản nổi tiếng. Được nhắc lần đầu tiên vào năm 1904 do một nữ nhà báo gửi đến các bà nội trợ. Nhằm quản lý thật hiệu quả tài chính gia đình.
Phương pháp này hướng đến ghi chép và lập bảng chi tiêu trong gia đình một cách chi tiết. Để ứng dụng phương pháp này, hãy bỏ thu nhập hàng tháng của bạn vào 4 phong bì tương ứng với 4 nhu cầu như sau:
- Chi phí thiết yếu: Ăn uống, xăng xe, sức khỏe,…
- Chi phí không thiết yếu: Đi chơi, mua sắm thời trang,…
- Chi phí đầu tư: Khóa học, sức khỏe, đầu tư cho con cái,…
- Chi phí phát sinh: Đám cưới, đám tang, sửa xe,…
Vào mỗi cuối tuần hãy kiểm tra lại kế hoạch chi tiêu và trung thực trả lời 4 câu hỏi
- Mình hiện đang có bao nhiêu tiền?
- Tuần qua mình đã chi hết bao nhiêu?
- Mình muốn tiết kiệm bao nhiêu?
- Có cách nào giảm bớt chi tiêu hay cải thiện thu nhập hơn không?
Từ đó bạn sẽ nắm được tình hình chi tiêu liệu có hợp lý chưa? Cần điều chỉnh hay thắt chặt những khoản chi nào?
Cách quản lý chi tiêu cá nhân và gia đình phổ biến - phương pháp 50/50
Phương pháp đơn giản này sẽ phù hợp với hộ gia đình không có quá nhiều khoản chi tiêu. Bạn chỉ cần chia thu nhập thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho các chi phí sinh hoạt và phần còn lại để tiết kiệm vì mục tiêu chung.
Phương pháp chi tiêu hiệu quả theo quy tắc 50/20/30
Một trong những cách quản lý tiền trong gia đình được nhiều người áp dụng nhất hiện nay là 50/20/30.
Theo đó, bạn cần chia thu nhập theo:
- 50% cho chi tiêu thiết yếu: Tiền ăn uống, sinh hoạt, điện nước,...
- 20% cho các khoản tài chính: Tiền tiết kiệm mua nhà/mua xe, tiền quỹ dự phòng, tiền trả nợ hàng tháng,…
- 30% cho chi tiêu cá nhân: Du lịch, giải trí hoặc mua sắm,…
% trên chỉ mang tính tham khảo, tùy vào tình hình và thu nhập mà bạn cần điều chỉnh con số phù hợp. Nếu khoản chi thiết yếu nhiều hơn do đã có em bé thì bạn có thể tăng lên 70 - 80%, giảm 2 mục còn lại để cân đối ngân sách.
Gợi ý những quyển sách về quản lý tài chính gia đình
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thật sâu về các vấn đề xung quanh việc quản lý tài chính. Hoặc muốn tìm đọc các phương pháp quản lý và câu chuyện hay. Bạn có thể tham khảo qua 5 cuốn sách về quản lý tài chính gia đình đang được ưa chuộng hiện nay:
Dạy con làm giàu - Robert T. Kiyosaki
Bộ sách “Dạy con làm giàu” của Robert T. Kiyosaki được xếp hạng kinh điển trong những quyển sách hay về quản lý tài chính. Robert đã rất thành công trong cuộc sống nhờ may mắn có 2 người cha, một người cha giàu và một người cha nghèo. Chính những bài học cuộc sống cũng như tài chính từ 2 người cha này mà Robert đã có thể vượt lên thành công và nghỉ hưu khi chỉ 47 tuổi.
“Think and Grow Rich” (Nghĩ giàu, làm giàu) - Napoleon Hill
Cho dù được viết từ năm 1937, cuốn sách tài chính kinh điển này vẫn cung cấp cho người đọc những lời khuyên hữu ích có giá trị vượt thời gian. Tác giả cũng mang vào trong cuốn sách của mình những câu chuyện đằng sau những nhân vật giàu có ở giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Qua đó, đúc rút ra được bài học có giá trị thực tế cho đến những năm về sau.
21 Nguyên Tắc Tự Do Tài Chính - Brian Tracy
Quyển sách này sẽ cung cấp cho bạn phương thức để trở thành một người tự do về tài chính. Cho dù bạn là ai và có xuất phát điểm hiện tại như thế nào. Bạn sẽ học được cách xác lập mục tiêu, lên kế hoạch quản lý tài chính cho gia đình và tổ chức hành động để có thể đạt được những gì bạn mong muốn.
“When She Makes More” (Khi vợ là trụ cột) - Farnoosh Torabi
Cuốn sách “When She Makes More” được viết bởi Farnoosh Torabi, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Cuốn sách đã cho người đọc cơ hội được khám phá những sự thật bất ngờ đang diễn ra xoay quanh cuộc sống của bà. Bà đã nhìn nhận thẳng thắn những thực tế đó và thiếp lập các giao ước đối với người bạn đời của mình. Sau đó đưa ra những bình luận làm sao để có thể tối đa hóa các khoản thu nhập và tối thiểu hóa những bất đồng trong cuộc sống.
Đây có lẽ là cuốn sách mà những người phụ nữ gia đình nên đọc để giảm bớt những áp lực trong việc quản lý tiền bạc.
Bí quyết làm chủ đồng tiền - Ken Honda
Làm sao để cuộc sống của bạn không bị giới hạn bởi đồng tiền? Đó là những vấn đề mà bạn không thể nào trốn tránh. Vậy nên, cách tốt nhất chính là tìm hiểu bản chất của tiền và kết giao với nó.
Khi bạn dành càng nhiều thời gian để tìm hiểu thì bạn sẽ càng nhận thấy sự thay đổi lớn bên trong mình. Hãy bắt đầu điều đó với “Bí quyết làm chủ đồng tiền” của Ken Honda. Đây là một trong những quyển sách quản lý tài chính cá nhân và gia đình được rất nhiều độc giả yêu thích.
Top 3 phần mềm quản lý chi tiêu gia đình miễn phí hiệu quả
Sổ thu chi Misa
Misa được phát hành bởi công ty phần mềm kế toán MISA. Misa là sự lựa chọn của nhiều cá nhân và gia đình khi thực hiện kế hoạch quản lý tài chính. Theo đó, ưu điểm của phần mềm quản lý chi tiêu này là bạn có thể kê khai các khoản thu nhập, chi tiêu một cách chi tiết.
Với 3 mục chính như sau:
- Mục ghi chép (ghi chép lại các khoản thu, chi, phát sinh).
- Mục tài khoản (quản lý nhiều chỗ chứa tiền khác nhau).
- Mục báo cáo (giúp bạn nắm rõ được tình hình thu chi của mình).
Ngoài ra, ứng dụng Misa còn có tính năng giúp bạn nhận được các kết quả báo cáo tài chính dưới dạng biểu đồ. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng so sánh và theo dõi được các khoản thu chi của mình đã hợp lý hay chưa.
Ngoài điện thoại, ứng dụng này còn sử dụng được trên cả laptop và Ipad. Cho nên bạn hãy yên tâm rằng, dù ở bất cứ đâu bạn cũng sẽ nắm được tình hình tài chính của mình và gia đình.
Money Lover
Money Lover là một ứng dụng quản lý tài chính thông minh và dễ dàng sử dụng. Money Lover có khả năng quản lý, phân loại các khoản thu chi. Tạo lập kế hoạch tài chính trong tương lai và có thể tương thích với hầu hết tất cả các thiết bị điện thoại, máy tính trên nền tảng Windows, Android và IOS.
Cũng như Misa, Money Lover giúp bạn quản lý, ghi chép các khoản thu chi trở lên dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các khoản chi tiêu bằng cách tạo một ngân sách chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định.
Qua đó Money Lover sẽ thường xuyên nhắc nhở bạn về tiến độ chi tiêu. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm cho các dự định trong tương lai, nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính mà mình đề ra.
Ngoài ra bạn cũng sẽ nhận được những biểu đồ báo cáo về từng khoản thay vì các báo cáo dài dòng bằng chữ. Điều này giúp bạn thấy rõ nhất và giữ được các khoản chi trong tầm kiểm soát.
PocketGuard
PocketGuard là ứng dụng được sử dụng để tối ưu tài chính cá nhân, gia đình. Giám sát dòng tiền và số dư các tài khoản trong các ngân hàng. PocketGuard cho bạn sử dụng những tính năng như lưu trữ thông tin tự động theo tháng định kỳ, so sánh các khoản chi tiêu, có tính bảo mật, an toàn cao.
Tất cả những khoản thu chi sẽ được PocketGuard hiển thị qua biểu đồ. Từ đó bạn có thể theo dõi một cách chi tiết và rõ ràng nhất những hoạt động chi tiêu của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc chi vượt khả năng, để lên kế hoạch tiết kiệm cho những mục đích lớn.
PocketGuard tương thích với nhiều thiết bị điện thoại máy tính. Bạn có thể tải ứng dụng PocketGuard ngay trên điện thoại để quản lý tài chính gia đình một cách dễ dàng.