Các chỉ số tài chính quan trọng nhất mà nhà đầu tư mới cần biết
- 1. Vai trò các chỉ số tài chính là gì?
- 2. Tổng hợp 39 chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng
- 1. Chỉ số phân tích tỷ lệ
- 2. Tỷ lệ hoạt động
- 3. Tỷ số thanh toán hiện hành
- 4. Chỉ số thanh toán nhanh
- 5. Chỉ số thanh toán tiền mặt
- 6. Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/doanh thu
- 7. Thu nhập trên cổ phần EPS
- 8. Chỉ số tài chính P/E
- 9. Chỉ số giá trị sổ sách BV
- 10. Chỉ số tài chính P/B
- 11. Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA
- 12. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần
- 13. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp
- 14. Chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
- 15. Chỉ số lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh
- 16. Hệ số nợ
- 17. Chỉ số khả năng trả lãi
- 18. Tỷ số thanh khoản
- 3. Lưu ý khi phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp
Các chỉ số tài chính là cơ sở để đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp. Với nhà đầu tư những chỉ số này cho biết nên chọn doanh nghiệp nào để góp vốn thu về lợi nhuận. Trong bài viết sau RedBag sẽ điểm qua những chỉ số tài chính quan trọng nhất.
Vai trò các chỉ số tài chính là gì?
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, các chỉ số tài chính là cơ sở để so sánh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các công ty. Với các nhà đầu tư lẫn chủ doanh nghiệp, chỉ số này giúp họ biết công ty đang phát triển như thế nào.
- Về định nghĩa, chỉ số tài chính là mối quan hệ được xác định thông qua thông tin tài chính của một doanh nghiệp nào đó. Chỉ số này là tỷ lệ giữa các số liệu tài chính với nhau nhằm mục đích so sánh, đối chiếu.
- Phân tích chỉ số tài chính là hoạt động so sánh các con số để xem doanh nghiệp đang phát triển hay suy giảm. Đây là một công cụ để các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư lẫn chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa các chỉ số trong báo cáo tài chính là cho phép so sánh các tình hình tài chính trong một doanh nghiệp theo từng giai đoạn hoặc các doanh nghiệp cùng ngành với nhau. Qua sự so sánh này sẽ biết được các thông tin như khả năng trả nợ, khả năng trả cổ tức…
- Ví dụ về chỉ số tài chính: Trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cho thấy hai con số là tổng doanh thu trong một năm và số lượng nhân viên của doanh nghiệp. Lúc này, các nhà đầu tư có thể chia tổng doanh thu cho số lượng nhân viên để có một chỉ số tài chính để tham khảo.
Chỉ số tài chính cho thấy tình hình phát triển của một doanh nghiệp.
Tổng hợp 39 chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng
Để phân tích tình hình phát triển một doanh nghiệp chúng ta cần dựa vào rất nhiều chỉ số khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư chỉ cần nắm 18 chỉ số tài chính cơ bản như sau.
1. Chỉ số phân tích tỷ lệ
- Chỉ số tài chính này dùng để phân tích định lượng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua chỉ số này chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đối chiếu các công ty cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực kinh doanh.
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Không so sánh chỉ số này với các công ty khác ngành hoặc khác lĩnh vực. Vì tỷ lệ tài chính các doanh nghiệp khác lĩnh vực kinh doanh sẽ hoàn toàn khác nhau.
- Không tập trung chỉ số này vào một giai đoạn nào đó mà cần phân tích xu hướng trong nhiều giai đoạn để biết công ty phát triển như thế nào.
2. Tỷ lệ hoạt động
- Chỉ số này dùng để đo lường xem một doanh nghiệp có sử dụng tài sản hiệu quả hay không. Qua chỉ số này nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh của công ty đó.
- Các doanh nghiệp sẽ luôn tìm cách chuyển hóa sản phẩm thành tiền mặt để tăng doanh thu. Do đó, chỉ số này luôn được các nhà đầu tư quan tâm để biết doanh nghiệp hoạt động như thế nào.
- Trong các chỉ số tài chính thì chỉ số này có thể giúp nhà đầu tư so sánh quy trình hoạt động giữa các công ty cùng một ngành. Qua đó nhà đầu tư có thể biết công ty nào nổi bật hơn để đầu tư vào.
Phân tích chỉ số tài chính giúp nhà đầu tư chọn được doanh nghiệp tốt.
3. Tỷ số thanh toán hiện hành
- Chỉ số tài chính này cho biết khả năng trả nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp dựa trên tiền mặt, hàng tồn kho… có khả thi hay không.
- Nếu chỉ số này càng cao thì doanh nghiệp đó càng có khả năng trả hết các khoản nợ ngắn hạn - tức thể hiện sự phát triển ổn định. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp thì cho thấy doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn về tài chính.
- Công thức tính: Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio) = (Tài sản ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Nếu chỉ số thanh toán hiện hành quá cao thì cũng không hẳn là tốt.Vì điều đó cho thấy công ty đang sử dụng tài sản sẵn có chưa hiệu quả.
- Nếu chỉ số thanh toán hiện hành thấp cũng không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ giải thể hay phá sản. Bởi còn rất nhiều cách để doanh nghiệp huy động vốn và phát triển mạnh mẽ hơn.
4. Chỉ số thanh toán nhanh
- Chỉ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản để trả nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho hay không.
- Theo các chuyên gia, chỉ số này thuộc một trong các chỉ số tài chính quan trọng nhất và có độ chính xác hơn chỉ số thanh toán hiện hành.
- Công thức tính: Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn ) / (Nợ ngắn hạn).
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Nếu thấy tỷ số thanh toán nhanh của một doanh nghiệp nhỏ hơn 1 thì nhà đầu tư cần xem xét cẩn thận. Vì trong trường hợp này đa số doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ ngắn hạn.
- Nhà đầu tư cũng cần so sánh chỉ số tài chính này với chỉ số thanh toán hiện hành. Nếu chỉ số này nhỏ hơn thì đồng nghĩa với thực tế tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang ở dạng hàng tồn kho.
Có khá nhiều chỉ số mà nhà đầu tư lẫn chủ doanh nghiệp cần nắm rõ.
5. Chỉ số thanh toán tiền mặt
- Chỉ số thanh toán tiền mặt cho thấy thực tế doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ nhanh hay chậm. Vì tiền mặt (và các tài sản tương đương tiền mặt) có tính thanh khoản cao hơn hẳn các tài sản khác.
- Công thức tính: Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash Ratio) = (Các khoản tiền và tương đương tiền) / (Nợ ngắn hạn).
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Chỉ số thanh toán tiền mặt ở các doanh nghiệp rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Lý do, đa số doanh nghiệp đều dùng tiền để đầu tư, không giữ tiền.
- Trên thực tế, tính khả dụng của chỉ số này tương đối hạn chế. Mặc dù phản ánh được mức thanh khoản cao nhưng với các nhà đầu tư không nên phụ thuộc chỉ số này.
6. Tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh/doanh thu
- Chỉ số tài chính dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage) cho biết khả năng tạo ra tiền mặt từ doanh thu của một doanh nghiệp như thế nào.
- Nếu chỉ số này càng cao tức doanh nghiệp càng ăn nên làm ra. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đang có vấn đề (thay đổi chính sách hoặc quản lý kém).
- Khi xem chỉ số này nhà đầu tư cần xem theo một thời gian dài để biết doanh nghiệp có thay đổi về tỷ lệ hay không. Ngoài ra, cũng cần theo dõi để biết tốc độ tỷ lệ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh như thế nào.
7. Thu nhập trên cổ phần EPS
- Trong các chỉ số tài chính trong chứng khoán thì chỉ số này cho biết hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Chỉ số này cũng rất quan trọng trong việc xác định giá của cổ phiếu hoặc dùng để tính toán chỉ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu). Ngoài ra, các nhà phân tích còn dùng chỉ số này để tính lượng vốn dùng tạo ra lợi nhuận.
- Công thức tính: EPS (Earning Per Share) = (LNST - cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / (KLCP lưu hành bình quân trong kỳ).
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Có thể tính chỉ số này bằng cách dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành theo kỳ để chính xác nhất. Hoặc nếu muốn đơn giản hơn có thể tính toán tương đối theo số lượng cổ phiếu lưu hành cuối kỳ.
- Nếu so sánh hai doanh nghiệp thấy cùng chỉ số này thì hãy ưu tiên chọn doanh nghiệp sử dụng vốn ít hơn. Bởi điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn ít hoạt động hiệu quả hơn, lợi nhuận cao hơn.
8. Chỉ số tài chính P/E
- Khi phân tích các chỉ số tài chính thì chỉ số P/E (Price to Earning ratio) cho biết hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu.
- Công thức tính: P/E = giá cổ phiếu / EPS.
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Chỉ số tài chính P/E cho thấy mức giá cổ phiếu hiện tại cao hơn mức thu nhập từ cổ phiếu bao nhiêu lần. Chỉ số này là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu giá thấp mà thị trường “quên”.
- Nếu chỉ số P/E cao thì nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào việc thu nhập từ cổ phiếu này sẽ tăng nhanh trong tương lai. Tuy nhiên, đôi khi chỉ số này cao do giá cổ phiếu đang bị thổi phồng.
9. Chỉ số giá trị sổ sách BV
- Khi phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp thì chỉ số giá trị sổ sách luôn được ưu tiên hàng đầu. Lý do, đây là chỉ số cho biết giá trị tài sản doanh nghiệp thực sự là bao nhiêu.
- Theo một cách hiểu khác, thì chỉ số này cho biết cổ đông sẽ nhận được bao nhiêu tiền nếu doanh nghiệp phá sản, giải thể.
- Chỉ số giá trị sổ sách luôn được thể hiện trong báo cáo tài chính. Chỉ số này cho nhà đầu tư biết giá trị chính xác của công ty, là số liệu được yêu thích nhất trong các chỉ số báo cáo tài chính.
- Công thức tính: BV (Book Value) = Tổng tài sản - TSCĐ vô hình - Nợ
Các chỉ số đều có giá trị để nhà đầu tư tham khảo.
10. Chỉ số tài chính P/B
- P/B (Price to Book ratio) là chỉ số để nhà đầu tư so sánh hai mức giá cổ phiếu và giá trị trên sổ sách. Chỉ số này là công cụ để nhà đầu tư tìm kiếm những cổ phiếu giá rẻ mà thị trường “bỏ quên”.
- Nếu chỉ số P/B nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đang bán cổ phần với giá thấp hơn giả trên sổ sách - tức giá trị tài sản của doanh nghiệp bị thổi phồng.
- Nếu chỉ số P/B lớn hơn 1 thì chứng tỏ công ty làm ăn khá hiệu quả và thu nhập cao.
- Công thức tính: P/B = giá cổ phiếu / (giá trị sổ sách / số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân)
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Chỉ số P/B chỉ thực sự hữu ích nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu ở các doanh nghiệp tài chính, hoặc công ty có giá trị tài sản lớn.
11. Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA
- Chỉ số tài chính này nhằm đo lường hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể, chỉ số ROA (Return On Asset) cho biết với mỗi đồng vốn thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chỉ số tài chính ROA càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều lãi từ tải sản của mình. Chỉ số này có ý nghĩa với nhà quản lý để đánh giá hiệu quả trong việc kinh doanh.
- Công thức tính: ROA = (Tổng LN sau thuế) / (Tổng tài sản).
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Chỉ số ROA giữa các doanh nghiệp khác ngành là khác nhau nên không thể so sánh.
- Khi phân tích chỉ số ROA để đầu tư thì nhà đầu tư nên chọn các doanh nghiệp cùng một ngành. Hoặc phân tích chỉ số này qua nhiều thời kỳ ở cùng một doanh nghiệp.
12. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận thuần
- Trong các chỉ số tài chính thì tỷ suất lợi nhuận thuần giúp đánh giá khả năng sinh lời trong một thời kỳ của công ty. Hay nói cách khác, chỉ số này giúp nhà đầu tư biết đâu là doanh nghiệp đang ăn nên làm ra.
- Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng kinh doanh tốt và ngược lại. Vì thế, các doanh nghiệp đều cố gắng để chỉ số này có giá trị dương (thu lớn hơn chi).
- Một doanh nghiệp nếu kiểm soát được chỉ số này sẽ giúp cải thiện được tình hình phát triển ngày một tốt hơn.
- Công thức tính: TSLN thuần = (LN sau thuế) / ( Doanh thu thuần)
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Chỉ số này rất quan trọng khi xem các chỉ số báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Vì rất nhiều báo cáo cho thấy doanh nghiệp đang có lãi nhưng lợi nhuận thuần bị âm. Lúc này, nhà đầu tư cần biết rằng công ty đang “có vấn đề”.
13. Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp
- Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Theo đó, chỉ số lợi nhuận gộp sẽ là số tiền còn lại sau khi trừ đi giá vốn.
- Chỉ số tài chính này cho biết doanh nghiệp có đang bán sản phẩm, mặt hàng tốt hay không. Chỉ số này rất có ích khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành để chọn ra doanh nghiệp tốt nhất để đầu tư.
- Công thức tính: TSLN gộp = (LN gộp) / (Doanh thu thuần)
Một số chỉ số tài chính quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm rõ.
14. Chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE
- Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số tài chính ROE (Return on Equity) phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như thời vụ kinh doanh, quy mô lẫn mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
- Công thức tính: ROE = (lợi nhuận sau thuế) / (vốn chủ sở hữu)
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Với các nhà đầu tư mới, khi so sánh chỉ số này thì cần so sánh giữa hai công ty cùng chung một ngành nghề kinh doanh. Hoặc so sánh một công ty với chỉ số bình quân của ngành nghề đó để ra con số chính xác có thể tham khảo.
15. Chỉ số lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh
- Trong các chỉ số tài chính thì chỉ số lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh rất hữu ích với chủ doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Cụ thể, chỉ số này cho biết vùng đệm giữa doanh thu và chi phí kinh doanh.
- Những doanh nghiệp có chỉ số này cao thì có khả năng phát triển vững vàng kể cả khi các chi phí kinh doanh phát sinh. Ngược lại, nếu chỉ số lợi nhuận biên thấp thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp khó khi chi phí tăng.
- Công thức tính: (Lợi nhuận sau thuế) / (Doanh thu)
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Chỉ số này khá quan trọng với nhà đầu tư mới. Bởi qua chỉ số này nhà đầu tư thấy được thực tế đâu là doanh nghiệp mạnh, phát triển bền vững để chọn. Đồng thời tránh được những nhận định chủ quan, cảm tính, theo lời đồn.
16. Hệ số nợ
- Chỉ số này bao gồm nợ dài hạn lẫn nợ ngắn hạn mà một doanh nghiệp phải trả. Chỉ số này phụ thuộc vào một số yếu tố như lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích vay của doanh nghiệp lẫn quy mô…
- Thông thường, chỉ số này ở mức 60/40 là chấp nhận được - tức 60 % là vốn vay trên tổng tài sản 100 %.
- Với chỉ số này thì các chủ nợ như ngân hàng thường yêu thích doanh nghiệp có tỷ số thấp (để có khả năng trả nợ tốt hơn). Nhưng ngược lại, cổ đông thường muốn đầu tư vào công ty có tỷ số cao (để sinh lời tốt hơn).
- Công thức tính: Hệ số nợ = (Tổng nợ) / (Tổng tài sản)
Lưu ý với nhà đầu tư mới:
- Để có chỉ số này chính xác thì nhà đầu tư cần so sánh với chỉ số bình quân của toàn ngành đó.
17. Chỉ số khả năng trả lãi
- Đây là chỉ số tài chính cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả nợ lãi đến mức nào.
- Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có khả năng trả các khoản lãi vay. Ngược lại nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì cho thấy doanh nghiệp đã vay quá khả năng trả nợ hoặc công ty không có lợi nhuận đủ lớn để trả.
- Công thức tính: Tỷ số khả năng trả lãi = (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) / (Chi phí lãi vay)
18. Tỷ số thanh khoản
- Chỉ số thanh khoản là một chỉ số tài chính được dùng rất nhiều trong việc phân tích “sức khỏe” doanh nghiệp. Đặc biệt các chủ nợ như ngân hàng luôn xem chỉ số này là ưu tiên hàng đầu để đo lường khả năng trả nợ của một doanh nghiệp.
- Khi xem chỉ số này, chúng ta cần biết rằng các ngành sẽ có tính thanh khoản khác nhau. Ví dụ một số ngành đòi hỏi tiền mặt nhiều như bán hàng tạp hóa, còn một số ngành sẽ ít cần hơn như công ty kinh doanh phần mềm. Do đó không thể so sánh hai ngành khác nhau về tính thanh khoản.
Cần so sánh các chỉ số giữa các công ty cùng một ngành nghề kinh doanh.
Ngoài 18 chỉ số tài chính quan trọng được nêu trên, để hiểu rõ về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu các chỉ số sau:
19. Hệ số EPS cơ bản
20. Tỷ lệ hiện tại
21. Tỷ lệ nợ trên tài sản
22. Tỷ lệ nợ trên vốn
23. Tỷ lệ bảo hiểm lãi suất
24. Tỷ số khả năng trả nợ
25. Tỷ suất tự tài trợ
26. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
27. Hệ số Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover)
28. Hệ số Vòng quay các khoản phải trả (Payable turnover)
29. Hệ số Vòng quay các khoản phải thu (Receivable turnover)
30. Hệ số Vòng quay tổng tài sản (Asset Turnover Ratio)
31. Hệ số Vòng quay tài sản cố định (Fixed asset turnover)
32. Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
33. Số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
34. Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Account Payable Turnover Ratio)
35. Kỳ thu tiền bình quân (Days of sales outstanding)
36. Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (Days of Sales Outstanding - DSO)
37. Kỳ chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC)
38. Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (Days of Payables Outstanding - DPO)
39. Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (Days of inventory on hand)
Lưu ý khi phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp
Phân tích chỉ số tài chính giúp nhà đầu tư đánh giá được tình hình phát triển của doanh nghiệp đó trên thị trường. Từ đây giúp nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” tìm được nơi sinh lời tốt nhất.
Tuy nhiên, khi phân tích những chỉ số này nhà đầu tư cần lưu ý những điểm như sau:
So sánh các chỉ số với từng kỳ:
- Mỗi doanh nghiệp phát triển hay bị chững lại sẽ cho thấy ở con số của từng kỳ. Lúc này nhà đầu tư cần theo dõi, so sánh các chỉ số tài chính ở những báo cáo của từng năm khác nhau.
- Việc so sánh chỉ số từng kỳ giúp nhà đầu tư hình dung được xu hướng phát triển của doanh nghiệp theo chiều ngang. Qua đây nhà đầu tư cũng biết doanh nghiệp có thực sự phát triển bền vững hay không.
So sánh các chỉ số với doanh nghiệp cùng ngành:
- Để biết doanh nghiệp nào cùng một ngành mạnh hay yếu thì cần so sánh các chỉ số với nhau. Khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành nhà đầu tư sẽ chọn được doanh nghiệp tốt hơn để sinh lời trong tương lai.
- Một số chỉ số tài chính chỉ có thể so sánh khi cùng ngành. Bởi đặc trưng từng ngành sẽ thể hiện các chỉ số khác nhau.
Chỉ số đang thể hiện tính thời kỳ hay thời điểm:
- Khi phân tích chỉ số tài chính của một doanh nghiệp nhà đầu tư cũng cần xem những chỉ số này thể hiện ở tính thời điểm hay thời kỳ. Bởi sự biến động không ngừng của các chỉ số sẽ không thể cho thấy tình hình phát triển doanh nghiệp ở góc nhìn tổng quan.
- Những chỉ số tài chính ở bảng cân đối kế toán là mang tính thời điểm. Còn những chỉ số ở báo cáo kết quả kinh doanh sẽ mang tính thời kỳ.
Bạn đọc vừa cùng RedBag điểm qua các chỉ số tài chính quan trọng và cơ bản nhất. Những chỉ số này rất quan trọng để phân tích và lựa chọn một doanh nghiệp tốt đầu tư nên hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn.
Đăng ký tài khoản RedBag để nhận nhiều thông tin hữu ích về đầu tư và kinh tế nhé.
>> Đọc thêm: Các thuật ngữ trong chứng khoán cho người mới
Bài viết mới nhất
Xem tất cả3 cách đầu tư tiền thông minh giúp ví lúc nào cũng rủng rỉnh
Bạn lại không muốn dành chúng cho việc chi tiêu, sắm sửa mà lại muốn có một khoản tiền lời từ số tiền tiết kiệm này. Vậy hãy để RedBag mách ngay cho bạn 3 cách đầu tư tiên thông minh và hiệu quả sau.
Bài viết đọc nhiều
Cách đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt Nam nhanh & chính xác nhất
Đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt ở đâu giá cao? Đổi tiền Thái sang tiền Việt mất bao nhiêu phí? Cập nhật tỷ giá Baht Thái hôm nay & nơi đổi tiền Baht giá tốt.
1 EUR to VND: 1 EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay?
1 Euro bằng bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Đổi 1 Euro to VND ở đâu giá cao nhất? So sánh tỷ giá mua vào/bán ra 1 Euro VND hôm nay tại các ngân hàng. Xem ngay!
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng hiện nay
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng? Đổi 30 USD to VND tại tiệm vàng có giá cao hơn không? Top địa chỉ đổi 30 Dollar to VND giá cao nhất!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN