Top phần mềm, ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân, gia đình miễn phí
- 1. Vì sao cần sử dụng App quản lý chi tiêu?
- 2. Top 12 ứng dụng quản lý chi tiết tốt nhất hiện nay
- 1. Money manager
- 2. PocketGuard
- 3. HomeBudget
- 4. Mint
- 5. Spendee
- 6. Fast Budget
- 7. Timo
- 8. MoneyOi
- 9. Sổ thu chi MISA
- 10. Money lover
- 11. Sổ thu chi – MoneyNote: Quản lý chi tiêu
- 12. Money Helper
- 3. Nguyên tắc quản lý chi tiêu hiệu quả
App quản lý chi tiêu giúp quản lý tiền bạc thông minh hơn, tiết kiệm hơn. Cùng RedBag tìm hiểu ngay 12 ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân và gia đình, App thu chi miễn phí và tốt nhất!
Vì sao cần sử dụng App quản lý chi tiêu?
Các ứng dụng quản lý chi tiêu giúp người dùng tiết kiệm, đầu tư tài chính tốt hơn.
App quản lý chi tiêu được nhiều người lựa chọn sử dụng vì mang lại cho họ rất nhiều lợi ích thiết thực như sau:
- Tiện lợi, đơn giản: Các ứng dụng quản lý chi tiêu giúp người dùng phân bổ, kiểm tra tài chính ngay trên App với các thao tác đơn giản nhất. Cách làm này nhanh hơn, tiện hơn so với cách ghi chép thông thường.
- Dễ dàng quản lý dòng tiền: Không chỉ là nơi lưu trữ, App chi tiêu còn hỗ trợ người dùng quản lý dòng tiền một cách rõ ràng, hiệu quả. Điều này sẽ khác với việc quản lý dòng tiền truyền thống thông qua sổ ghi chép bằng tay.
- Phân tích thói quen chi tiêu: Các phần mềm quản lý chi tiêu hiện nay có thể phân tích, đánh giá thói quen chi tiêu của người dùng. Từ số liệu này người dùng sẽ biết khoản tiền dư, thâm hụt để điều chỉnh hành vi chi tiêu phù hợp hợp.
- Hỗ trợ liên kết đầu tư sinh lời: Hầu hết các App quản lý tài chính hiện nay đều hỗ trợ người dùng liên kết với các kênh đầu tư, tài khoản tiết kiệm để người dùng đầu tư sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi.
Với những lý do trên, App thu chi được xem là người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Còn bạn đã tải và sử dụng App này chưa? Nếu chưa hãy xem qua 12 ứng dụng tốt nhất do RedBag đề xuất nhé!
Top 12 ứng dụng quản lý chi tiết tốt nhất hiện nay
Có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý chi tiêu rất tốt.
Chỉ cần gõ “App quản lý chi tiêu” trên App Store hoặc CH Play… là người dùng nhận được hàng trăm đề xuất khác nhau. Vậy đâu là App quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? RedBag sẽ gợi ý đến bạn đọc 12 App sau đây.
Các phần mềm quản lý chi tiêu miễn phí
Trước hết chúng ta hãy điểm danh 8 App quản lý chi tiêu miễn phí có chất lượng tốt nhất, dễ sử dụng nhất hiện nay nhé! Đây là những App thu chi cá nhân hoặc cho gia đình rất dễ sử dụng.
1. Money manager
- Money Manager thực chất là ví điện tử có tính năng hỗ trợ quản lý thu chi cho người dùng. Trong năm qua, Money Manager tăng lượt tải đột biến nhờ thay đổi giao diện dễ sử dụng hơn cho các đối tượng khác nhau.
- Qua App chi tiêu này người dùng có thể lên kế hoạch tài chính cụ thể để hình thành thói quen chi tiêu khoa học học. Tất cả đều được App hỗ trợ thông qua AI nên rất nhanh gọn, đơn giản.
- Ưu điểm lớn nhất của App là hiển thị số liệu thống kê kèm biểu đồ giúp người dùng biết khuynh hướng chi tiêu để điều chỉnh, quản lý dòng tiền tốt hơn.
2. PocketGuard
- PocketGuard là App theo dõi chi tiêu uy tín có rất nhiều người dùng trên toàn thế giới, trong đó số lượng người dùng tại Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua.
- App này có liên kết với tài khoản ngân hàng, giúp người dùng quản lý thu chi hợp lý, hiệu quả hơn.
- Ưu điểm lớn nhất của App kết hợp nhiều tính năng hữu ích như thanh toán hóa đơn, lưu trữ hóa đơn và đưa ra các phân tích tài chính cụ thể.
3. HomeBudget
- HomeBudget là phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân có số lượng người dùng tăng rất nhanh trong thời gian qua. Qua App này, người dùng dễ dàng quản lý chi tiêu, theo dõi hóa đơn, nguồn tiền, số dư một cách chính xác
- App tích hợp nhiều tính năng như thông báo số dư, thông báo các nguồn tiền và đưa ra thông tin bằng biểu đồ để người dùng dễ hiểu nhất.
- Ưu điểm lớn nhất của ứng dụng là tính năng dự đoán mức độ chi tiêu và đưa ra cảnh báo cho người dùng để họ tránh “vung tay quá trán”
4. Mint
- Mint là App quản lý chi tiêu miễn phí, thông minh có kết hợp với tài khoản ngân hàng để người dùng dễ dàng thống kê thu nhập.
- Ưu điểm lớn nhất của Mint là hỗ trợ ghi chép, xuất thông tin, nhắc khoản nợ, số dư… một cách nhanh và chính xác nhất
- Mint cũng là App có tính năng cảnh báo người dùng khi họ chi tiêu nhiều, đồng thời kết hợp lời khuyên tiết kiệm hiệu quả nhất.
5. Spendee
- Spendee cũng là ứng dụng quản lý chi tiêu miễn phí mà bạn đọc có thể tải ngay bây giờ. Qua ứng dụng này, người dùng dễ dàng phân chia số tiền thành nhiều khoản riêng để theo dõi, kiểm soát.
- Ưu điểm lớn nhất của Spendee là giao diện cực đẹp, màu sắc ấn tượng, giúp người dùng dễ dàng đánh giá, so sánh chi tiêu hằng ngày.
- Ngoài ra, App này cũng hỗ trợ người dùng đánh giá tình hình chi tiêu theo từng tháng, từng quỹ để đưa ra quyết định tài chính tốt nhất.
6. Fast Budget
- Fast Budget là App quản lý chi tiêu trên iPhone hoặc bất kỳ dòng điện thoại nào khác. Ngoài ra, ứng dụng này đã có phiên bản Web giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn.
- Ưu điểm lớn nhất của App này là hỗ trợ tạo các danh mục chi tiêu theo nhu cầu cụ thể. Từ đó App đưa ra cảnh báo nếu mức chi vượt quá thu, giúp người dùng kiểm soát ngân sách tốt nhất.
- App có hỗ trợ các tính năng như so sánh chi tiêu hàng tháng, hiển thị biểu đồ số liệu để người dùng dễ dàng theo dõi, đánh giá
7. Timo
- App thu chi của Timo được xem là hũ tài chính thông minh khi hỗ trợ người dùng chia tiền vào nhiều hũ khác nhau: hũ di chuyển, hũ mua sắm, hũ ăn uống… Từ đó hỗ trợ người dùng cân đối, chi tiêu hợp lý.
- Ưu điểm lớn nhất của App chi tiêu Timo là có nhiều tính năng hỗ trợ quản lý lẫn đầu tư tài chính: Tính năng tạo quỹ tích lũy, tính năng báo cáo chi tiêu định kỳ…
8. MoneyOi
- MoneyOi là App theo dõi chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ tài chính: nhu cầu thiết yếu, đầu tư, tiết kiệm, giải trí, giáo dục, từ thiện.
- App thông minh, giao diện đẹp, dễ sử dụng với nhiều người dùng ở các độ tuổi khác nhau.
- Ưu điểm lớn nhất của App là hỗ trợ người dùng chia tiền vào từng lọ chính xác và báo cáo biến động số dư ngay lập tức. Thông qua App này người dùng dễ dàng tiết kiệm tiền, đầu tư tiền để sinh lời tốt hơn.
Các App chi tiêu có tính phí
Ngoài 8 App quản lý chi tiêu miễn phí ở trên bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm 4 phần mềm chi tiêu hàng tháng có tính phí với nhiều tính năng vượt trội hơn. Đây là những gợi ý tốt nhất cho những ai cần quản lý chi tiêu và hướng đến cuộc sống tự do tài chính trong tương lai.
Các App chi tiêu có tính phí tích hợp nhiều tính năng hơn.
9. Sổ thu chi MISA
- Sổ thu chi MISA là App quản lý chi tiêu không quảng cáo bằng tiếng Việt hỗ trợ tải và sử dụng trên mọi nền tảng
- App MISA có ưu điểm là ghi chép toàn bộ quá trình vay, thu chi và thiết laapk danh sách chi tiêu hợp lý nhất
- App hỗ trợ biểu đồ báo cáo theo thói quen tiêu dùng để giúp người dùng điều chỉnh hành vi trên thực tế
- App hỗ trợ quản lý nguồn tiền theo nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm để đầu tư hiệu quả hơn
10. Money lover
- Là App kiểm soát chi tiêu giúp người dùng quản lý thu, chi, theo dõi tình hình tài chính trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
- App hỗ trợ người dùng ghi lại các khoản chi, phân loại tài chính theo thu nhập đồng thời theo dõi thói quen, phân tích dòng tiền để nhắc nhở người dùng
- App hỗ trợ tính, so sánh theo biểu đồ thu chi hàng tháng để giúp người dùng đánh giá cách chi tiêu cá nhân.
11. Sổ thu chi – MoneyNote: Quản lý chi tiêu
- Nếu bạn muốn tải phần mềm quản lý thu chi gia đình thì Sổ thu chi – MoneyNote chính là gợi ý tốt nhất. Đến hiện tại, App này đã có hơn 1 triệu lượt tải trên toàn thế giới.
- Là App có thiết kế dễ sử dụng, người dùng không cần đăng ký tài khoản
- App hỗ trợ tạo lịch, ghi chép chi tiêu hàng ngày một cách cụ thể. Ngoài ra, App còn hỗ trợ các biểu đồ để thể hiện xu hướng mua sắm theo tuần, tháng.
12. Money Helper
- App quản lý chi tiêu có tính phí cuối cùng mà RedBag giới thiệu đó là Money Helper. Đây là App có giao diện đơn giản, dễ sử dụng cho tất cả người dùng ở mọi lứa tuổi.
- App hỗ trợ giao dịch, quản lý ví tiền một cách chính xác. Đồng thời App còn hỗ trợ các tính năng như chuyển đổi ngoại tệ, cập nhật lãi suất ngân hàng để người dùng đầu tư tiền nhàn rỗi tốt hơn
Nguyên tắc quản lý chi tiêu hiệu quả
Người dùng nên chọn App quản lý tài chính phù hợp.
Ở trên là những ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất mà bạn đọc có thể tải để sử dụng ngay. Tuy nhiên, dù có sử dụng App nào thì bạn đọc cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc quản lý chi tiêu hiệu quả như sau:
- Nguyên tắc 6 chiếc lọ: Sau khi tải App chi tiêu ở trên bạn đọc tiến hành phân chia tài chính theo 6 chiếc lọ: Lọ cần thiết 55%, tiết kiệm dài hạn 10%, quỹ giáo dục 10%, hưởng thụ 10%, tự do tài chính 10%, từ thiện 5%.
- Quy tắc 50 20 30: Là nguyên tắc quản lý tài chính theo 3 nhu cầu cơ bản nhất: Nhu cầu thiết yếu chiếm 50%, mục tiêu tài chính chiếm 20%, chi tiêu cá nhân tự do 30%.
Ở trên là 12 App quản lý chi tiêu tốt nhất mà bạn đọc có thể tải để sử dụng ngay bây giờ. Ngoài những ứng dụng quản lý chi tiêu này, trước khi tải các phần mềm quản lý chi tiêu khác bạn đọc nên tìm hiểu kỹ để tránh những App quản lý chi tiêu miễn phí lừa đảo nhé!
Tổng hợp bởi RedBag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN