Kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình giúp vợ chồng hạnh phúc
Dù tiền bạc không phải là tất cả để giúp gia đình bạn hạnh phúc trọn vẹn. Nhưng không vì thế mà chúng ta phủ nhận vai trò của việc quản lý tiền bạc trong gia đình. Biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ giúp vợ chồng bạn gắn bó và hạnh phúc dài lâu. Vì vậy, hãy để RedBag mách bạn những kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình hữu hiệu sau đây.
3 sai lầm phổ biến trong chuyện quản lý tiền bạc gia đình
Không chuẩn bị trước kế hoạch quản lý tài chính
“Ôi! Tại sao phải có kế hoạch tài chính rõ ràng? Thật phiền phức”. Đó là suy nghĩ của nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay khi cho rằng việc chuẩn bị một kế hoạch quản lý chi tiêu thật phức tạp và phiền phức. Thay vào đó, họ có thể tận hưởng một cuộc sống hôn nhân thoải mái “có đồng nào xài đồng đó” mà không cần bận tâm về tiền bạc.
Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm khá lớn của nhiều gia đình trẻ. Thời gian đầu hôn nhân chính là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cho gia đình. Bởi bạn không biết rằng ngày mai liệu sẽ có điều gì xảy ra hay không? Hoặc khi có con cái, chi tiêu gia đình thường được thắt chặt hơn vì có nhiều khoản phải lo. Lúc này, việc có được một kế hoạch quản lý tài chính rõ ràng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong cuộc sống.
Trao quyền quản lý tiền bạc cho một người
Thông thường trong gia đình bạn, ai sẽ là người nắm toàn bộ chi tiêu? Có thể đó là bố hoặc mẹ, là vợ hoặc chồng bạn. Người được xem là có tài quản lý tiền bạc trong gia đình hơn những người khác.
Nghe thì có vẻ rất bình thường! Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp mà bạn không hề biết. Bởi một người nắm hết chi tiêu và người còn lại thường không biết gì.
Người gánh toàn bộ việc quản lý chi tiêu cho cả gia đình thường sẽ chịu nhiều áp lực. Trong khi người bạn đời thì lại cảm thấy khó chịu vì không được tự chủ tài chính. Chưa kể đến, trong trường hợp khẩn cấp, người không nắm rõ chi tiêu của gia đình sẽ không biết giải quyết vấn đề về tài chính như thế nào? Do đó, trách nhiệm tài chính được san sẻ đều giữa hai bên mới là nền tảng cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Áp đặt thói quen chi tiêu
“Bảy với ba tính ra một chục
Tam tứ lục tính lại cửu chương
Liệu bề thương được thì thương
Ðừng trao gánh nặng giữa đường cho em.”
Không ai phủ nhận vai trò của việc lập ngân sách chung cho cả gia đình. Nhưng quá chi li, tính toán trong việc chi tiêu sẽ gây phản tác dụng. Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều cần một thời gian để thích ứng với việc chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng chung.
Do đó, kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình hiệu quả đó chính là: Không nên vội vàng áp đặt thói quen chi tiêu hay quan điểm của mình cho đối phương. Ngược lại, hãy học cách thương lượng và thỏa hiệp. Bí quyết để thảo luận thành công về tiền bạc với người bạn đời của mình chính là kiên nhẫn.
Cách quản lý chi tiêu gia đình mà chuyên gia tài chính khuyên bạn
Ai ai cũng có thể mắc sai lầm trong chuyện quản lý tiền bạc cho gia đình. Vì thế, hãy từng bước tìm ra cách khắc phục những sai lầm ấy. Thông qua những lời khuyên từ các chuyên gia tài chính mà RedBag đã tổng hợp dưới đây:
Hãy luôn trao đổi với “nửa kia” trong chuyện quản lý tiền bạc
Nếu bạn là người thích tiết kiệm trong khi người kia là người thích tiêu tiền. Hãy hiểu cho đối phương và khoan vội bắt họ phải tiết kiệm như bạn. Thay vào đó, hãy trao đổi với nhau nhiều hơn về chuyện quản lý tiền bạc, để cùng vượt qua khó khăn tài chính nếu nó xảy đến. Hơn là cãi vả và gây bất hòa trong gia đình.
“Vợ chồng nên ngồi xuống và có một cuộc thảo luận cởi mở, trung thực về tiền bạc và những gì họ có”, theo Pam Horack - Giám đốc Tài chính Pathfinder.
Cùng nhau đạt tới một mục tiêu nhất định
Bạn có muốn cùng nhau mua một căn nhà? Hay dành dụm tiền khi cả hai có con? Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường bàn với nhau về những vấn đề này khi họ có chung một mục tiêu. Đồng thời, lập ra kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung đó.
Pamela Capalad, CFP và người sáng lập Brunch and Budget đã chia sẻ: “Tuy cả hai đều có cách dùng tiền riêng, nhưng nếu cả hai biết rằng họ đều đang cố gắng đạt tới cùng một mục tiêu xa phía trước. Họ sẽ dễ dàng cùng nhau đưa ra những quyết định nhằm đưa đôi bên tới mục tiêu đó nhanh chóng hơn.”
Phân chia trách nhiệm đồng đều
Dù bạn có tài khoản ngân hàng chung hay không? Nhưng khi kết hôn thì việc chi trả tiền điện, thức ăn, tiền thuê nhà,... trở thành trách nhiệm chung của đôi bên. Các cặp vợ chồng hạnh phúc không tự nghĩ rằng người kia sẽ lo phần nào trong trách nhiệm đó. Mà họ phân chia ra một cách rõ ràng.
Capalad nói: “Hãy quyết định bạn sẽ quản lí việc tài chính như thế nào và ai lo phần nào? Hãy phân chia việc thanh toán hợp lí và đừng tự đơn phương mặc định rằng ai phải lo tiền này, ai phải lo tiền kia khi chưa bàn bạc với nhau.”
Kiểm soát chi tiêu hằng ngày
“Kiểm soát chặt chẽ tiền bạc chưa chắc giúp bạn giàu lên nhanh chóng, nhưng nó khiến bạn chủ động hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ mua được những thứ mình cần ở một thời điểm định sẵn nhờ vào việc tính toán rõ ràng các khoản chi tiêu”, Joan Sotkin, tác giả cuốn “Xây dựng ngân sách - 9 cách xử lý tiền bạc” đã đưa ra lời khuyên cho bạn.
Phương pháp JARS - Giúp gia đình hạnh phúc bền lâu
Ngoài những lời khuyên từ các chuyên gia tài chính hàng đầu dành cho bạn, RedBag cũng xin giới thiệu thêm một phương pháp quản lý tài chính cá nhân và gia đình hữu hiệu. Được truyền tai nhau hàng trăm năm qua, phương pháp đó có tên là: JARS - 6 chiếc lọ tài chính cá nhân.
Phương pháp tư duy 6 chiếc lọ (JARS) này được tạo ra bởi Harv Eker. Tác giả của các cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới như “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”. Ông là người người sáng lập công ty Peak Potential Trainning, một công ty chuyên đào tạo các khóa học tư duy làm giàu.
Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 cái lọ để quản lý tiền bạc. Kể cả khi bạn nghĩ rằng mình không có nhiều tiền để quản lý. Điều quan trọng là phương pháp này sẽ giúp bạn phát triển việc quản lý chi tiêu cá nhân hoặc gia đình thành thói quen. Thậm chí, với 100 nghìn đồng, bạn vẫn có thể bắt đầu phương pháp này.
Phương pháp JARS với 6 cái lọ, tượng trưng cho việc chia thu nhập hàng tháng của bạn ra làm 6 phần. Giống như cho vào 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi cái lọ có tên và chức năng nhất định. Mỗi khi có tiền lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng hoặc bất kể nguồn thu nhập nào khác, bạn hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ.
Cách phân chia thu nhập vào 6 chiếc lọ
Nếu coi tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 100% thì mỗi chiếc lọ này sẽ chiếm một khoản nhất định.
Lọ 1: Dành cho chi tiêu cần thiết 55%
Đây là lọ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn và gia đình. Ví dụ như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học,… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất. Tác dụng của chiếc lọ này là để bạn biết được giới hạn chi tiêu. Từ đó thay đổi lối sống chi tiêu sao cho phù hợp.
Lọ 2: Dành cho tiết kiệm dài hạn 10%
Đây là khoản tiền tiết kiệm dành cho những việc quan trọng trong tương lai hoặc cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn. Ví dụ như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé,… Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới và tiết kiệm tiền dần dần cho việc đó.
Lọ 3: Dành cho giáo dục 5%
Đây là quỹ để bạn đầu tư cho việc học hành của bạn và con cái. Chẳng hạn như mua sách hay tham gia một vài khóa học. Tác dụng của chiếc lọ này là buộc bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình. Vì càng đầu tư vào kiến thức thì bạn sẽ càng sinh lời, chẳng bao giờ sợ lỗ.
Lọ 4: Tự do tài chính 10%
Đây sẽ là khoản để bạn tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc hùn vốn làm ăn với bạn bè. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra nguồn thu thêm cho mình hay có một khoản lương hưu khi không còn làm việc tại công ty, đơn vị tổ chức như trước nữa.
Lọ 5: Dành cho hưởng thụ 10%
Kinh nghiệm quản lý tài chính gia đình hiệu quả cho bao cặp vợ chồng đó là đừng quá chi tiêu eo hẹp, tằn tiện mà hãy có một khoản tiền dành riêng cho mình. Vậy nên, đây có lẽ là chiếc lọ để bạn dành cho việc hưởng thụ, chăm lo cho mình. Từ đó có thêm nhiều động lực làm việc hơn.
Lọ 6: Dành cho từ thiện 10%
Đây là chiếc lọ mà bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ người khác hoặc đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Số tiền này cũng có thể giảm xuống 5%, nếu như bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn. Nhưng phải nhớ luôn dành ra một khoản để dành cho những việc tốt đẹp khác nhé.
Trên đây là cách phân chia 6 chiếc lọ theo phương pháp JARS, giúp bạn quản lý tài chính cá nhân và gia đình tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều phương pháp tài chính hữu ích khác cho gia đình tại RedBag.
Đăng ký tài khoản RedBag ngay để được tư vấn quản lý tài chính từ các chuyên gia tài chính cá nhân hàng đầu nhé.