BlogTài chính cá nhânDấu hiệu trầm cảm, bạn không nên chủ quan

Dấu hiệu trầm cảm, bạn không nên chủ quan

RedBag Team 28/05/2024
Loading...
  1. 1. Trầm cảm là gì?
  2. 2. Mối nguy hại của trầm cảm
    1. 1. Ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh
    2. 2. Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc
  3. 3. Những dấu hiệu của trầm cảm
  4. 4. Cách phòng tránh trầm cảm

Gen Z - những người trẻ vừa bước vào thị trường lao động trong những năm gần đây, đang phải đối mặt với áp lực công việc, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) và những kỳ vọng cao đối với công việc. Điều này dẫn đến tỷ lệ rơi vào trầm cảm hoặc mắc phải những bệnh tâm lý khác của gen Z đang tăng đến mức đáng quan ngại.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm được hiểu là một trạng thái rối loạn tâm lý, dẫn đến việc mất đi niềm vui, sự hứng thú trong thời gian dài, hoặc thậm chí là vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Trầm cảm còn có tên gọi khác là rối loạn trầm cảm hay rối loạn trầm cảm mạnh (Major depressive disorder: MDD, hay Clinical depression). Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, dẫn đến nhiều vấn đề về cảm xúc và thể chất khác.

Mối nguy hại của trầm cảm

Rơi vào trạng thái trầm cảm cũng đồng nghĩa với việc trạng thái cân bằng tâm lý của bạn đang bị “gãy đổ”. Điều này gây ra những ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng tâm lý của từng cá nhân. Nhìn chung, có một số khía cạnh trong cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp khi một người bị rơi vào hội chứng rối loạn trầm cảm.

Ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh

Tất cả những mối quan hệ thân thiết, từ bạn bè, gia đình đến đồng nghiệp đều sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong khi bạn đang trải qua khoảng thời gian trầm cảm. Trong suốt thời kỳ trầm cảm, bạn sẽ mất dần đi hứng thú với việc dành thời gian cho những người thân yêu.

Trầm cảm là nguy cơ làm tan vỡ các mối quan hệ

Các mối quan hệ dần đi vào "bế tắc" bởi trầm cảm

“Bạn sẽ cảm thấy không còn động lực, chỉ muốn từ chối tất cả lời mời và xa lánh cả những người mà bạn thân thiết nhất. Những việc mà bạn cảm thấy yêu thích trước kia, cả những sở thích của bạn cũng không còn tạo ra bất kỳ cảm giác thú vị nào. Đó là một cuộc vật lộn, đấu tranh để bạn cố gắng tham gia vào bất kỳ hoạt động gì” - bạn S. (người từng trải qua chứng rối loạn trầm cảm) chia sẻ.

Ảnh hưởng trực tiếp đến công việc

Công việc vừa là nguyên nhân gây ra trầm cảm cũng vừa là yếu tố bị ảnh hưởng khi bạn rơi vào trầm cảm.

Khi đối mặt với trầm cảm, bạn đồng thời sẽ đối mặt với những khó khăn trong công việc, như:

- Không còn năng lượng và động lực để làm việc
- Hiệu quả công việc giảm sút
- Gặp khó khăn khi giao tiếp, kết nối với đồng nghiệp
- Mất tự tin và khó vượt qua thất bại, hoặc sai lầm trong công việc

Những ảnh hưởng tiêu cực trên có thể dẫn đến mất việc, từ đó tiếp tục tạo ra áp lực tài chính khi mất đi nguồn thu nhập. Những vòng lặp của tiêu cực, của áp lực cứ tiếp tục chồng chéo lên nhau, khiến cho bạn càng khó vượt qua tình trạng rối loạn trầm cảm của mình.

Xem thêm: Sức khỏe tinh thần liệu đã được quan tâm đúng mức?

Những dấu hiệu của trầm cảm

Những dấu hiệu của chứng rối loạn trầm cảm ở người trẻ được thể hiện qua những biểu hiện hoặc cảm xúc như:

- Cảm giác buồn bã, trống rỗng và vô vọng
- Tức giận bộc phát, khó chịu hoặc thất vọng vì những điều nhỏ nhặt, không đáng kể
- Mất hứng thú hoặc mất cảm giác thoải mái khi tham gia các hoạt động thường nhật
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều (ngủ mất kiểm soát)
- Mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng dù là đối với những việc đơn giản
- Sụt cân hoặc tăng cân đột ngột, cảm giác thèm ăn cực độ
- Lo lắng, bồn chồn
- Cơ thể phản ứng chậm, suy nghĩ và hành động đều chậm đi
- Luôn cảm giác tự trách, thấy tội lỗi về những hành động trong quá khứ
- Gặp vấn đề trong việc suy nghĩ, ghi nhớ và ra quyết định
- Thường xuyên suy nghĩ đến những hành động gây tổn thương cho bản thân
- Những cơn đau: đau đầu, đau cơ… không rõ nguyên nhân

Cách phòng tránh trầm cảm

Trên thực tế, vẫn chưa có phương pháp chính thức nào được dùng để phòng tránh bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, vẫn có một số lời khuyên bạn nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe tâm lý của mình.

- Chủ động quản lý stress, tránh xa những cảm xúc tiêu cực có tác động mạnh đến tâm lý và tự xây dựng nhận thức cá nhân cho bản thân
- Giữ mối quan hệ hài hòa với người thân và bạn bè, đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng, khó khăn, hãy tìm sự trợ giúp và chia sẻ cùng họ.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của trầm cảm để ngăn ngừa nguy cơ rơi vào trạng thái rối loạn trầm cảm mạnh (MDD).

Lời kết

Với những thông tin cung cấp ở trên về những dấu hiệu nhận biết rối loạn trầm cảm mạnh (MDD) và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống, công việc, đội ngũ RedBag mong rằng bạn đã tìm thấy lời khuyên hữu ích để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân.

Giúp người trẻ xây dựng một sức khỏe tâm lý tốt và một trạng thái tài chính cá nhân vững vàng là mục tiêu chính của RedBag.

Xem thêm: Work-life balance: Tìm sự cân bằng trong thế giới bận rộn

Xem thêm: Healing: Gen Z chữa lành sau những áp lực công việc

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN