3 cuốn sách về quản lý tài chính hay bạn nên đọc
- 1. Liệu đọc sách về quản lý tài chính có thực sự hiệu quả?
- 2. 3 cuốn sách về quản lý tài chính cá nhân hay đáng đọc nhất
- 1. “Người giàu nhất thành Babylon” - George Samuel Clason
- 2. “Tiền làm chủ cuộc chơi” - Tony Robbins
- 3. “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân” của tác giả Brian Tracy & Dan Strutzel
- 3. Làm thế nào để ứng dụng từ sách đến đời thực được hiệu quả?
Chúng ta không thể phủ nhận rằng kỹ năng quản lý chi tiêu thực sự quan trọng với tất cả mọi người. Nếu bạn còn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tài chính của mình. Sao không thử tìm nó trong những cuốn sách về quản lý tài chính hay ho và đáng đọc? Hãy cùng RedBag tìm hiểu xem đó là những cuốn sách nào nhé.
Liệu đọc sách về quản lý tài chính có thực sự hiệu quả?
Như chúng ta đã biết, sách là nguồn kho tàng kiến thức quý giá. Chúng được đúc kết từ những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế hay các phân tích khoa học với dẫn chứng cụ thể. Đọc sách là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi muốn có câu trả lời cho vấn đề nào đó. Và tất nhiên, vấn đề quản lý tài chính cũng không phải là ngoại lệ.
Hiện nay, vấn đề quản lý chi tiêu và đầu tư được quan tâm nhiều hơn. Nhiều người tìm đến các ấn phẩm, sách báo liên quan đến việc lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cùng các kỹ năng khác về tài chính. Tuy nhiên, đọc sách quản lý tài chính có thực sự mang lại hiệu quả?
Câu trả lời sẽ rất khó nếu như bạn không có mục đích rõ ràng. Hay chưa lựa chọn được tài liệu phù hợp. Nhưng chắc chắn một điều là bạn sẽ thu nạp được những kiến thức mới mẻ về việc quản lý tiền bạc, đầu tư tài chính hay kinh nghiệm tích lũy.
Bởi mỗi cuốn sách về quản lý tài chính hay sẽ cho bạn một bài học có giá trị. Nó giúp bạn hiểu hơn về quản lý tài chính và vấn đề bạn đang gặp phải. Từ đó đưa ra giải pháp cho các vấn đề ấy.
Do vậy, bạn có tìm ra phương pháp quản lý tài chính hiệu quả từ việc đọc sách hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Hãy tích lũy kiến thức, thay đổi tư duy, lên kế hoạch và hành động một cách nghiêm túc.
3 cuốn sách về quản lý tài chính cá nhân hay đáng đọc nhất
“Người giàu nhất thành Babylon” - George Samuel Clason
“Người giàu nhất thành Babylon” là cuốn sách được xuất bản cách đây hơn 100 năm. Đây là cuốn sách thuộc top 50 sách kinh doanh đáng đọc nhất và top 11 sách hay về quản lý tiền bạc. Nó mang đến cho người đọc những nguyên tắc bất biến trong tài chính và những bài học giá trị về quản lý tài chính cá nhân.
Nội dung xuyên suốt mà George S.Clason đề cập đến đó là “lao động” và “làm giàu”. Ngoài ra, sách còn giúp độc giả biết cách làm sao để tiết kiệm tiền, quản lý thu chi và nuôi dưỡng tình yêu với công việc. Đồng thời truyền tải cho người đọc ý chí làm giàu mạnh mẽ.
Dù ở bối cảnh thời xưa nhưng cuốn sách lại chứa đựng những bài học giá trị đến ngày nay. “Người giàu nhất thành Babylon” sẽ mang đến cho bạn cách chữa trị cho những chiếc túi tiền rỗng.
“Tiền làm chủ cuộc chơi” - Tony Robbins
“Tiền làm chủ cuộc chơi” là một cuốn sách kinh điển về vấn đề đầu tư tài chính. Nội dung cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu đúng về tiền cũng như cách làm chủ cuộc sống mà không để tiền bạc chi phối. Cuốn sách được viết bởi Tony Robbins. Một tỷ phú tự thân với kinh nghiệm và nhiều bài học đắt giá đáng để học hỏi.
Cuốn sách là tổng hợp của hàng ngàn cuộc phỏng vấn từ những người giàu có. Như tỷ phú, nhà đầu tư, người quản lý,... Vì vậy, nó giúp người đọc tìm ra điểm chung về cách làm chủ tiền bạc. Tác giả Tony cũng đúc kết công thức chung với 7 bước cơ bản. Bất cứ ai cũng có thể dựa vào đó để có thể làm chủ cuộc sống của chính mình.
“Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân” của tác giả Brian Tracy & Dan Strutzel
“Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân” là cuốn sách thiên về kỹ năng sống và kinh doanh. Tác giả của cuốn sách này là Brian Tracy, một chuyên gia đào tạo kỹ năng hàng đầu thế giới. Ông là người có nhiều năm nghiên cứu về quản lý tài chính và đầu tư tài chính cá nhân. Cùng với Brian Tracy, tác giả Dan Strutzel cũng là người có đến hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển con người.
Cuốn sách nói lên những thói quen trong quản lý tài chính mà bất cứ ai cũng gặp phải. Bạn đọc sẽ thấy được những sai lầm của mình trong cách kiếm tiền và quản lý tiền bạc. Từ hàng ngàn trường hợp, kinh nghiệm đúc kết, tác giả đưa ra những phương pháp và nghệ thuật quản lý vô cùng hiệu quả. Có thể kể đến như: Chi tiêu thông minh, quản lý nợ hay mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc.
Nhờ vậy mà những rắc rối về tiền bạc và tài chính của bạn sẽ dần được khơi mở. “Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân” là một cuốn sách hay rất đáng đọc.
Làm thế nào để ứng dụng từ sách đến đời thực được hiệu quả?
Ứng dụng kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp từ sách ra đời thực là cả một quá trình dài. Yêu cầu người đọc phải thực hành và tuân thủ các nguyên tắc.
Dựa trên kiến thức tài chính, cách làm chủ tiền bạc của mỗi tác giả. Bạn cần biết cách ứng dụng linh hoạt vào vấn đề của mình. Tuân thủ các nguyên tắc sau đây sẽ giúp kế hoạch quản lý tài chính của bạn hiệu quả:
- Chỉ chi tiêu những thứ phù hợp nhất cho bản thân.
- Bắt đầu tiết kiệm từ điều nhỏ nhất. Tích lũy ngay cả khi bạn không có nhiều tiền.
- Tiêu ít hơn thu nhập để không bao giờ bị nợ nần.
- Tiền không nên chỉ để tích lũy hay tiết kiệm. Hãy trích ra một phần để đầu tư sinh lời.
- Luôn có mục tiêu tài chính cụ thể và lên kế hoạch ngắn hạn/ dài hạn rõ ràng.
- Lựa chọn một phương pháp quản lý tài chính cá nhân mà bạn thấy tâm đắc. Sau đó ứng dụng linh hoạt vào tình trạng tài chính của bản thân.
- Có thể tham gia các khóa học tài chính cá nhân để có nâng cao kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả.
Hy vọng với những cuốn sách về quản lý tài chính hay mà RedBag chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu về quản lý tiền bạc. Từ đó cải thiện và nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và bền vững. Đừng quên ghé thăm RedBag mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức mới mẻ nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN