17+ cách tiết kiệm điện, tiết kiệm nước hàng tháng hiệu quả nhất
- 1. Tại sao cần phải biết cách tiết kiệm điện nước?
- 2. Cách tiết kiệm năng lượng điện hằng ngày
- 1. Tắt đèn khi đi ra ngoài
- 2. Ngắt các thiết bị điện khi không dùng tới
- 3. Cách tiết kiệm điện với bình nóng lạnh
- 4. Dùng bóng đèn huỳnh quang thay đèn chiếu sáng thường
- 5. Lắp đặt vòi hoa sen có đầu dòng chảy nhỏ
- 6. Cách tiết kiệm điện tủ lạnh
- 7. Cách tiết kiệm điện máy lạnh
- 8. Sử dụng các thiết bị có cơ chế Inverter
- 9. Lắp đặt thiết bị cảm biến nhà thông minh
- 3. Cách tiết kiệm nước giúp giảm hóa đơn sinh hoạt
- 1. Tắt van nước khi không sử dụng
- 2. Kiểm tra kỹ các thiết bị vòi nước khi không sử dụng
- 3. Sử dụng máy rửa bát, máy giặt có công suất mạnh
- 4. Giảm thời gian tắm và ngâm bồn
- 5. Tiết kiệm nước bằng cách chọn tái sử dụng
- 6. Tận dụng nước mưa
- 7. Thay thế vòi xả thông thường bằng vòi phun
- 8. Hạn chế rửa trực tiếp dưới vòi nước
Cách tiết kiệm điện, cách tiết kiệm nước nào thường được áp dụng nhất? Để RedBag chỉ bạn những mẹo tiết kiệm điện, tiết kiệm nước cực hữu ích nhé.
1. Tại sao cần phải biết cách tiết kiệm điện nước?
Sử dụng điện nước là nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều thiết bị hiện đại cũng là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện, nước tăng vọt. Kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Tiết kiệm điện nước góp phần bảo vệ môi trường và giảm chi phí sinh hoạt mỗi tháng.
Mức điện tiêu thụ gia tăng nhanh chóng khiến nhiều cá nhân phải “đau đầu” với số tiền điện phải trả mỗi tháng, dẫn đến việc quản lý chi tiêu cá nhân kém hiệu quả.
Theo thống kê của Tập đoàn điện lực EVN, lượng điện tiêu dùng trung bình trong tháng 5 năm 2023 đã tăng gấp 22% so với tháng 4 năm 2023.
Tại miền Bắc, các đợt nóng gay gắt kéo dài trong tháng 6, tháng 7 thường kéo theo nhu cầu sử dụng điện, nước tăng đột biến, đặc biệt là điều hòa.
Một số bạn sinh viên chia sẻ rằng, trung bình hàng tháng ở trọ chỉ mất khoảng 300.000 tiền điện. Tuy nhiên, khi vào tháng nắng nóng khốc liệt, tiền điện đã tăng lên gấp 2-3 lần.
Nhiều hộ gia đình đông người cũng cho biết, hóa đơn tiền điện trước đây vào khoảng 1 triệu đồng, thì nay đã tăng lên đến 2-3 triệu đồng mỗi tháng.
Về lâu dài, việc sử dụng tiết kiệm điện, nước không chỉ giúp bạn giảm chi phí sinh hoạt mà còn cải thiện môi trường sống, bảo vệ tài nguyên tự nhiên.
Có rất nhiều cách tiết kiệm điện, cách tiết kiệm nước hiệu quả cho cá nhân và các hộ gia đình. Dưới đây là một số mẹo tiết kiệm điện, nước thường được áp dụng.
2. Cách tiết kiệm năng lượng điện hằng ngày
Dù bạn đang ở cùng gia đình hay thuê trọ thì những việc làm tiết kiệm điện vẫn cực kỳ cần thiết và mang lại nhiều lợi ích thiết thực về tài chính. Dưới đây là 8 giải pháp tiết kiệm điện cực kỳ hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Tắt đèn khi đi ra ngoài
Tắt điện khi không sử dụng là bước cơ bản nhất giúp bạn giảm tải chi phí hóa đơn tiền điện. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng ngoài trời thay cho việc bật điện vào ban ngày, tắt đèn khi ra khỏi nhà và chỉ bật điện trong phạm vi cần sử dụng.
Luôn tắt điện trước khi ra ngoài để tiết kiệm điện năng.
Hình thành thói quen tắt điện mỗi ngày không chỉ tránh lãng phí nguồn điện mà còn duy trì tuổi thọ lâu dài cho các thiết bị.
Ngắt các thiết bị điện khi không dùng tới
Mọi người thường có thói quen cắm sạc, hay kết nối ổ cắm tivi kể cả khi không sử dụng. Đây là một trong những hành động có thể gây tiêu tốn điện ngầm, thậm chí có thể gây ra hiện tượng cháy, nổ nguy hiểm.
Nếu không dùng đến thiết bị, hãy rút các dây sạc ra khỏi ổ cắm, ngắt các ổ điện và các thiết bị điện khi bạn ra khỏi nhà. Đây không chỉ là một biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Cách tiết kiệm điện với bình nóng lạnh
Có một điều mà không phải ai cũng biết, bật bình nóng lạnh nhiều giờ liền có thể khiến điện năng tiêu thụ nhiều hơn. Khi đó, chi phí tiền điện mỗi tháng sẽ tăng lên đáng kể và thiết bị cũng dễ hỏng khi sử dụng lâu dài.
Ngắt công tắc nóng lạnh trong khi dùng hoặc chỉ bật trước khi tắm.
RedBag khuyên bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh 10 phút trước khi dùng. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn dung tích bình phù hợp với số thành viên trong gia đình để tránh lãng phí. Đây cũng là một cách tiết kiệm điện nước hiệu quả trong mùa đông lạnh giá.
Dùng bóng đèn huỳnh quang thay đèn chiếu sáng thường
Đèn huỳnh quang có ưu điểm gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, đặc biệt tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các loại bóng đèn thông thường.
Không chỉ vậy, đèn chiếu sáng huỳnh quang cũng an toàn hơn với môi trường và có độ bền cao hơn đến 25 lần so với các loại đèn sợi đốt.
Lắp đặt vòi hoa sen có đầu dòng chảy nhỏ
Việc sử dụng vòi hoa sen thay cho bồn tắm lớn là cách tiết kiệm điện nước thông minh mà ít người để ý.
Nếu lắp đặt dạng vòi sen có đầu dòng chảy nhỏ, bạn có thể tiết kiệm nước tới 10 lít nước/ phút. Đây cũng là một mẹo giúp các hộ gia đình giảm từ 25-50% hóa đơn tiền nước mỗi tháng.
Các đầu sen nhỏ sẽ tiết kiệm một lượng lớn nước khi tắm.
Đặc biệt, sử dụng nước nóng với vòi hoa sen cũng là một trong những cách tiết kiệm điện hiệu quả. Vòi nước nhỏ giảm bớt lưu lượng nước và áp suất khi sử dụng. Nhờ đó bạn vẫn có thể tắm thoải mái mà không cần lo sợ tiêu tốn nhiều nước hay điện năng.
Cách tiết kiệm điện tủ lạnh
Tủ lạnh là vật dụng cực kỳ quen thuộc trong mọi căn hộ. Có nhiều cách dùng tủ lạnh tiết kiệm điện mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Không đóng mở thiết bị liên tục.
- Đặt tủ lạnh ở vị trí thoáng mát, tránh đặt ở nơi ẩm thấp. Nên kê tủ cách khoảng 10-15cm so với tường.
- Tránh đặt món ăn còn nóng vào tủ lạnh. Việc này sẽ khiến tủ phải sử dụng công suất lớn hơn để làm lạnh thực phẩm.
- Tủ lạnh cũng rất dễ hỏng nếu bạn đặt cất giữ thực phẩm nóng thường xuyên.
- Không để tủ lạnh trống rỗng, nhưng cũng không nên để quá nhiều thực phẩm khiến tủ mất nhiều thời gian để giữ lạnh.
- Chỉnh nhiệt độ phù hợp đối với từng ngăn.
- Kiểm tra các gioăng cao su để đảm bảo tủ lạnh luôn được đóng kín.
Cách tiết kiệm điện máy lạnh
Cài đặt chế độ tiết kiệm để dùng máy lạnh một cách hiệu quả.
Dùng điều hòa như thế nào để tiết kiệm nhất là điều mà rất nhiều người dùng quan tâm. Sau đây là những cách dùng điều hòa tiết kiệm điện có thể bạn chưa biết:
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Nhiệt độ lý tưởng khi bật điều hòa là 26 độ C. Việc bật nhiệt độ quá thấp sẽ khiến thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mà lại không hiệu quả.
- Bật chế độ Auto: Chế độ Auto là một chế độ tiết kiệm điện điều hòa được khuyên dùng. Bạn có thể tự động tùy chỉnh nhiệt để tạo sự thoải mái, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
- Bảo dưỡng điều hòa định kỳ: Vệ sinh bộ lọc và kiểm tra điều hòa thường xuyên sẽ giúp thiết bị làm lạnh nhanh hơn và bền bỉ hơn.
- Sử dụng rèm cửa: Rèm cửa có khả năng giữ nhiệt ổn định cho căn phòng và giảm áp lực đặt lên điều hoàn.
- Dùng quạt trần: Quạt trần có thể phân phối không khí lạnh, giảm bớt việc sử dụng điều hòa ở mức cao.
Sử dụng các thiết bị có cơ chế Inverter
Một trong những cách tiết kiệm điện, cách tiết kiệm nước phổ biến là mua sắm các thiết bị có công nghệ Inverter. Công nghệ này đang được ứng dụng để sản xuất rất nhiều loại thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa,...
Những sản phẩm được trang bị công nghệ Inverter đều có mức độ tiêu thụ điện thấp hơn nhiều so với sản phẩm không có cơ chế này.
Công suất tiêu thụ được kiểm soát để giảm tối đa hao phí điện năng. Từ đó tiết kiệm điện trong hộ gia đình hiệu quả, đặc biệt trong những ngày hè đỉnh cao nắng nóng.
Lắp đặt thiết bị cảm biến nhà thông minh
Trong những năm gần đây, thiết bị nhà thông minh rất được ưa chuộng bởi khả năng kết nối với Smartphone chỉ với Wifi.
Các thiết bị Smart Home giúp bạn kiểm soát được lượng điện nước tiêu thụ.
Sản phẩm thông minh này có khả năng tự động tắt/khởi động thiết bị điện. Không chỉ vậy, các thiết bị này còn giúp bạn theo dõi tình hình tiêu thụ điện và tính toán số tiền bạn cần trả trong hóa đơn tháng tới.
3. Cách tiết kiệm nước giúp giảm hóa đơn sinh hoạt
Tắt van nước khi không sử dụng
Giống như cách tiết kiệm điện ở trên, việc tắt van nước khi không sử dụng cũng là một cách giảm chi phí tiền nước nhanh chóng mà đơn giản.
Kiểm tra và ngắt các van nước sau khi đã sử dụng xong.
Thực tế, có rất nhiều người vẫn đang lãng phí nước bằng cách để xả vòi nước khi đánh răng hoặc trong khi thoa xà phòng rửa tay.
Cách tiết kiệm nước mỗi tháng là bạn nên hình thành thói quen tắt các van nước khi không dùng đến. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và theo dõi đồng hồ nước để tính toán mức dùng phù hợp.
Kiểm tra kỹ các thiết bị vòi nước khi không sử dụng
Trường hợp rò rỉ và thất thoát nước thường xảy ra khi đường ống bị vỡ hoặc do người dùng quên không khoá vòi. Do đó, để tránh phung phí lượng nước sinh hoạt hằng ngày, bạn cần kiểm tra cẩn thận các khóa van nước trước khi ra ngoài.
Kiểm tra và bảo dưỡng các đường ống để tránh nứt, vỡ.
Hệ thống ống nước sử dụng quá lâu có thể gây ra hiện tượng nứt, vỡ và dễ tích tụ vi khuẩn, virus độc hại, cặn bẩn. Vì vậy, bạn nên sục rửa và kiểm tra đường ống nước thường xuyên để bảo vệ nước sạch không bị ô nhiễm.
Sử dụng máy rửa bát, máy giặt có công suất mạnh
Lựa chọn máy giặt, máy rửa bát công suất lớn cũng là một cách tiết kiệm nước hiệu quả. Thay vì chia việc rửa bát hay giặt đồ thành nhiều lần trong ngày, hãy sử dụng thiết bị lớn để chỉ phải dọn dẹp một lần duy nhất.
Dùng máy rửa bát hiệu suất lớn để giảm tối đa số lần làm sạch bát, đũa.
Thông thường, bạn sẽ sử dụng nước nóng để loại bỏ dầu mỡ trên bát đĩa. Vì vậy, việc rửa một lần duy nhất cho tất cả số bát đĩa cũng là một cách tiết kiệm điện, cách tiết kiệm nước hữu ích và lâu dài.
Bên cạnh đó, việc chọn máy giặt phù hợp cũng là vấn đề cần cân nhắc. Để giảm tiền điện nước phải trả, bạn nên mua thiết bị giặt máy có tính năng tuỳ chọn mực nước, nhiệt độ, thời gian giặt, vắt,…
Giảm thời gian tắm và ngâm bồn
Thời gian tắm quá lâu cũng là nguyên nhân khiến số khối nước tăng lên hàng tháng. Mỗi lần tắm bồn có thể tốn đến 30-50 lít nước. Vì vậy, việc sử dụng vòi sen thay cho bồn tắm, hoặc giảm thời gian tắm sẽ là cách tiết kiệm nước hiệu quả.
Tiết kiệm nước bằng cách chọn tái sử dụng
Nước sạch đã sử dụng để vo gạo, rửa thực phẩm, giặt quần áo hay nước thải từ máy lọc có thể tái sử dụng để rửa sân, lau sàn, tưới cây hoặc dự trữ.
Lượng nước sạch được tận dụng sẽ giúp bạn giảm hóa đơn tiền nước hàng tháng. Do đó, đây được coi là một trong những cách tiết kiệm nước trong gia đình nên được áp dụng.
Tận dụng nước mưa
Tận dụng nước mưa để tưới cây hoặc dự trữ nước sinh hoạt.
Nước mưa thường không được sử dụng để nấu nướng hoặc uống trực tiếp do thành phần chứa nhiều Axit và tạp chất bẩn. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước mưa để phục vụ việc tưới cây, lau sàn, rửa xe để tiết kiệm chi phí.
Thay thế vòi xả thông thường bằng vòi phun
Giống như vòi hoa sen, sử dụng các đầu vòi phun cho bồn rửa cũng là cách tiết kiệm điện nước đáng kể so với vòi nước thường. Các tia nước nhỏ được xả với áp suất vừa phải và dễ chịu, đủ để làm sạch mà không gây lãng phí điện nước.
Hạn chế rửa trực tiếp dưới vòi nước
Một trong những cách dễ làm lãng phí nước nhất chính là thói quen rửa trực tiếp dưới vòi nước đang xả. Bạn có thể tiêu tốn dư thừa hàng chục lít nước mỗi ngày nếu vẫn duy trì thói quen này.
Thay vì rửa hoa quả, bát đũa trực tiếp dưới van nước, bạn nên xả nước vào bồn rửa để làm sạch hết những đồ cần thiết. Đây cũng là biện pháp tiết kiệm nước hiệu quả dù là ở công ty, ở trọ hay trong gia đình.
Không nên rửa trực tiếp mà hãy xả nước trong bồn để tiết kiệm hơn.
Bạn nhất định sẽ bất ngờ rằng, việc rửa đồ trong chậu không chỉ giúp bạn tiết kiệm được đến 100 lít nước mỗi ngày, mà còn loại bỏ chất bẩn tốt hơn so với cách rửa trực tiếp.
Trên đây là 17 cách tiết kiệm điện, cách tiết kiệm nước hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể bắt tay ngay vào thực hiện vô cùng đơn giản và dễ dàng. Cùng đón đọc các mẹo tiêu dùng khác với RedBag trong các bài viết tới nhé.
Tổng hợp bởi RedBag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN