Các chỉ số chứng khoán cơ bản cho nhà đầu tư mới: Cách đọc và ý nghĩa
- 1. Những điều cần biết về chỉ số chứng khoán Việt Nam
- 1. Chỉ số chứng khoán là gì?
- 2. Chỉ số chứng khoán có ý nghĩa gì?
- 3. Cách phân loại chỉ số chứng khoán
- 2. Các chỉ số chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm rõ
- 1. Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán
- 2. Một số chỉ số ngành chứng khoán khác
Các chỉ số chứng khoán như EPS, PE, ROE & ROA, P/B có ý nghĩa gì? Vì sao nhà đầu tư mới cần nắm rõ những chỉ số này trước khi đầu tư chứng khoán? Bài viết sau RedBag sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc nhé!
1. Những điều cần biết về chỉ số chứng khoán Việt Nam
Các chỉ số chứng khoán là những kiến thức cơ bản mà nhà đầu tư mới cần nắm chắc trước khi bước chân vào thị trường này. Dưới đây là định nghĩa, ý nghĩa và phân loại chỉ số chứng khoán Việt Nam.
Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh thị trường cổ phiếu. Thông thường chỉ số này sẽ được tổng hợp từ danh mục những cổ phiếu có điểm chung (cùng giao dịch ở một sở, cùng mức vốn hóa hoặc cùng ngành).
Chỉ số chứng khoán có ý nghĩa gì?
Các chỉ số chứng khoán có ý nghĩa về đầu tư hoặc để dùng phân tích, đánh giá thị trường.
Thông thường các chỉ số này sẽ được các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế hoặc nhà chính trị dùng để phân tích và đưa ra các quyết định về lệnh chứng khoán.
Chỉ số chứng khoán dùng để phân tích, đánh giá thị trường.
Cách phân loại chỉ số chứng khoán
Có nhiều cách phân loại chỉ số chứng khoán. Cụ thể, chỉ số này được phân loại dựa vào từng tính chất khác nhau như quốc gia, khu vực hoặc theo từng ngành nghề…
2. Các chỉ số chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm rõ
Ở bài viết này, RedBag sẽ giới thiệu đến bạn đọc các chỉ số chứng khoán cơ bản thường gặp trên báo chí, trong báo cáo tài chính doanh nghiệp hoặc những trang thông tin cổ phiếu.
2.1. Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán
Trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần nắm rõ 6 chỉ số cơ bản như sau.
Chỉ số EPS – Thu nhập trên một cổ phiếu
- Chỉ số chứng khoán này thể hiện lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư sẽ thu về. Có thể hiểu rộng hơn, chỉ số EPS thể hiện khả năng phát triển của doanh nghiệp - EPS càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn.
- Cách tính chỉ số EPS: EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu thường đang lưu hành.
- Theo các chuyên gia, chỉ số EPS là tiêu chí cực kỳ quan trọng để lựa chọn đầu tư cổ phiếu.
Chỉ số PE – Hệ số giá trên thu nhập
- Chỉ số PE là loại chỉ số dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi thu trên một cổ phiếu. Hiểu đơn giản hơn, ý nghĩa của chỉ số này cho nhà đầu tư biết cần bỏ ra bao nhiêu tiền để thu về lợi nhuận tương ứng.
- Chỉ số PE càng thấp thì giá cổ phiếu càng rẻ và ngược lại.
- Công thức tính chỉ số PE: P/E = Thị giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS).
- Theo các chuyên gia, chỉ số chứng khoán này hữu ích với nhà đầu tư trong việc định giá cổ phiếu để mua bán. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhớ chỉ số này chỉ mang tính chất tham khảo, không cố định.
Mỗi chỉ số chứng khoán sẽ thể hiện một thông tin khác nhau.
Chỉ số ROE – Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
- ROE là chỉ số thể hiện lợi nhuận ròng dựa trên vốn của chủ sở hữu. Hiểu đơn giản hơn, chỉ số này biểu hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra.
- Ý nghĩa của chỉ số cổ phiếu này là để nhà đầu tư so sánh các công ty cùng ngành và quyết định mua cổ phiếu của công ty tốt hơn.
- Công thức tính:ROE = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần phổ thông.
Chỉ số ROA - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
- ROA là chỉ số thể hiện lợi nhuận ròng dựa trên tài sản của chủ sở hữu cổ phiếu.
- Chỉ số này biểu hiện khả năng sinh lời trên mỗi đồng theo tài sản của công ty phát hành cổ phiếu. Và tài sản của công ty hình thành theo 2 yếu tố: vốn vay và vốn chủ sở hữu.
- Chỉ số ROA càng cao thì thể hiện công ty có lợi nhuận cao.
- Công thức tính: ROA = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản.
Chỉ số P/B – Giá / Giá trị sổ sách
- Chỉ số ngành chứng khoán P/B là chỉ số dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu và giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
- Chỉ số này thể hiện tỷ lệ thuận giữa giá thị trường của cổ phiếu và mức thu nhập trên tài sản của công ty phát hành.
- Với các nhà đầu tư chỉ số P/E giúp họ tìm được cổ phiếu giá thấp để mua và đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ đúng ở các doanh nghiệp có vốn hóa cao hoặc giá trị tài sản lớn.
- Công thức tính: P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)
Chỉ số Beta – Hệ Số Beta
- Chỉ số chứng khoán Beta được dùng để đo lường mức biến động giá và rủi ro của từng sản phẩm cổ phiếu.
- Cụ thể, trên thị trường chứng khoán chỉ số Beta cố định sẽ = 1. Nếu cổ phiếu một công ty có chỉ số Beta lớn hơn 1 thì sẽ rủi ro cao hơn. Ngược lại, nếu cổ phiếu có chỉ số Beta nhỏ hơn 1 thì ít rủi ro hơn.
2.2. Một số chỉ số ngành chứng khoán khác
Nhà đầu tư cần nắm rõ các chỉ số chứng khoán trước khi bước vào thị trường.
Ngoài các chỉ số chứng khoán quan trọng ở trên nhà đầu tư còn bắt gặp khá nhiều chỉ số khác như sau:
- Hệ số thanh khoản: Chỉ số thể hiện khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
- Chỉ số nợ D/E: Chỉ số này sẽ cho thấy tài sản của doanh nghiệp là do vay nợ hay từ vốn của chủ sở hữu.
- Cổ tức: Chỉ số thể hiện lợi nhuận mà doanh nghiệp chi trả cho các cổ đông.
- Đáy cổ phiếu: Chỉ số giúp nhà đầu tư biết những cổ phiếu giảm nhiều hoặc tăng nhiều trong thời điểm nào đó.
Các chỉ số chứng khoán sẽ cho nhà đầu tư biết nên chọn mua cổ phiếu nào để sinh lời. Tuy nhiên, để nắm rõ những chỉ số này nhà đầu tư cần khá nhiều thời gian để tìm hiểu. Hãy đăng ký tài khoản RedBag để cập nhật tin tức và kiến thức đầu tư mới nhất nhé.
>> Mời bạn đọc thêm: Các thuật ngữ trong chứng khoán
Bài viết mới nhất
Xem tất cả3 cách đầu tư tiền thông minh giúp ví lúc nào cũng rủng rỉnh
Bạn lại không muốn dành chúng cho việc chi tiêu, sắm sửa mà lại muốn có một khoản tiền lời từ số tiền tiết kiệm này. Vậy hãy để RedBag mách ngay cho bạn 3 cách đầu tư tiên thông minh và hiệu quả sau.
Bài viết đọc nhiều
Cách đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt Nam nhanh & chính xác nhất
Đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt ở đâu giá cao? Đổi tiền Thái sang tiền Việt mất bao nhiêu phí? Cập nhật tỷ giá Baht Thái hôm nay & nơi đổi tiền Baht giá tốt.
1 EUR to VND: 1 EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay?
1 Euro bằng bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Đổi 1 Euro to VND ở đâu giá cao nhất? So sánh tỷ giá mua vào/bán ra 1 Euro VND hôm nay tại các ngân hàng. Xem ngay!
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng hiện nay
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng? Đổi 30 USD to VND tại tiệm vàng có giá cao hơn không? Top địa chỉ đổi 30 Dollar to VND giá cao nhất!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN