Quản lý tài chính gia đình - Tất tần tật các cách hiệu quả! (Phần 2)
- 1. Top 3 phần mềm quản lý tài chính được sử dụng nhiều nhất
- 1. Sổ thu chi (MoneyNote)
- 2. Sổ thu chi MISA (MISA MoneyKeepper)
- 3. Money Lover
- 2. Tài chính như thế nào thì gia đình trẻ nên mua nhà, mua xe trả góp?
- 1. Mua xe
- 2. Mua nhà
Trong phần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu 5 nguyên tắc bất di bất dịch và các sai lầm thường gặp trong quản lý tài chính gia đình. Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những phần mềm được sử dụng nhiều trong quản lý tài chính cá nhân.
Top 3 phần mềm quản lý tài chính được sử dụng nhiều nhất
Theo thống kê trên App Store, dưới đây là top 3 phần mềm quản lý tài chính được tải xuống và đánh giá tích cực nhiều nhất. Bạn đọc có thể xem thêm cách quản lý tài chính cá nhân tại Link này.
Sổ thu chi (MoneyNote)
Đầu tiên là Sổ thu chi. Với 30.292 lượt đánh giá (trên App Store), Sổ thu chi đang dẫn đầu trên bảng xếp hạng.
Ưu điểm:
- Giao diện dễ thương với hơn 20 lựa chọn màu sắc
- Đơn giản, dễ dàng sử dụng. “Lần đầu có app thu chi mà mình muốn nhập thường xuyên như vậy” Đánh giá của người dùng miuv0403.
- Có báo cáo thu nhập, chi tiêu rõ ràng
- Sao lưu, xuất CSV
- Tích hợp nhiều ứng dụng thú vị khác
Nhược điểm:
- Thiếu phần khoản vay/ nợ
- Tiền cá nhân/ công việc
- Miễn phí
Sổ thu chi MISA (MISA MoneyKeepper)
Tiếp theo không thể kể đến sổ thu chi Misa, một sản phẩm của ông trùm phần mềm kế toán MISA vô cùng nổi tiếng. Với 4,7* và 29.313 lượt đánh giá, MISA chỉ đứng sau Sổ thu chi (MoneyNote), dành vị trí thứ 2.
Ưu điểm:
- Đa dạng tính năng
- Phân loại thu chi rất chi tiết
- Dễ theo dõi
- Nhắc nhở sử dụng thường xuyên
Nhược điểm:
- Không tương thích với IOS13
- Bản cập nhật bị lỗi
- Có phí sử dụng.
Money Lover
Money Lover đang rất thịnh hành ở Việt Nam. Cùng số * với ít lượt đánh giá hơn (11.180), Money Lover là ứng dụng thứ 3 mà Redbag muốn giới thiệu tới các gia đình. Đây cũng là ứng dụng quản lý chi tiêu được nhiều người sử dụng Android ưa chuộng nhất.
Ưu điểm:
- Liên kết được với tài khoản ngân hàng
- Chia sẻ được với các thành viên trong gia đình, nhóm bạn bè
- Tạo lập kế hoạch tài chính trong tương lai
Nhược điểm:
- Đồng bộ khá chậm
- Có phí sử dụng
- Liên kết ngân hàng còn lỗi
- Thông báo nhiều, gây spam
- Không có hướng dẫn sử dụng
Tài chính như thế nào thì gia đình trẻ nên mua nhà, mua xe trả góp?
Mua xe
Đây là lời khuyên dành cho gia đình muốn mua trả góp ô tô. Có 2 điều bạn cần cân nhắc khi mua ô tô trả góp.
Đầu tiên là số tiền sẵn có dành cho việc mua ô tô của bạn có lớn hơn hoặc bằng 20% giá trị chiếc ô tô không? Nếu không, hãy tạm gác lại dự định này đến khi bạn có đủ tiền. Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp cho việc này.
Tiếp theo, bạn có thể trả góp dứt điểm trong tối đa 4 năm không? Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc về chi phí phát sinh khi sử dụng ô tô như xăng xe, bảo dưỡng, bãi đỗ,...
Mua nhà
Theo CafeF, 2 nguyên tắc mà các cặp vợ chồng trẻ cần ghi nhớ trước khi bắt tay vào công cuộc mua nhà trả góp.
Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc 2 lần 50%. Cụ thể, số tiền đi vay phải nhỏ hơn hoặc bằng 50% giá trị căn nhà. Ví dụ, khi đã có tài chính khoảng 1 tỷ, bạn nên vay để mua căn nhà có giá trị tối đa là 2 tỷ.
Thứ hai, tìm kiếm một căn nhà phù hợp. Mình “không chỉ trả tiền cho nơi ở, mà họ còn nên quan tâm tới các tiện ích xung quanh. Chất lượng quản lý, chuyện ăn học chăm lo gia đình mà đỡ nhiều thời gian là khi căn hộ được đặt làm trung tâm trong một hệ sinh thái các tiện ích dịch vụ phục vụ cho cả cuộc sống. Mình trả tiền cho cuộc sống, không chỉ trả tiền cho căn hộ.” (Theo CafeF)
Khi tài chính đã vững, các cặp đôi ngại gì mà không mua nhà, mua xe!
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN