7 Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, đơn giản nhất
- 1. Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?
- 1. Có các loại chi tiêu cá nhân nào?
- 2. Các khoản chi tiêu cá nhân cố định
- 3. Các khoản chi tiêu cá nhân không cố định
- 2. Những sai lầm trong chi tiêu cá nhân
- 1. Mua sắm không có kế hoạch
- 2. Bảo thủ với cách quản lý truyền thống
- 3. Hiểu sai về tiết kiệm
- 3. 7 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất
- 1. Tiết kiệm trước - chi trả sau
- 2. Quản lý chi tiêu theo tỷ lệ 50/30/20
- 3. Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với quy tắc 6 chiếc lọ
- 4. Phương pháp quản lý chi tiêu 10/20/70
- 5. Cách tiết kiệm tiền bằng phong bì
- 6. Quản lý chi tiêu bằng sổ tay Kakeibo như người Nhật
- 7. Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân chi tiêu 9-1 của người Do Thái
- 4. Cách chi tiêu cá nhân thông minh qua App
- 5. Các bước để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
- 6. 4 Khoản tiết kiệm cần có trong quản lý chi tiêu cá nhân
Quản lý chi tiêu cá nhân là gì? Làm cách nào quản lý chi tiêu cá nhân tốt nhất? Tìm hiểu ngay các thông tin về chi tiêu cá nhân và phương pháp quản lý hiệu quả nhất!
1. Quản lý chi tiêu cá nhân là gì?
Biết cách quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn chủ động tài chính hơn
Quản lý chi tiêu cá nhân là cách phân bổ, sắp xếp nguồn thu nhập thành những khoản chi tiêu hợp lý. Nói cách khác, quản lý chi tiêu là việc mỗi cá nhân tự lên kế hoạch để theo dõi, đánh giá, điều chỉnh các khoản chi tiêu trên thực tế.
Tùy vào mỗi người mà quá trình quản lý chi tiêu được thực hiện hàng ngày, tháng tháng hoặc hàng năm. Trong đó, phổ biến nhất là cách quản lý tài chính cá nhân theo tháng dựa vào số tiền lương cố định.
Có các loại chi tiêu cá nhân nào?
Để có thể quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu rõ các loại chi tiêu và phân lọai chúng là cách đầu tiên chúng ta cần làm.
Chi tiêu được chia làm hai loại là chi tiêu cố định và không cố định, phân biệt và nắm rõ hai loại chi tiêu này sẽ là bước đầu để bạn có thể điều chỉnh kế hoạch chi tiêu duy trì ổn định hay tăng giảm như thế nào nhằm đạt mục tiêu tài chính của mình.
Đặc điểm | Chi tiêu cố định | Chi tiêu không có định |
Khái niệm | Chi tiêu cố định là số tiền mà bạn phải chi trả cho các dịch vụ trong cuộc sống theo mốc thời gian cụ thể và lặp lại đều đặn. | Chi tiêu không cố định là các khoản chi bạn không thể tính toán chính xác bao nhiêu và khi nào cần chi trả. |
Ví dụ | Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền truyền hình cáp, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền 3G, tiền gia vị nấu ăn, tiền dầu gội, bột giặt,... | Tiền mua sắm quần áo, tiền khám bệnh, tiền sửa xe, tiền mua sách, tiền du lịch, tiền đi cafe bạn bè, tiền mừng đám cưới - sinh nhật,... |
Mức độ thay đổi | Không đáng kể theo từng kỳ như kỳ tháng, tuần,... và bạn có thể tính được khi lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân. | Hoàn toàn không thể lường trước vì nó phụ thuộc vào nhu cầu mỗi tháng, quyết định của cá nhân cũng như các yêu tố thiên nhiên, môi trường, công việc,... |
Các khoản chi tiêu cá nhân cố định
RedBag liệt kê các khoản chi tiêu cá nhân cố định thường gặp và tiêu tốn phần lớn tiền của bạn.
1. Chi tiêu hàng ngày
- Thực phẩm và đồ uống: là khoản chi tiêu bắt buộc để duy trì sự sống, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà khoản tiền ăn uống khác nhau. Thực phẩm hàng ngày có thể kể đến thức ăn tươi, đông lạnh, các sản phẩm được chế biến sẵn và đồ uống. Bên cạnh đó, chi phí này còn được tính khi mà bạn ăn ở nhà hàng, quán café.
- Giao thông và đi lại, liên lạc: bao gồm tiền xăng dầu, phí gửi xe, vé xe buýt, tiền đi taxi, tiền điện thoại, tiền đăng ký 3G,…
- Dịch vụ hàng ngày: giặt sấy, vệ sinh nhà cửa, quét dọn, lau chùi, bảo dưỡng...
2. Chi tiêu cho chỗ ở
- Tiền thuê nhà hoặc tiền đang trả góp mua nhà
- Tiền điện, nước, gas
- Tiền internet và truyền hình cáp
3. Chi tiêu cho giao dịch tài chính
- Chi phí ngân hàng: gồm phí thông báo qua tin nhắn, phí quản lý tài khoản ngân hàng, phí thường niên thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ, và các khoản phí dịch vụ ngân hàng khác bạn sử dụng.
- Tiền trả nợ: gồm các khoản như tiền trả góp vay ngắn hạn, trả góp mua sắm, tiền quẹt thẻ tín dụng, …
Các khoản chi tiêu cá nhân không cố định
1. Chi tiêu y tế
- Tiền bảo hiểm y tế: đóng tiền bảo hiểm hàng tháng hoặc hàng năm cho bản thân và gia đình trong trường hợp không có BHYT do công ty/ Nhà nước đóng cho.
- Thuốc men và dịch vụ y tế khác: khám bệnh, chi phí điều trị, mua thuốc, chăm sóc sức khỏe răng miệng và các dịch vụ y tế khác.
2. Chi tiêu giáo dục
- Học phí hoặc các khoản tiền đóng trong trường: chi phí học tập, học phí hàng tháng hoặc học kỳ, tiền học thêm, quỹ lớp, các khoản phí cần đóng trong trường.
- Sách giáo trình và vật phẩm học tập: mua sách, tài liệu, vật liệu và thiết bị cần thiết.
3. Chi tiêu giải trí và vui chơi
- Xem phim, điện ảnh, sự kiện văn hóa: mua gói dịch vụ xem phim bản quyền, xem phim rạp, liveshow âm nhạc, xem các buổi biểu diễn nghệ thuật, đi tham quan các sự kiện văn hóa và còn tùy vào sở thích của mỗi người.
- Du lịch và nghỉ dưỡng: là các chi phí đi du lịch, nghỉ ngơi, thuê khách sạn và các hoạt động giải trí khác.
- Đồ dùng cá nhân, quần áo, mỹ phẩm: khoản chi tiêu này tùy theo nhu cầu của mình mà bạn có thể chi tiêu cho việc mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, đồ đi tiệc và các đồ dùng khác.
4. Chi tiêu cho gia đình và người thân
- Quà tặng: quà tặng sinh nhật, đám cưới, đầy tháng, thôi nôi, kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm ngày yêu nhau, quà chia tay đồng nghiệp,...
- Tiền phụ cấp cho gia đình, người thân: khoản tiền bạn hỗ trợ gia đình hoặc phụ cấp cho người thân.
5. Tiết kiệm và đầu tư
- Tiền tiết kiệm hàng tháng: đây là khoản tiền quan trọng phải có hàng tháng để tạo dựng quỹ tiết kiệm và thực hiện mục tiêu tài chính của bạn.
- Đầu tư: khi có khoản tiền nhàn rỗi không có khả năng sử dụng trong ít nhất 6 tháng tới, bạn có thể dùng để đầu tư chứng khoán, chứng chỉ quỹ, mua đất, bất động sản, vàng, ngoại tệ,... để tiền tạo ra nhiều tiền hơn cho bạn.
6. Các khoản chi tiêu khác
- Bảo hiểm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cho ô tô, nhà cửa, người thân và bất kỳ lĩnh vực nào khác.
- Chi tiêu cho vật nuôi cưng: mua thức ăn, phụ kiện, dịch vụ y tế, ...
- Các khoản chi tiêu cá nhân khác: phục vụ sở thích riêng như mua đồ chơi, tham gia các hoạt động trải nghiệm, từ thiện, …
Bạn hãy lưu ý rằng, danh sách kể trên chỉ gồm các loại chi tiêu cá nhân phổ biến, phân bổ số tiền cho các mục như thế nào sẽ khác nhau, do mỗi người có mục tiêu tài chính và mục ưu tiên riêng.
2. Những sai lầm trong chi tiêu cá nhân
Nếu chi tiêu không hợp lý chúng ta dễ mắc vào bẫy nợ nần
Trước khi tìm hiểu các cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả chúng ta cùng điểm lại những sai lầm thường gặp trong việc chi tiêu hàng ngày. Đây là các sai lầm phổ biến khiến tài chính cạn kiệt và không thể thực hiện các dự định trong tương lai.
Mua sắm không có kế hoạch
- Rất nhiều người chi tiêu cá nhân theo cách ngẫu hứng: Thấy gì thích là đặt mua ngay. Cách chi tiêu không kế hoạch này dễ tạo thành thói quen tài chính xấu, đặc biệt ở thời điểm các kênh bán hàng rất biết cách “gợi ý mua hàng”.
- Mua sắm không kế hoạch qua thẻ tín dụng càng dễ khiến chúng ta vung tay quá trán, số tiền tiêu vượt quá số tiền thu nhập hàng tháng
- Mua sắm không kế hoạch dễ khiến chúng ta rơi vào cảnh nợ nần và không sử dụng hết những món đồ mua theo ngẫu hứng.
Bảo thủ với cách quản lý truyền thống
- Cách quản lý chi tiêu cá nhân truyền thống là ghi chép, thống kê và so sánh các khoản thu chi. Tuy nhiên cách làm này không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
- Quản lý chi tiêu hiện đại phải kết hợp với việc đầu tư sinh lời. Có nghĩa, bạn cần biết cách chi hợp lý nhưng cũng biết cách để tiền nhàn rỗi sinh lời, tăng thu nhập cho bạn.
Hiểu sai về tiết kiệm
- Trên thực tế, tiết kiệm không chỉ có nghĩa là cất giữ tiền mà còn là cách để chúng ta bảo vệ, tăng số tiền từ khoản này.
- Có rất nhiều cách để tiết kiệm: Gửi ngân hàng, gửi các tổ chức tài chính, gửi người thân…
7 cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất
Học cách chi tiêu tiết kiệm theo lời khuyên từ các chuyên gia
Làm cách nào quản lý chi tiêu cá nhân tốt? Có rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng theo RedBag bạn đọc nên tham khảo 7 cách tốt nhất do các chuyên gia tài chính đề xuất như sau.
Tiết kiệm trước - chi trả sau
- Tiết kiệm trước - chi trả sau có nghĩa là hàng tháng bạn cần tính toán số tiền tiết kiệm trước khi tính đến số tiền cần chi tiêu. Điều này sẽ giúp chúng ta có một khoản tiết kiệm cố định, không bị hao hụt so với cách sống “tiêu trước, tiết kiệm sau”.
- Mỗi tháng bạn nên trích khoảng 10% thu nhập để tiết kiệm. Số tiền còn lại bạn có thể tiêu, đầu tư hoặc dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Quản lý chi tiêu theo tỷ lệ 50/30/20
- Quy tắc này khuyên chúng ta dùng chia thu nhập theo 3 phần: 50%, 30% và 20%.
- 50% để chi tiêu các nhu cầu thiết yếu: điện, nước, ăn uống, tiền nhà…; 30% để dùng làm chi phí linh hoạt như tiền mua sắm, giải trí, đi đám cưới…; 20% để tích lũy, trả nợ và đầu tư.
Quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả với quy tắc 6 chiếc lọ
Quy tắc tài chính 6 chiếc lọ là cách chúng ta chia thu nhập vào 6 phần với % khác nhau. Cụ thể quy tắc này hướng dẫn như sau:
- Lọ nhu cầu thiết yếu (55%): Lọ ngân sách để chi trả các khoản tiền như ăn uống, nhà cửa, điện nước…
- Lọ tiết kiệm dài hạn (10%): Lọ ngân sách nhằm tạo quỹ dự phòng
- Lọ tự do tài chính (10%): Lọ ngân sách dùng để đầu tư, tăng thu nhập
- Lọ giáo dục (10%): Lọ ngân sách dùng để đầu tư phát triển bản thân
- Lọ hưởng thụ (10%): Lọ ngân sách dùng để đi du lịch, mua sắm…
- Lọ từ thiện (5%): Lọ ngân sách dùng để đóng góp vào các hoạt động xã hội
Phương pháp quản lý chi tiêu 10/20/70
Đây là phương pháp chi tiêu cá nhân được đúc kết từ 3 quy tắc trên. Cụ thể, theo quy tắc này bạn đọc cần chia thu nhập vào 3 phần sau:
- Quỹ dự phòng 10%: Là quỹ tiết kiệm để phòng các trường hợp khẩn cấp như thất nghiệp, dịch bệnh, ốm đau…
- Quỹ phát triển bản thân 20%: Là quỹ để bạn đầu tư kiến thức, kỹ năng và tạo dựng các mối quan hệ cho công việc…
- Quỹ chi tiêu thiết yếu 70%: Là quỹ để chi tiêu vào các nhu cầu thiết thực trong cuộc sống như ăn uống, trả tiền điện nước, tiền nhà, tiền xăng xe…
Cách tiết kiệm tiền bằng phong bì
Đây là cách quản lý chi tiêu cá nhân từng rất nổi trên mạng xã hội. Theo cách này bạn đọc sẽ chia tiền vào từng phong bì theo từng mục đích và chỉ được phép tiêu theo đúng giới hạn số tiền có trong phong bì. Các bước quản lý chi tiêu theo cách này như sau:
- Liệt kê đầy đủ các khoản chi tiêu cần thiết mỗi tháng và ghi trên từng chiếc phong bì (ví dụ phong bì tiền ăn, phong bì tiền điện, phong bì tiền xem phim…)
- Rút tiền rồi chia và đựng trong từng chiếc phong bì ghi sẵn.
- Chỉ tiêu đúng số tiền trong phong bì đã đựng. Tuyệt đối bạn không được rút tiền từ phong bì khác bù quà.
Quản lý chi tiêu bằng sổ tay Kakeibo như người Nhật
Đây là cách quản lý chi tiêu bằng việc ghi lại chi tiết tất cả những hoạt động chi tiêu, tiết kiệm trên sổ tay. Lưu ý, cách làm này cần thực hiện trên sổ tay thay vì phần mềm máy tính, điện thoại để tránh tình trạng sao nhãng, không tập trung và có thêm thời gian suy ngẫm về tài chính nhé.
Bạn đọc có thể áp dụng cách làm này của người Nhật theo các bước sau:
- Chuẩn bị sổ, bút và ghi tất cả khoản chi tiêu sẽ chi trong tháng
- Ước tính số tiền có thể dành tiết kiệm và ghi chi tiết vào sổ
- Phân chia thu nhập theo các nhóm như các quy tắc ở trên
- Cam kết thực hiện đúng số tiền đã chia theo các nhóm này
- Tổng kết sổ Kakeibo hàng tháng, ghi rõ các khoản chi chưa phù hợp hoặc chưa cần thiết để điều chỉnh vào tháng sau
Phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân chi tiêu 9-1 của người Do Thái
Nếu bạn đọc chưa biết làm cách nào quản lý tài chính cá nhân tốt thì có thể áp dụng ngay phương pháp 9-1 của người Do Thái.
- Phương pháp này rất đơn giản với quy tắc: Các khoản chi tiêu không vượt quá 90% thu nhập. Hoặc đơn giản hơn là, mỗi tháng hãy dành ít nhất 10% thu nhập để tiết kiệm và tuyệt đối không tiêu số tiền này.
Như vậy, với 7 cách quản lý chi tiêu trên bạn đọc có thể chọn ra một cách làm phù hợp nhất. Hoặc từ những cách này bạn có thể thay đổi một vài hạng mục để phù hợp hơn với thực tế của bản thân nhé.
4. Cách chi tiêu cá nhân thông minh qua App
Sử dụng các App chi tiêu để biết con số chi tiêu hàng tháng cụ thể
Ngày nay có rất nhiều App quản lý chi tiêu mà bạn đọc có thể tải, sử dụng nhằm hỗ trợ tốt hơn trong việc quản lý tài chính.
Thông qua các App này bạn đọc có thể dễ dàng quản lý dòng tiền, phân bổ và kiểm tra tài chính một cách nhanh chóng. Ngoài ra các App còn cập nhật nhiều tính năng hữu ích như: nhắc nhở khi chi tiêu quá hạn, hiển thị biểu đồ so sánh mức chi tiêu theo tháng/quý/năm…
5. Các bước để quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
Dưới đây là gợi ý 5 bước xây dựng quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả nhất mà bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng ngay:
- Bước 1: Xác định ngân sách: Là bước mà bạn cần ghi lại đầy đủ, chi tiết các khoản thu nhập trong tháng bao gồm thu nhập chủ động lẫn thụ động
- Bước 2: Phân bổ chi tiêu theo phương pháp: Bạn chọn ra cách quản lý chi tiêu thích hợp nhất theo 7 gợi ý ở trên
- Bước 3: Tính toán dự tính chi cho hiện tại: Tính và ghi rõ số tiền cần chi cho mỗi nhóm theo từng cách quản lý
- Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi và kế hoạch: Hãy so sánh giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2. Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi hoặc cắt giảm các khoản chi không cần thiết.
- Bước 5: Tuân thủ nguyên tắc và linh hoạt thay đổi phù hợp: Luôn tuân thủ quy tắc đặt ra để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên bạn cũng nên linh hoạt khi cần thay đổi từng khoản chi tiêu khác nhau.
4 Khoản tiết kiệm cần có trong quản lý chi tiêu cá nhân
Dù chọn cách quản lý chi tiêu cá nhân nào thì bạn đọc cũng nên dành chi phí cho 4 khoản tiết kiệm cần thiết như gợi ý sau.
- Quỹ khẩn cấp: Là quỹ dành cho những trường hợp bất khả kháng (dịch bệnh, thất nghiệp, ốm đau…) nằm giúp bạn sống ổn và vượt qua khó khăn.
- Quỹ hưu trí: Là quỹ để phòng khi về già, không còn sức lao động. Qua quỹ này sẽ giúp bạn an tâm sống trong hiện tại
- Quỹ ngắn hạn: Là quỹ trong vòng 6 tháng đến 3 năm nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó như mua xe, sinh con…
- Quỹ dài hạn: Là quỹ trong khoảng thời gian 7 năm trở lên để tích lũy nhằm thực hiện mục tiêu lớn hơn như mua nhà, đi định cư, nghỉ hưu sớm…
Hy vọng rằng qua bài viết này đã giúp bạn đọc có góc nhìn rõ hơn về quản lý chi tiêu cá nhân. Bạn có thể chọn một trong những phương pháp quản lý theo gợi ý ở trên hoặc linh hoạt điều chỉnh từng hạng mục để phù hợp hơn với thực tế bản thân nhé!
Tổng hợp bởi www.redbag.vn
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN