BlogTài chính cá nhânTừ A đến Z chuyện trợ cấp cho người dân mùa dịch

Từ A đến Z chuyện trợ cấp cho người dân mùa dịch

RedBag Team 20/08/2021
  1. 1. Không để ai bị bỏ lại phía sau
  2. 2. 12 chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động mùa dịch
  3. 3. Ý nghĩa cho sự ra đời của Nghị quyết 68/NQ-CP
  4. 4. Những ai được nhận trợ cấp mùa dịch theo Nghị quyết 68/NQ-CP?
    1. 1. Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
    2. 2. Người lao động bị ngừng việc
    3. 3. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
    4. 4. Người lao động đang mang thai và nuôi con dưới 6 tuổi
    5. 5. Trẻ em
    6. 6. Người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0)
    7. 7. Người phải thực hiện cách ly y tế (F1)
    8. 8. Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ
    9. 9. Hướng dẫn viên du lịch
    10. 10. Hộ kinh doanh
    11. 11. Người sử dụng lao động
    12. 12. Lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác
  5. 5. Công cụ tính mức hỗ trợ cao nhất bạn có thể nhận được theo Nghị quyết 68/NQ-CP
  6. 6. Thủ tục và cách thức nộp hồ sơ nhận trợ cấp mùa dịch
  7. 7. Hạn cuối nộp hồ sơ nhận hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP
  8. 8. Người lao động cần làm gì nếu chưa nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?
  9. 9. Giải pháp cho người dân lao động không đủ điều kiện nhận trợ cấp?
  10. 10. Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng mùa dịch
  11. 11. Hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
    1. 1. Quỹ từ thiện Bông Sen Vàng - Quỹ tư nhân được Bộ Nội Vụ cấp phép hoạt động trên cả nước
    2. 2. From Saigon to Saigon
    3. 3. Hỗ trợ làng trẻ em SOS Việt Nam
    4. 4. Tính năng Zalo Connect

Không biết khi nào cuộc sống mới trở lại bình thường? Đó là ước mong của mọi người hiện nay khi tình hình dịch bệnh vẫn còn đang phức tạp. Bởi ngoài kia vẫn còn rất nhiều người phải chật vật chống chọi với Covid-19.

Nhưng sẽ ổn, vì chính sách hỗ trợ người dân theo Nghị quyết 68/NQ-CP đã được ban hành và thực thi nghiêm túc. Dưới đây là từ A-Z các vấn đề mà bạn đang quan tâm đến việc nhận trợ cấp mùa dịch từ chính phủ. Hãy cùng RedBag theo dõi ngay nhé.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Vào thời điểm mà những phương án vaccine chỉ vừa được triển khai, đại dịch Covid-19 bỗng quay trở lại Việt Nam thêm một lần nữa. Tác động của Covid-19 khiến chúng ta đau lòng. Kinh tế đình trệ, đời sống bấp bênh, hàng nghìn người lao động mất việc làm, giảm thu nhập.

Ngoài kia, có cảnh gia đình bốn người phải ngủ lề đường vì không còn tiền đóng trọ. Đứa trẻ bú bình ngước nhìn mẹ nó dưới cái lạnh đêm khuya khiến bao người không kiềm được nước mắt. Hay cảnh gia đình ly tán khi có người bị dương tính, những đứa trẻ khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ bước lên chiếc xe còi kêu inh ỏi.

tro-cap-mua-dich-redbag-001

Thế nhưng, với sức mạnh tinh thần dân tộc, một lòng quyết tâm vượt qua đại dịch Covid-19 cùng phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Khoản trợ cấp 26.000 tỷ đồng được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Nhằm góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Vậy cụ thể Nghị quyết 68/NQ-CP đã ban hành bao gồm những chính sách nào?

>>> Quản lý tài chính cá nhân là gì

12 chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động mùa dịch

Nghị quyết 68/NQ-CP đã nêu rõ 12 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Đây cũng là mục II - Nội dung hỗ trợ trong Nghị quyết 68/NQ-CP nêu rõ những đối tượng nào được nhận trợ cấp mùa dịch. Cụ thể như sau:

Ý nghĩa cho sự ra đời của Nghị quyết 68/NQ-CP

Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát đã cho thấy sức ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt đối với đời sống kinh tế xã hội của cả nước.

Cụ thể tỷ lệ thất nghiệp 2,52% tại khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng. Một số ngành đã suy giảm trong năm 2020 nay lại tiếp tục suy giảm sâu hơn. Đặc biệt là khu vực lữ hành giảm sâu 54,8%, doanh nghiệp dịch vụ, lưu trú giảm tiếp 2,7%, khu vực vận tải giảm 0,7% và 70.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường. (Nguồn: Báo điện tử - Chính phủ VGP).

Cùng với đó, nhiều địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách từng khu vực, đóng cửa hầu hết các dịch vụ sản xuất kinh doanh. Đời sống hàng chục triệu lao động đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong tình hình đó, sự ra đời đúng lúc của Nghị quyết 68/NQ-CP về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong mùa dịch đã mang đến một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đồng thời, giúp giảm được 2/3 thủ tục, rút ngắn 2/3 thời gian so với Nghị quyết 42 năm 2020 về việc hỗ trợ người dân mùa dịch.

Đến nay, 63/63 địa phương đã ban hành kế hoạch, chủ trương và đang triển khai nghị quyết. Theo đó, nhiều địa phương đã đạt được kết quả cao. 

Với nhóm chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đã có 375 nghìn đơn vị sử dụng lao động với gần 11 triệu người lao động được giảm mức đóng kể từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022. Với tổng số tiền (tạm tính) khoảng 4.300 tỷ đồng. Như vậy, chính sách này đã hoàn thành. Tất cả người điều trị F0 và cách ly F1 đã được hỗ trợ tiền ăn kịp thời.

tro-cap-mua-dich-redbag-002

Đến nay, chính phủ cũng đã hỗ trợ được 31.348 người lao động thuộc đối tượng tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Tổng số tiền gần 62,7 tỷ đồng. Các địa phương cũng đang rà soát, thống kê để hỗ trợ các hộ kinh doanh. Đến nay, có khoảng 5.500 hộ kinh doanh tại các địa phương đã được hỗ trợ.

Về phía ngân hàng cũng đã triển khai tái cấp vốn, hoàn thiện hồ sơ và phê duyệt cho 62 hồ sơ đề nghị vay vốn. Giải ngân 50,4 tỷ đồng, hỗ trợ cho 13.577 lao động, gấp 10 lần gói 62.000 tỷ.

Với những kết quả tích cực từ việc triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP, người dân hoàn toàn có thể tin tưởng vào một ngày không xa chúng ta có thể chiến thắng đại dịch Covid-19.

Những ai được nhận trợ cấp mùa dịch theo Nghị quyết 68/NQ-CP?

Với nguyên tắc hỗ trợ phải bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Không để bị lợi dụng, trục lợi và phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện.

Do đó, mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II Nghị quyết này) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ. Không hỗ trợ cho đối tượng tự nguyện không tham gia. (Nguồn: Mục Văn bản chính sách mới - Cổng thông tin điện tử Sở tư pháp tỉnh Thanh Hóa.)

nhung-doi-tuong-duoc-tro-cap-mua-dich-redbag

Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập,... bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu để phòng, chống dịch Covid-19.

Người lao động có thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ và nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên. Tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương.

Mức hỗ trợ:

Người lao động bị ngừng việc

Người lao động đang làm việc theo chế độ HĐLĐ bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động.

Người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên. Trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc.

Mức hỗ trợ một lần: 1.000.000 đồng/người.

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập,... bị buộc chấm dứt hợp đồng lao động. Do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021. 

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức hỗ trợ một lần: 3.710.000 đồng/người.

Người lao động đang mang thai và nuôi con dưới 6 tuổi

Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II, nghị quyết 68/NQ-CP đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người.

Người lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em (chỉ hỗ trợ cho một người là cha hoặc mẹ).

Ví dụ như bạn thuộc đối tượng lao động bị ngừng việc (điểm 5 Mục II, nghị quyết 68/NQ-CP) và đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Bạn sẽ được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người khi mang thai. 1.000.000/trẻ em nếu như đang nuôi hay chăm sóc thay thế con nhỏ dưới 6 tuổi. 

Trẻ em

Trẻ em đang điều trị Covid-19 hoặc cách ly y tế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mức hỗ trợ:

Người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0)

Người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0) từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Mức hỗ trợ tiền ăn: 80.000 đồng/người/ngày.

Người phải thực hiện cách ly y tế (F1)

Người phải thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Mức hỗ trợ tiền ăn: 80.000 đồng/người/ngày.

Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ

Hỗ trợ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Mức hỗ trợ một lần: 3.710.000 đồng/người.

Hướng dẫn viên du lịch

Hỗ trợ đối với hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề, bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Mức hỗ trợ một lần: 3.710.000 đồng/người.

Hộ kinh doanh

Hỗ trợ đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19.

Mức hỗ trợ một lần: 3.000.000 đồng/hộ.

Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.

Người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.

Mức hỗ trợ: Người sử dụng lao động được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay. Để trả lương cho người lao động làm việc theo HĐLĐ và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác

Căn cứ vào điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của từng địa phương. Các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.

Công cụ tính mức hỗ trợ cao nhất bạn có thể nhận được theo Nghị quyết 68/NQ-CP

Để biết rõ số tiền trợ cấp mình được nhận là bao nhiêu? Bạn có thể nhấp chọn mục thông tin tương ứng và phù hợp với bản thân mình ở dưới đây. RedBag sẽ giúp bạn tính toán nhanh chóng và chính xác số tiền bạn được nhận, tiết kiệm kha khá thời gian cho bạn.

Lưu ý: Trong bảng này quy định:

- Đối tượng Người sử dụng lao động nhận 0 đồng do trợ cấp là lãi vay 0% không tính thành tiền

- Đối tượng F0 và F1 nhận hỗ trợ 0 đồng do miễn phí suất ăn trong khu cách ly, không tính thành tiền

Bạn có thể nhận trợ cấp tối đa 0 đồng

Thủ tục và cách thức nộp hồ sơ nhận trợ cấp mùa dịch

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc người lao động có thể đăng ký nhận tiền hỗ trợ Covid-19 qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh được hiệu quả. Đồng thời, giảm chi phí đi lại hoặc in ấn hồ sơ giấy tờ bằng giấy.

Trên điện thoại và máy tính, bạn truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bạn sẽ nhìn thấy các đối tượng nằm trong danh sách nhận tiền trợ cấp Covid-19 theo quy định. Bạn thuộc đối tượng nào thì nhấp chọn vào đối tượng đó. 

tro-cap-mua-dich-redbag-004

Trong đó, sẽ có các nội dung cần thiết cho việc nộp hồ sơ như:

Cụ thể, trong mục “Thành phần hồ sơ” theo mỗi đối tượng sẽ có yêu cầu chi tiết về các loại giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem qua các thông tin trên để nắm rõ hơn quy trình và cách thức thực hiện.

Dưới đây sẽ là hướng dẫn cụ thể với đối tượng “Người lao động ngừng việc”, những đối tượng khác bạn có thể làm tương tự theo hướng dẫn của Cổng Dịch vụ công Quốc gia nhé.

Bước 1: Nhấn chọn “Nộp trực tuyến”.

tro-cap-mua-dich-redbag-005

Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Nếu chưa có tài khoản, bạn hãy nhấn “Đăng ký”.

tro-cap-mua-dich-redbag-006

Bước 3: Bạn tiến hành điền đầy đủ thông tin người lao động như:

Lưu ý: Các ô có đánh dấu * là thông tin bắt buộc.

Bước 4: Đến mục “Thông tin hồ sơ”, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Với mỗi đối tượng khác nhau thì thành phần hồ sơ nộp cũng sẽ khác nhau. Bạn lưu ý rõ phần này để tránh thiếu sót các giấy tờ cần thiết.

Bước 5: Cuối cùng, bạn chọn “Cơ quan tiếp nhận”. Rồi nhấn “Nộp hồ sơ”.

Theo Quy trình giải quyết hỗ trợ được công bố trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong tối đa 10 ngày làm việc, kể từ lúc nộp đủ hồ sơ hợp lệ, người lao động sẽ nhận được tiền hỗ trợ.

Hạn cuối nộp hồ sơ nhận hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP

Vì một số lý do nên nhiều người dân vẫn chưa thể thực hiện nộp hồ sơ nhận tiền trợ cấp mùa dịch - Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Do đó, người dân cần lưu ý hạn cuối nộp hồ sơ để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình.

Hạn cuối nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 30/06/2022 đối với:

Hạn cuối nộp hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/01/2022 đối với:

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử - Sở tư pháp tỉnh Bắc Giang).

Người lao động cần làm gì nếu chưa nhận được tiền hỗ trợ Covid-19?

Nhiều người vẫn đang thắc mắc về việc mình đã nộp đầy đủ hồ sơ nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Vậy, người lao động cần làm gì?

Nếu như bạn đã đáp ứng đủ các điều kiện, hoàn thành thủ tục và qua thời gian giải quyết thủ tục. Nhưng vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thì bạn có thể liên hệ đến các đường dây nóng sau để được giải đáp và hỗ trợ:

Giải pháp cho người dân lao động không đủ điều kiện nhận trợ cấp?

Những ngày này, việc còn được ở nhà, làm việc và ăn uống đầy đủ đã là một sự may mắn với nhiều người. Bởi ngoài kia, còn có rất nhiều hoàn cảnh phải chạy ăn từng bữa, chật vật với việc làm sao để sống sót qua mùa dịch. Do đó, đối với họ, những khoản trợ cấp từ chính phủ như một tia hy vọng bừng sáng, giúp họ tiếp tục chống chọi với đại dịch Covid-19 đang đe dọa từng ngày.

Tuy nhiên, với một số người dân lao động không đủ điều kiện nhận trợ cấp hoặc vẫn chưa nhận được tiền? Vậy giải pháp nào dành cho họ?

Hiện nay, người dân có thể liên hệ thông qua các tổ chức, quỹ từ thiện được thành lập nhằm hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn mùa dịch. Có thể kể đến như:

Thế nhưng, với số lượng người cần được giúp đỡ cũng đang quá tải như hiện nay. Thay vì mang hoài cảm giác chờ đợi trong lo lắng, bạn có thể lựa chọn giải pháp vay vốn online khi cần gấp một số tiền để giải quyết chuyện cấp bách cho mình.

Đừng vội cho rằng vay vốn lúc này là không nên. Bởi lẽ, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính đã và đang ra sức hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất 0%. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn giải pháp vay khi cần tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, để khám và chữa bệnh khi cần.

Nhiều ngân hàng đồng loạt giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng mùa dịch

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc đồng thuận giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi vay so với lãi suất hiện hành.

tro-cap-mua-dich-redbag-007

Theo đó, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay tới 3%/năm so với lãi suất hiện hành. Đây là đợt giảm lãi lớn của MSB trong năm 2021 với tổng hạn mức gần 5.000 tỷ đồng. Nhằm hỗ trợ cho nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi và phát triển kinh doanh.

Bên cạnh đó, VietinBank cũng đã hỗ trợ cho vay với khoảng 590 nghìn tỷ đồng. Hạ lãi suất cho gần 7.500 khách hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Miễn giảm nhiều loại phí để hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn với tổng số tiền hỗ trợ trên 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có các ngân hàng khác như Agribank, Techcombank, VPBank, VIB, TPBank,... cũng đã hạ lãi suất cho vay hỗ trợ người lao động.

Để tìm hiểu thêm về các khoản vay vốn ngân hàng online dễ dàng và nhanh chóng, bạn có thể truy cập vào RedBag. Tham khảo thêm về các ứng dụng ngân hàng số, hỗ trợ vay vốn online ngay trên điện thoại với thủ tục đơn giản. Nhằm giúp hạn chế việc đi lại trong mùa giãn cách và hơn thế nữa là bảo đảm an toàn, tiện lợi cho người dùng khi giao dịch, kiểm tra lại khoản vay online.

Hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19

Tổng hợp các địa chỉ để bạn có thể san sẻ chút yêu thương cho những người đang gặp khó khăn trong mùa Covid-19.

Quỹ từ thiện Bông Sen Vàng - Quỹ tư nhân được Bộ Nội Vụ cấp phép hoạt động trên cả nước

Cách thức: Bạn có thể lựa chọn chương trình hỗ trợ theo mong muốn và đóng góp hiện kim ngay trên website chính thức của Bông Sen Vàng.

Hoặc qua:

  • Chủ tài khoản Quỹ từ thiện Bông Sen Vàng.
  • Số tài khoản: 508388 ngân hàng ACB, chi nhánh Sài Gòn.
  • Số điện thoại: 0906 805 838 (cô Châu).

From Saigon to Saigon

Dự án được thành lập nhằm chung tay quyên góp, hỗ trợ các gia đình lao động nghèo trong các khu nhà trọ đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nếu biết thông tin về các gia đình lao động nghèo đang ảnh hưởng bời Covid-19, bạn cũng có thể trực tiếp liên lạc với tài khoản FaceBook của dự án.

  • Chủ tài khoản: Nguyen Thi Cam Van.
  • Số tài khoản: 20578417 ngân hàng ACB, chi nhánh Tp.HCM.

Hỗ trợ làng trẻ em SOS Việt Nam

Hiện tại trong mùa dịch, số lượng chi phí cần để nuôi các em làng SOS tăng lên, nhưng số lượng hỗ trợ từ ngoài lại giảm đi. Do đó, làng đang rất tích cực tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho các em.

Bạn có thể đóng góp hiện kim qua:

  • Chủ tài khoản: Làng trẻ em SOS Việt Nam.
  • Số tài khoản: 1241 000 400 3067 ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm.

Tính năng Zalo Connect

Bạn cũng có thể giúp đỡ những người gần nhất quanh mình thông qua tính năng Zalo Connect tại ứng dụng Zalo. Chỉ cần nhấp vào nút “Tham gia ngay” trên banner giới thiệu về Zalo Connect tại “Nhật ký” của Zalo. Vậy là bạn có thể biết được những ai đang cần sự giúp đỡ xung quanh mình. Hoặc thông qua tính năng này bạn có thể gửi yêu cầu tiếp tế và hỗ trợ khi cần.

Nếu bạn còn có thêm thông tin gì khác về quyên góp, ủng hộ hay trợ cấp mùa dịch. Bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết này để RedBag cập nhật thêm giúp mọi người nhé.

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN