BlogTài chính cá nhânTài chính cá nhân: 9 sự thật về tiền không phải ai cũng biết

Tài chính cá nhân: 9 sự thật về tiền không phải ai cũng biết

RedBag Team 04/12/2019
  1. 1. Nợ nần hay giàu có là do chính bạn
  2. 2. Tài khoản tín dụng không phải là tiền
  3. 3. Đừng trông chờ ai khi bạn về hưu
  4. 4. Đầu tư là mạo hiểm là nhàm chán
  5. 5. Luôn luôn có người nhiều tiền hơn bạn
  6. 6. Các khoản nợ không bao giờ giống nhau
  7. 7. Vay tiền trở thành thói quen
  8. 8. Có tiền không thôi chẳng làm bạn vui đâu
  9. 9. Tiền của bạn, sử dụng thế nào là quyền của bạn

Bạn có bao giờ muốn đi du lịch thật xa, nhưng rồi lại thôi vì túi tiền không cho phép. Bạn từng đau đầu vì chi phí hoá đơn mua sắm hàng tháng? Có những người luôn cảm thấy thiếu thốn thậm chí khi làm ra rất nhiều tiền. Đó chính là những sự thật về tiền mà mỗi người đều phải trải qua. Cùng RedBag tìm hiểu những sự thật về tiền qua bài viết dưới đây.

Nợ nần hay giàu có là do chính bạn

Từ khi sinh ra, xuất phát điểm mọi người đều ngang nhau. 2 sinh viên học cùng lớp nhưng mai sao một người thành trưởng phòng, một người thành tỷ phú. Nguyên nhân là do đâu? Ở đây dĩ nhiên đang đề cập tới tỷ phú tự thân chứ không phải được thừa hưởng từ gia đình. Hãy nhìn vào những tỷ phú tự thân như Warren Buffett, Amancio Ortega, Jack Ma. Có phải có một đấng tối cao nào đó đem đến cho họ công việc và bảo họ hãy làm đi. Hay họ phải tự thân học tập, làm việc, thất bại và nỗ lực làm lại. Tôi tin bạn đã có câu trả lời.

Tài khoản tín dụng không phải là tiền

Bạn có nhận ra rằng, khi bạn sở hữu một chiếc thẻ tín dụng hạn mức vài chục triệu. Bạn sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Bản chất thẻ tín dụng là một hình thức xài trước trả sau, được tạo ra bởi ngân hàng để kích thích mua sắm. Thẻ tín dụng sẽ làm cho bạn chi tiêu quá tay. Đó là sai lầm tài chính cá nhân cơ bản nhất một người có thể mắc. Không những nó đưa bạn vào vòng xoáy nợ nần mà còn tạo nên thói quen xấu khi bạn có tiền thật. Càng vào sâu trong vòng xoáy, khoản nợ tín dụng của bạn sẽ ngày một lớn hơn.

Đừng trông chờ ai khi bạn về hưu

Đa số mọi người đều tư duy theo hướng khi về già. Mỗi tháng nhận lương hưu và sống nhờ vào con cái thế nên bạn chẳng có khoản tiết kiệm nào cho bản thân. Và rồi khi về già, sự cố tới, người khác sẽ lo cho vấn đề của bạn. Nhầm, nhầm to rồi.

Đầu tư là mạo hiểm là nhàm chán

Có nhiều người chọn tiết kiệm thay cho đầu tư vì đây là giải pháp an toàn. Tiền không động đến nên chẳng mất đi đâu được. Thế nhưng, họ quên rằng đồng tiền mất giá là điều dễ gặp nên dù có tiết kiệm đến mấy, giá trị của chúng sẽ giảm dần.

Đọc trên báo chí hay xem các bộ phim, ai cũng nghĩ rằng đầu tư sẽ năng động lắm. Giá cả biến động từng giờ và bạn phải có những hoạt động tức thì để có lợi nhuận. Tất nhiên, điều này có đúng với một bộ phận nhỏ những nhà đầu tư, thế nhưng chưa chắc bạn đã đạt tới mức đó nên đừng kì vọng.

Luôn luôn có người nhiều tiền hơn bạn

Chẳng cần nhìn đâu xa, hãy cứ đi ra đường và xem. Bạn đi xe xịn, sẽ có người đi xe xịn hơn, trừ khi bạn mua chiếc xe đắt nhất trên đời này. Nếu bạn cảm thấy mình giàu có, hãy xem số tài sản của những tỷ phú để thấy họ có nhiều tiền hơn bạn bao nhiêu lần.

Theo đuổi sự giàu có chẳng có gì sai trái cả, và nếu bạn muốn trở thành người giàu nhất trên đời, điều đó càng tuyệt vời hơn. Thế nhưng, nếu có ai đó làm bạn phiền lòng vì khả năng tiêu tiền của họ, hãy cố gắng lên, đừng nản chí.

Redbag vay tiền vay tiền nhanh tài chính

Các khoản nợ không bao giờ giống nhau

Nếu bạn có một vài khoản nợ thì hãy sắp xếp trả sớm nhất có thể. Khoan hãy nghĩ đến chuyện vay chỗ này đắp chỗ kia. Đầu tiên, hãy liệt kê những khoản nợ mà bạn đang có rồi sắp xếp chúng theo thứ tự lãi suất giảm dần. Trả trươc những khoản lãi suất cao, về lâu dài bạn sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí.

Một mẹo nhỏ để bạn cảm thấy giảm căng thẳng khi nợ bủa vây là đừng quan tâm nhiều tới giá trị khoản nợ, hãy chỉ xem lãi suất mà thôi.

Vay tiền trở thành thói quen

Sau nhiều năm mài đít trên học đường, có nhiều thứ muốn mua. Khi nhận những đồng lương đầu tiên những sinh viên mới ra trường sẽ mua sắm cho thoả chí tang bồng. Sau một ngày vung tay quá trán dẫn đến mượn bạn chi trả, thậm chí mua sắm thêm. 

Một trường hợp khác hơn, chị Nguyễn Thanh Huyền (tiểu thương chợ Bình Thạnh), thường ngày thu nhập vừa đủ sống. Khi đến ngày con tựu trường, mua sách vở, con ốm đau, tiền nhà tới cùng lúc, chị vay tiền hàng xóm. Tháng trước mượn, tiêu dần tháng sau lại trả và mượn tiếp. Cứ như vậy, gần như lúc nào chị cũng mang một món nợ bên mình.

Cũng không ít trường hợp, không có bạn bè để vay nên phải tìm các công ty tài chính.

Xem thêm: Cách quản lý tài chính gia đình hiệu quả.

Có tiền không thôi chẳng làm bạn vui đâu

Hạnh phúc, vui vẻ là một khái niệm tương đối. Cùng có tài sản 10 tỷ, người khao khát giàu hơn thì luôn có cảm giác không hạnh phúc vì chưa đủ giàu. Nhưng tặng 10 tỷ cho một anh công nhân thu nhập trung bình thì anh ta sẽ vui như thế nào? Vậy tiền có là căn nguyên của niềm vui?

Tỷ phú Lý Gia Thành nói có nhiều tiền cũng chẳng giúp bạn vui vẻ hơn chút nào.

Thêm vào đó, đôi khi việc kiếm tiền cũng khiến bạn mệt mỏi. Giả sử nếu bạn được giảm giờ làm nhưng hệ quả là bị giảm lương, bạn có dám đổi không?

cach-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-0113

Hoặc nghĩ khác hơn, bạn sẽ chọn phương án nào giữa hai lựa chọn sau:

Thật khó và cũng không có căn cứ để nói lựa chọn nào là đúng. Hạnh phúc hay không là do lựa chọn của bạn.

Tiền của bạn, sử dụng thế nào là quyền của bạn

Bạn tiết kiệm một khoản tiền kha khá, xin ý kiến của người khác xem nên tiêu nó như thế nào. Họ sẽ vẽ ra những thứ hào nhoáng nhất để đốt sạch tiền của bạn. Hãy có trách nhiệm với tiền của mình vì người khác chẳng quan tâm tới nó như bạn. Nếu nó không mang lại lợi ích gì cho họ, sao họ phải quan tâm?

Thế nên nếu có nhiều tiền trong tay, đừng hỏi người khác nên làm gì với tiền của mình. Hãy tự tiêu và có trách nhiệm với số tiền đó.

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN