Các khoản chi tiêu trong gia đình và cách quản lý tài chính gia đình
- 1. Chi tiêu gia đình là gì?
- 2. Vì sao cần quản lý chi tiêu gia đình?
- 3. Ai nên là người quản lý chi tiêu trong gia đình?
- 4. Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những gì?
- 1. Chi tiêu gia đình cố định
- 2. Chi tiêu gia đình không cố định
- 5. Giữ vững 5 Nguyên tắc quản lý chi tiêu trong gia đình
- 1. Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình
- 2. Phân bổ tài chính cho các chi tiêu hợp lý
- 3. Tiết kiệm ngay khi có thu nhập, luôn có quỹ dự phòng
- 4. Đặt giới hạn mức chi tiêu
- 5. Đánh giá tình hình tài chính gia đình
- 6. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho gia đình bạn
Quản lý chi tiêu trong gia đình như thế nào mới hiệu quả? Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những gì? Gợi ý cách kiểm soát chi tiêu trong gia đình dễ nhất!
1. Chi tiêu gia đình là gì?
Các gia đình cần lên kế hoạch quản lý chi tiêu cụ thể
Chi tiêu gia đình là khoản chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần, vật chất của tất cả các thành viên thông qua tổng thu nhập của gia đình đó. Các khoản chi tiêu trong gia đình thường bao gồm chi phí cho các hoạt động thiết yếu (ăn uống, học tập, đi lại…) và các hoạt động khác (giải trí, mua sắm, đầu tư)... Đây là một phần của quản lý tài chính cá nhân mà chúng ta cần nắm rõ.
2. Vì sao cần quản lý chi tiêu gia đình?
Quản lý chi tiêu là việc làm cần thiết ở mỗi gia đình
Quản lý chi tiêu trong gia đình không chỉ giúp chúng ta quản lý tốt dòng tiền mà còn mang đến những lợi ích thiết thực về mặt tinh thần khác. Dưới đây là những lý do giải thích vì sao cần lên kế hoạch chi tiêu gia đình ngay bây giờ.
- Cải thiện quan hệ trong gia đình: Tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu của những xung đột trong gia đình, đặc biệt là vợ chồng. Do đó, nếu biết cách quản lý dòng tiền minh bạch, rõ ràng thì sẽ cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa các thành viên.
- Giảm bớt sự lo lắng về tiền bạc: Những hóa đơn hàng tháng, những khoản học phí, tiền sinh hoạt, tiền phát sinh khi ốm đau… luôn khiến chúng ta lo lắng, căng thẳng. Để giảm bớt những điều này thì chúng ta cần học cách quản lý tài chính gia đình.
- Tránh việc mua hàng trong vô thức: Quản lý chi tiêu trong gia đình tốt sẽ giúp ta tránh được thói quen mua hàng trong vô thức, mua những món đồ không bao giờ dùng đến.
- Ổn định cuộc sống: Cuộc sống chúng ta sẽ ổn định hơn, đơn giản hơn khi biết cách quản lý thu chi cho các thành viên trong gia đình.
- Đề phòng những rủi ro: Những rủi ro như dịch bệnh, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp… luôn có thể xảy đến một cách bất ngờ. Nếu không có nguồn quỹ dự phòng từ việc lên kế hoạch tài chính trước đó thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Rèn luyện kỹ năng: Thông qua việc quản lý chi tiêu chúng ta sẽ học được nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng đánh giá, kỹ năng phân bổ tài chính…
Tựu trung, nếu biết cách quản lý chi tiêu hàng tháng của gia đình tốt thì chúng ta sẽ nhận lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, lợi ích lớn nhất là giúp các thành viên trong gia đình sống thoải mái hơn và gắn kết với nhau nhiều hơn.
3. Ai nên là người quản lý chi tiêu trong gia đình?
Mỗi gia đình có thể chọn người giữ tài chính riêng
Ai là người nên đứng ra quản lý chi tiêu trong gia đình? Câu trả lời có thể là chồng, vợ hoặc cả hai cùng hợp tác học cách quản lý tài chính gia đình. Dưới đây là 3 cách quản lý thu nhập phổ biến trong gia đình.
Kiểu 1: Chỉ vợ hoặc chồng giữ tiền
- Là cách kiểm soát chi tiêu trong gia đình phổ biến của người Việt Nam. Theo cách này thì vợ hoặc chồng sẽ nắm giữ toàn bộ thu nhập và phụ trách chi tiêu cho cả nhà.
- Ưu điểm của cách quản lý này là thu nhập được tập trung, dễ dàng quản lý hơn
- Nhược điểm của cách quản lý này là áp lực chi tiêu đè nặng lên vai một người, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ của các thành viên còn lại.
- Giải pháp gợi ý, nếu chọn cách quản lý tài chính này thì thu nhập cần được giao cho người có khả năng quản lý tài chính tốt hơn. Bên cạnh đó, người giữ tiền cũng cần rõ ràng, minh bạch và chia sẻ với các thành viên còn lại.
Kiểu 2: Tiền của ai người nấy giữ
- Là bài toán chi tiêu gia đình mà tiền các thành viên sẽ tự giữ, mỗi người chỉ đóng góp một phần vào chi tiêu chung của cả nhà như tiền ăn uống, tiền sinh hoạt…
- Ưu điểm của hình thức này là mỗi thành viên được tự do tuyệt đối về tài chính cá nhân, ít khi va chạm.
- Nhược điểm của hình thức này là thiếu góc nhìn tổng quát về tài chính gia đình và không thể thực hiện được những mục tiêu lớn hơn như đầu tư, mua nhà, mua xe…
- Giải pháp gợi ý, nếu chọn theo cách này thì mỗi người cần đóng góp cho gia đình theo theo mức thu nhập của mỗi người thay vì chia đều. Ngoài ra các thành viên cũng nên trao đổi, chia sẻ để hình thành mục tiêu tài chính chung cho cả nhà.
Kiểu 3: Hai túi tiền thông nhau
- Là cách quản lý chi tiêu gia đình mà các thành viên cùng hợp nhất thu nhập và cùng nhau quản lý. Thu nhập này sẽ được chia vào nhiều khoản như tiền cho nhu cầu thiết yếu, tiền tiết kiệm, tiền tiêu riêng của mỗi thành viên…
- Ưu điểm của hình thức này là rõ ràng, minh bạch về thu nhập. Mỗi người trong gia đình đều có tiếng nói, phấn đấu vì mục tiêu tài chính chung.
- Nhược điểm của hình thức này là dễ tạo ra sự bất đồng khi một trong số các thành viên có nhu cầu mua sắm riêng.
- Giải pháp gợi ý, nếu chọn cách quản lý chi tiêu này thì các thành viên cần thống nhất về kế hoạch chi tiêu. Bên cạnh đó, mỗi người đều có thể theo dõi, kiểm soát và có tiếng nói về nguồn tài chính chung này.
Kết lại phần này, chúng ta thấy rằng việc ai trong gia đình giữ tiền là điều không quá quan trọng. Điều quan trọng nhất là các thành viên cùng tin tưởng và chia sẻ với nhau. Đồng thời phải luôn trau dồi những kỹ năng quản lý tài chính cần có để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình mình.
4. Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những gì?
Các khoản chi tiêu trong gia đình cần rõ ràng, minh bạch
Để quản lý chi tiêu gia đình tốt thì chúng ta cần liệt kê đầy đủ các khoản chi tiêu trong gia đình. Việc ghi rõ ràng, đầy đủ những khoản chi tiêu này sẽ giúp chúng ta có góc nhìn tổng quan để lên kế hoạch tốt nhất. Dưới đây là những khoản chi tiêu gia đình cơ bản.
4.1. Chi tiêu gia đình cố định
Chi tiêu cố định là những khoản chi tiêu thiết yếu hàng tháng. Cụ thể trong khoản chi tiêu gia đình này sẽ có các nhóm sau:
- Chi các nhu cầu sinh hoạt cụ thể như: Tiền ăn hàng ngày/tháng, mua đồ dùng vệ sinh cá nhân, gia vị, nước uống,... Thông thường, tiền chi cho nhu cầu sinh hoạt sẽ chiếm tỉ trọng lớn trong bảng chi tiêu gia đình.
- Chi tiền trả dịch vụ, hóa đơn điện, nước, internet, tiền thuê nhà, phí chung cư, tiền xăng xe đi làm, tiền vé xe buýt, tiền điện thoại, tiền đăng ký 3G,
4.2. Chi tiêu gia đình không cố định
Ngoài khoản chi tiêu cố định bắt buộc hàng tháng thì kế hoạch chi tiêu tiết kiệm trong gia đình cũng cần bổ sung các khoản sau:
- Chi tiêu y tế: Là tiền chi vào các đợt thăm khám, mua thuốc… khi có thành viên ốm đau, bệnh tật
- Chi tiêu giáo dục: Là khoản tiền chi cho các thành viên đi học hoặc tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng khác
- Chi tiêu giải trí và vui chơi: Là khoản tiền chi cho các hoạt động giải trí, vui chơi như xem phim, đi ăn nhà hàng, đi du lịch…
- Đầu tư và tiết kiệm: Là khoản tiền trích ra hàng tháng để tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời
- Chi tiêu khác: Là khoản tiền dự phòng để chi hoặc bù vào các khoản chi tiêu ở trên khi thâm hụt, các khoản chi hiếu hỷ như đám cưới, đầy tháng, sinh nhật, thăm bệnh, từ thiện,...
Lưu ý, trên thực tế các khoản chi tiêu trong gia đình có thể sẽ thay đổi theo từng tập tục, văn hóa vùng miền hoặc sở thích của từng gia đình. Bạn đọc có thể tham khảo và liệt kê thêm những khoản chi tiêu khác vào danh sách khi lên kế hoạch nhé.
5. Giữ vững 5 Nguyên tắc quản lý chi tiêu trong gia đình
Cần đề ra nguyên tắc quản lý chi tiêu cho các thành viên trong gia đình
Sau khi liệt kê chi tiết chi tiêu hàng tháng của gia đình thì bạn đọc có thể lên kế hoạch cụ thể theo 5 nguyên tắc quản lý chi tiêu gia đình như dưới đây.
5.1. Thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình
Trong kế hoạch chi tiêu gia đình thì nguyên tắc đầu tiên cần thực hiện đó là thiết lập mục tiêu tài chính. Cụ thể, chúng ta cần xác định mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn cho gia đình mình để sắp xếp các khoản chi tiêu phù hợp và đạt mục tiêu này.
Ví dụ, mục tiêu ngắn hạn trong 6 tháng - 1 năm là mua xe mới thì bạn cần ghi rõ mục tiêu này kèm theo số tiền mua xe tương ứng. Sau đó tính toán lại tổng thu nhập, số tiền chi tiêu, số tiền tiết kiệm để mua xe.
Hoặc với mục tiêu dài hạn là sau 10 năm mua nhà thì bạn cũng cần thực hiện tương tự như trên.
5.2. Phân bổ tài chính cho các chi tiêu hợp lý
Có rất nhiều cách để giải quyết bài toán chi tiêu gia đình hợp lý. Dưới đây là những cách giúp bạn phân bổ tài chính gia đình dễ thực hiện nhất:
Phương pháp 50/20/30:
- Quy tắc này khuyên chúng ta dùng chia thu nhập gia đình theo 3 phần: 50%, 30% và 20%.
- 50% để chi tiêu các nhu cầu thiết yếu: điện, nước, ăn uống, tiền nhà…; 30% để dùng làm chi phí linh hoạt như tiền mua sắm, giải trí, đi đám cưới…; 20% để tích lũy, trả nợ và đầu tư.
Quy tắc 6 chiếc lọ:
Là quy tắc hướng dẫn quản lý chi tiêu trong gia đình qua 6 chiếc lọ:
- Lọ nhu cầu thiết yếu (55%): Lọ ngân sách để chi trả các khoản tiền như ăn uống, nhà cửa, điện nước…
- Lọ tiết kiệm dài hạn (10%): Lọ ngân sách nhằm tạo quỹ dự phòng
- Lọ tự do tài chính (10%): Lọ ngân sách dùng để đầu tư, tăng thu nhập
- Lọ giáo dục (10%): Lọ ngân sách dùng để đầu tư phát triển bản thân
- Lọ hưởng thụ (10%): Lọ ngân sách dùng để đi du lịch, mua sắm…
- Lọ từ thiện (5%): Lọ ngân sách dùng để đóng góp vào các hoạt động xã hội
Sử dụng App chi tiêu
Nếu sử dụng Smartphone thì bạn đọc nên tải ngay các App quản lý chi tiêu để dễ dàng phân bổ, quản lý nguồn tài chính gia đình một cách nhanh nhất.
5.3. Tiết kiệm ngay khi có thu nhập, luôn có quỹ dự phòng
Đây là lời khuyên tốt nhất cho những ai muốn học cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình: Tiết kiệm ngay khi có thu nhập. Điều này có nghĩa là, khi có lương, nhận một khoản thu nhập nào đó bạn hãy nghĩ ngay đến việc tiết kiệm.
Con số gợi ý của các chuyên gia là dành 10% số thu nhập để tiết kiệm. Con số này có thể tăng lên 15%, 20% hoặc nhiều hơn nếu thu nhập bạn tốt hơn và đã đảm bảo các chi phí sống thiết yếu khác.
5.4. Đặt giới hạn mức chi tiêu
Rất khó quản lý chi tiêu trong gia đình nếu không đặt ra giới hạn mức chi tiêu cho mỗi thành viên. Lý do là bất kỳ ai trong chúng ta đều dễ sa vào thói quen nghiện mua sắm, tiêu tiền vô tội vạ.
- Cho sinh hoạt chung của gia đình: Khoản sinh hoạt chung hàng tháng cũng cần đặt ra giới hạn cụ thể. Ví dụ tiền điện không quá 500.000 đồng/tháng, tiền xăng xe không quá 300.000 đồng/tháng…
- Cho các thành viên trong gia đình: Mỗi thành viên cũng cần có giới hạn chi tiêu riêng cho các nhu cầu cá nhân. Ví dụ, tiền cà phê cho chồng giới hạn 500.000 đồng/tháng, tiền mua sách đọc cho con gái không quá 300.000 đồng/tháng.
5.5. Đánh giá tình hình tài chính gia đình
Kế hoạch chi tiêu gia đình cũng cần đánh giá theo từng tháng/quý… để biết thực tế các thành viên có tuân thủ hay không, cần điều chỉnh khoản chi nào.
Ví dụ, sau mỗi tháng, gia đình bạn họp lại, xem lại tất cả các nguồn thu, chi trong tháng của thành viên. Sau khi tính toán kỹ lưỡng thì thấy khoản chi nào vượt quá cần cắt giảm trong tháng sau, hoặc khoản chi nào cần bổ sung.
Lưu ý là các khoản chi cũng nên linh hoạt, không nên quá cứng nhắc vì mục tiêu chung là hình thành thói quen chi tiêu lành mạnh, gắn kết gia đình.
6. Kinh nghiệm quản lý tài chính cho gia đình bạn
Để giữ vững hạnh phúc gia đình thì điều đầu tiên cần làm là học cách quản lý chi tiêu trong gia đình. RedBag xin chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình cụ thể sau đây để bạn tiện tham khảo nhé.
- Gạt bỏ suy nghĩ sai lầm: “Tôi sẽ học cách quản lý khi có nhiều tiền” là một sai lầm thường thấy và cần phải bị gạt bỏ trước. Thay vào đó bạn cần bắt đầu học cách quản lý chi tiêu trong gia đình mình ngay bây giờ.
- Sống thấp hơn một chút so với điều kiện của bạn: Hãy căn cứ vào thu nhập thực tế của bản thân để chi tiêu hợp lý. Lời khuyên tốt nhất là đừng bao giờ mua món đồ vượt quá 10% thu nhập hàng tháng.
- Đầu tư mua bảo hiểm một cách thông minh: Mua bảo hiểm cũng là một hình thức giúp bạn quản lý tiền bạc hiệu quả. Bảo hiểm sẽ giúp bạn tích lũy được một số tiền dành cho những kế hoạch tương lai như: Mua xe, mua nhà, du học, tận hưởng cuộc sống khi về hưu.
- Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết: Trước khi mua bất cứ món đồ nào hãy dành ít phút suy nghĩ xem liệu món đồ này có cần dùng tới hay không? Nếu chưa cần thiết hãy bỏ qua.
- Sử dụng phần mềm thông minh để quản lý chi tiêu trong gia đình: Có rất nhiều App quản lý chi tiêu gia đình thông minh mà bạn có thể tải và sử dụng ngay. Các App này sẽ cho bạn biết thói quen chi tiêu và kèm lời nhắc khi chi tiêu quá nhiều đấy!
- Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng: Xem báo cáo tín dụng để biết số tiền bạn kiếm được và tiêu đi như thế nào để điều chỉnh cho thích hợp.
Ngoài ra, bạn đọc cũng cần tránh những sai lầm phổ biến trong chuyện quản lý tiền bạc gia đình như sau:
- Không chuẩn bị trước kế hoạch quản lý tài chính: Rất nhiều người cho rằng việc lên kế hoạch tài chính sẽ tốn thời gian, rắc rối hơn mà không nghĩ đến lợi ích của việc lên kế hoạch rõ ràng. Thói quen chi tiêu vô tội vạ sẽ hình thành nếu bạn không có kế hoạch quản lý tài chính ngay bây giờ.
- Trao quyền quản lý tiền bạc cho một người: Người gánh toàn bộ việc quản lý chi tiêu cho cả gia đình thường sẽ chịu nhiều áp lực. Trong khi các thành viên khác lại cảm thấy khó chịu vì không được tự chủ tài chính.
- Áp đặt thói quen chi tiêu: Việc áp đặt thói quen chi tiêu cho các thành viên một cách chi li, tính toán sẽ gây tác dụng ngược.
- Không theo dõi và quản lý chi tiêu: Sau khi lập kế hoạch, phân bổ nguồn tiền nhưng không theo dõi, quản lý thì kết quả cũng về số 0.
- Không thống nhất về thói quen và chi tiêu: Mỗi thành viên trong gia đình cần có tiếng nói và thống nhất với nhau về thói quen chi tiêu cho nhu cầu chung và riêng.
- Không phân chia trách nhiệm tài chính trong gia đình: Các thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm đóng góp tài chính.
- Không có quỹ dự phòng: Khi gặp các trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh, ốm đau… nếu không có quỹ này sẽ khiến gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
Ở trên là những thông tin chi tiết về câu chuyện quản lý chi tiêu gia đình. Kèm theo đó RedBag cũng đề xuất các phương pháp để bạn đọc lên kế hoạch quản lý tài chính gia đình tốt hơn. Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu và biết cách để cân đối thu chi, xây dựng tài chính gia đình thật tốt nhé!
Tổng hợp bởi RedBag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN