BlogTài chính cá nhânThành viên “Bàn tròn triệu đô” đưa ra lời khuyên gì về tiết kiệm trước khi đầu tư?

Thành viên “Bàn tròn triệu đô” đưa ra lời khuyên gì về tiết kiệm trước khi đầu tư?

RedBag Team 02/04/2022

Đầu tư thua lỗ không đáng sợ. Đáng sợ là bạn chưa có sự chuẩn bị nào về tài chính để bảo vệ mình trước những rủi ro trong đầu tư.

Trước khi mang hết số tiền mình vất vả kiếm được để đầu tư hãy tự hỏi bạn đã có khoản tiết kiệm dự phòng trước cho bản thân mình hay chưa? 

Nếu chưa, RedBag sẽ giúp bạn tìm đến một người, chị là Hồng Thu Trang - Trưởng phòng Kinh doanh tại Fubon Life Việt Nam - Member of Million Dollar Round Table 2022. Chị sẽ giúp chúng ta biết cách tính toán thế nào cho các khoản tiết kiệm hợp lý, tạo cơ sở an toàn trước khi bạn tham gia đầu tư.

tam-quan-trong-cua-viec-tiet-kiem-redbag-tag1

1. Một số bạn trẻ thường có quan điểm rằng “kiếm tiền để hưởng thụ” nên họ sẽ dành toàn bộ thu nhập để đi du lịch, mua sắm hơn là tiết kiệm. Theo chị, nếu cứ giữ suy nghĩ này, người trẻ sẽ gặp phải những khó khăn nào trong việc tiết kiệm và sau đó là đầu tư?

Tiết kiệm là cách chúng ta chuẩn bị tài chính cho cuộc sống của mình. Bạn phải có một khoản tiết kiệm nho nhỏ thì mới nên nghĩ đến chuyện đầu tư cho kênh này hay kênh kia. Tuy nhiên, nếu bạn cứ kiếm được 10 đồng nhưng tiêu pha hết 10 đồng. Thậm chí còn thâm hụt và phải vay mượn thêm thì theo chị thấy điều này sẽ dẫn đến một số khó khăn trong việc quy hoạch bức tranh tài chính cho mình trong tương lai.

Bạn có thể hình dung bức tranh tài chính của mình trong 4 trường hợp cần phải có khoản tiết kiệm như:

Thật ra, du lịch hay hưởng thụ một điều gì đó đều là những mục tiêu mà ai cũng có. Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn phải nghĩ đến những kế hoạch tài chính khác quan trọng trong tương lai. Nếu các bạn trẻ có thể quy hoạch tài chính cá nhân từ sớm thì sẽ càng có thể chạm đến tự do tài chính một cách nhanh chóng hơn. Chi tiết cách quản lý tài chính cá nhận tại đây.

tiet-kiem-truoc-khi-dau-tu-co-quan-trong-khong-redbag

2. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm trước khi đầu tư là gì?

Từ thời xa xưa, ông bà ta cũng đã có những câu nói như tích tiểu thành đại, năng nhặt chặt bị, khéo ăn thì no khéo co thì ấm. Tất cả đều nói lên một điều: Mỗi người chúng ta đều phải có sự chuẩn bị nhất định về tài chính phòng khi có chuyện cấp bách xảy ra.

Trong đầu tư cũng vậy, chúng ta sẽ không lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Vậy nên, tiết kiệm để bảo vệ thu nhập và dự phòng rủi ro trong đầu tư là vô cùng quan trọng.

danh-muc-tiet-kiem-truoc-khi-dau-tu-redbag-tag2

3. Có những khoản tiết kiệm nào mà người trẻ cần ưu tiên?

Chị sẽ giúp các bạn hình dung rõ nhất qua một ví dụ về tam giác tài chính như sau:

thu-tu-uu-tien-trong-ke-hoach-tai-chinh-redbag

Đây cũng chính là thứ tự ưu tiên trong việc lập kế hoạch tài chính. Bởi trên thực tế có rất nhiều người có tiền là ập vào đầu tư ngay. Tuy nhiên, như chị đã nói, đầu tư mang lại khả năng sinh lời cao nhưng rủi ro cũng cao. Do đó, mọi người phải cần xây dựng phần đáy tam giác vững chắc trước để bảo vệ thu nhập cho mình hoặc cho những trường hợp rủi ro khác về sức khỏe. 

Từ đây, các bạn cũng có thể xem xét mình nên ưu tiên các khoản tiết kiệm như thế nào.

4. Cách tính số tiền tối thiểu cho các khoản tiết kiệm?

Theo các chuyên gia tài chính tỉ lệ phân chia sau khi có thu nhập nên là 60-30-10. 

Trong đó:

Đây là tỉ lệ phân bổ thu chi mà các chuyên gia tài chính đưa ra. Riêng với chị thì chị khuyên rằng các bạn trẻ còn độc thân, chưa lập gia đình không nên dành ra 60% thu nhập cho sinh hoạt hiện tại. Các bạn có thể giảm bớt tỉ lệ này xuống, có thể là 50%. 10% dư ra chúng ta có thể dành cho việc tiết kiệm và đầu tư nhằm tối ưu lợi nhuận cho mình.

5. Trong đầu tư có một nguyên tắc “không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ” để giảm thiểu rủi ro. Không biết trong tiết kiệm thì sao ạ?

Chị đồng ý với quan điểm này trong đầu tư và tiết kiệm cũng nên như thế.

khong-nen-bo-tat-ca-khoan-tiet-kiem-vao-mot-gio-redbag

Hiện nay, tiết kiệm có nhiều mô hình khác nhau, các bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và mong muốn của mình. Theo đó, một trong những cách tiết kiệm mà chị cảm thấy hiệu quả nhất đó là:

Mô hình 1: Tiết kiệm từ một số tiền rất nhỏ

Giống như một lọ tiết kiệm từ 500 đồng. Có vẻ lâu lắm rồi chúng ta chưa nhìn thấy tờ 500 đồng tuy nhiên nó lại có một sức mạnh vô cùng to lớn. Nếu sau 1 năm tiết kiệm từ 500 đồng thì các bạn sẽ có 33.397.500 đồng. Cách này rất đơn giản: Bạn cứ cộng 500 đồng lên cho mỗi ngày. Ngày thứ nhất là 500 đồng, ngày thứ hai là 1000 đồng và cứ thế đến ngày thứ 365.

Mô hình tiết kiệm này sẽ giúp các bạn trẻ xây dựng được 2 thứ: 

Mô hình 2: Gửi tiết kiệm ngân hàng

Trước đây chị nghĩ cứ phải có 100 triệu mới gửi được ngân hàng, nhưng mà 100 triệu lớn quá, mình không làm được và cứ như thế không bao giờ làm được. 

Tuy nhiên, ngân hàng hiện nay có một sản phẩm tiết kiệm rất hay mà bản thân chị cũng đã dùng đó là: Hàng tháng sẽ cố định một ngày do mình chọn, chị thường chọn ngày có lương. Tiền vừa về tài khoản là ngân hàng sẽ tự động chuyển luôn vào tiết kiệm. Như vậy, sau 1 năm, mình cũng để dành được một khoản kha khá.

Mô hình 3: Tham gia bảo hiểm

Các bạn có thể tham gia bảo hiểm ở gói tiết kiệm ngắn hạn hoặc trung hạn. Mô hình này đảm bảo bạn sẽ về đích được bằng việc tiết kiệm có kỷ luật.

Đó chính là một số mô hình tiết kiệm mà chị nghĩ các bạn có thể tham khảo.

6. Theo chị, có những sai lầm nào trong tiết kiệm mà người trẻ thường mắc phải?

Không chỉ có các bạn trẻ mà cả những người ở độ tuổi của chị, những người có gia đình, có con cái nếu chưa được tiếp cận các phương pháp quản lý tài chính phù hợp thì đều mắc phải 2 sai lầm sau đây:

Sai lầm 1: Khi có thu nhập dành cho chi tiêu trước, còn lại bao nhiêu mới tiết kiệm

Hầu hết chúng ta khi có thu nhập đều dành cho chi tiêu trước, còn lại bao nhiêu mới tiết kiệm. Như vậy thì sẽ không bao giờ có khoản tiết kiệm. Bây giờ chúng ta hãy đổi lại một chút là sau khi có thu nhập, chúng ta sẽ dành cho tiết kiệm trước, còn lại bao nhiêu mới chi tiêu. Chỉ một thay đổi nhỏ như thế thôi cũng sẽ giúp các bạn tiết kiệm được một cách hiệu quả.

Sai lầm 2: Tiết kiệm nhưng không có mục đích hay mục tiêu

Nói một cách khác đó là không gọi tên được cho khoản tiết kiệm của mình. Bạn tiết kiệm để làm gì? Phục vụ mục đích gì trong cuộc sống? Ví dụ, khoản này là để du lịch hằng năm, khoản này là hưu trí hay đơn giản hơn là khoản mua nhà, mua ô tô,... Tức là bạn phải gọi tên được cho khoản tiết kiệm của mình.

Sau đó, chúng ta mới có thể đo lường được số tiền cần cho khoản tiết kiệm đó. Chẳng hạn, khoản du lịch hằng năm là 100 triệu. Khi có tên gọi, có số tiền mục tiêu thì từ đó chúng ta mới tính ra được mình cần phải tiết kiệm bao nhiêu.

tu-tiet-kiem-den-dau-tu-redbag-tag3

7. Có một con số cụ thể nào giúp xác định được khoản tiết kiệm cần có để đầu tư hay không?

Chị nghĩ sẽ không có con số cụ thể bởi nó còn tùy thuộc vào kênh đầu tư của mình nữa. Ví dụ, để đầu tư vào bất động sản thì 50 triệu là không đủ. Tuy nhiên, với 50 triệu các bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào kênh khác như trái phiếu doanh nghiệp hay quỹ ETF. 

Nếu bạn tìm hiểu sẽ biết khi đầu tư vào quỹ ETF, bạn chỉ cần bỏ vào một số tiền nhất định vào một ngày cố định trong tháng. Bạn cứ kiên trì như thế trong suốt 5-6 năm thì sẽ có một quỹ tiết kiệm cho bản thân mình. Hoặc nếu bạn yêu thích công việc kinh doanh, bạn có thể khởi nghiệp bằng những đồng vốn nhỏ.

Ở đây chúng ta đừng nên hạn chế khái niệm về đầu tư như cần rất nhiều tiền hay phải đầu tư vào những kênh lớn như bất động sản, cổ phiếu,... Chị nghĩ chúng ta có nhiều thì đầu tư nhiều, có ít thì đầu tư ít. Quan trọng là bài học trong mỗi lần đầu tư đó giúp chúng ta rút ra được kinh nghiệm gì để phục vụ cho lần sau.

cach-dau-tu-hieu-qua-redbag

8. Đối với những bạn trẻ vừa mới tích lũy được một số tiền nhất định và muốn bắt đầu đầu tư thì có thể tham khảo những kênh nào?

Điều quan trọng đầu tiên bạn phải xác định được: Vì sao cần phải đầu tư? Tùy theo khẩu vị rủi ro của từng người mà họ sẽ lựa chọn kênh đầu tư phù hợp. 

Có những người thích cảm giác tim phải nhảy ra khỏi lòng ngực khi chơi cổ phiếu hay tiền ảo. Nhưng cũng có những người bằng lòng với lãi suất ngân hàng, bởi nó cho họ cảm giác an toàn. Họ sẽ không lo những đồng tiền mình khó khăn kiếm được sẽ bay mất.

Đối với các bạn trẻ mới bắt đầu, chị sẽ khuyên các bạn nên đầu tư vào các kênh an toàn như trái phiếu doanh nghiệp hay chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, bạn có thể trích ra một tỷ lệ nhỏ để chơi cổ phiếu. Kênh đầu tư này sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức và trải nghiệm mà sau này các bạn có thể cần đến. Quan trọng là không nên bỏ hết trứng vào cùng một giỏ là được.

9. Theo chị, có cách nào để vừa tiết kiệm vừa đầu tư được không?

Các bạn trẻ có thể suy nghĩ đến trái phiếu doanh nghiệp. Đây là kênh các bạn có thể vừa tiết kiệm vừa đầu tư giống như ngân hàng mà lãi suất lại cao hơn. Đồng thời, nó vẫn có tính ổn định và rủi ro không quá cao như cổ phiếu.

trich-ty-le-nho-dau-tu-co-phieu-redbag

10. Sau cùng, chị sẽ nhắn gửi điều gì đến các bạn trẻ đang tập tành quản lý chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư?

Bản thân chị cũng không phải là người có cơ hội tiếp cận sớm với các phương pháp quản lý tài chính. Thế nên, các bài học về tài chính mà chị rút ra là:

Bài học số 1: Thay vì chỉ nghe lý thuyết suông, chúng ta cần bắt tay ngay vào thực hiện. Nếu các bạn thấy cách chia sẻ ngày hôm nay của chị hay thì nên bắt đầu ngay, vì có hành động thì mới có kết quả.

Bài học số 2: Trước khi chi tiêu phải luôn đặt cho mình nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: Có nên mua hay không? Thông thường chúng ta đều mua hàng dựa trên cảm xúc. Do đó chị thường chờ qua 24 tiếng để xem đó có phải là cảm xúc nhất thời không.

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều thứ mà chúng ta mong muốn có. Chẳng hạn: “Tôi muốn có chuyến du lịch châu Âu” hay “Tôi muốn có những món đồ hàng hiệu”,... Thế nhưng, cuộc sống sẽ không phải là những điều muốn có mà là những điều bắt buộc chúng ta phải có. 

Giống như hưu trí là thứ bắt buộc chúng ta phải có để chăm lo cho cuộc sống lúc về già hoặc khi có con thì quỹ giáo dục cũng là thứ bắt buộc phải có. 

Trước cuộc sống có quá nhiều thứ cần phải chi đến tiền thì bạn phải tự đặt câu hỏi cho bản thân là bạn đang dành chi tiêu cho thứ bạn muốn có hay thứ bắt buộc phải có. Như vậy bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn hơn trước những lần chi tiêu mang tính cảm xúc của mình.

tiet-kiem-truoc-khi-dau-tu-redbag

RedBag cảm ơn chị về những chia sẻ bổ ích ngày hôm nay. Chúc chị sẽ có thật nhiều sức khỏe để đạt được những mục tiêu tài chính của mình trong cuộc sống.

Nhìn quanh để biết” là series phỏng vấn người thật việc thật về những vấn đề quen thuộc xoay quanh tài chính cá nhân. Thông qua chia sẻ của các khách mời, RedBag hy vọng bạn đọc có thể góp nhặt được những mẹo hay để ứng dụng vào việc quản lý tài chính cá nhân của bản thân mình.

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN