BlogTài chính cá nhân9 nguyên nhân dẫn đến nợ nần - Làm sao để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

9 nguyên nhân dẫn đến nợ nần - Làm sao để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

RedBag Team 23/07/2020
Loading...
  1. 1. Quản lý tài chính không hiệu quả
  2. 2. Thất nghiệp
  3. 3. Cờ bạc, cá độ, lô đề
  4. 4. Bệnh tật
  5. 5. Đầu tư, Kinh doanh thua lỗ
  6. 6. Không có khoản tiết kiệm
  7. 7. Ly hôn
  8. 8. Sinh quá nhiều con
  9. 9. Vay tiền để kinh doanh

Quản lý tài chính luôn là một vấn đề nan giải ở mỗi cá nhân hay mỗi gia đình. Nếu không có một nền tảng quản lý tài chính tốt rất dễ dẫn chúng ta đến vũng bùn nợ nần. Tuy nhiên ngoài vấn đề về quản lý tài chính, có rất nhiều nguyên nhân khách quan gây nên nợ nần và sau đây là 9 nguyên nhân chủ yếu. Cùng RedBag tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quản lý tài chính không hiệu quả

Dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì cũng vô nghĩa nếu bạn không biết cách quản lý tài chính. Tiêu dùng bao nhiêu và phải tiết kiệm bao nhiêu là câu hỏi không phải ai cũng trả lời được. Bạn cần học cách quản lý tài chính trước khi bị biến thành một con nợ vì vung tay quá trán.

Quản lý tài chính không hiệu quả dẫn đến nợ nần

Thất nghiệp

Đây là điều quá rõ ràng vì khi thất nghiệp bạn sẽ không có thu nhập. Nhưng bạn vẫn phải chi tiêu những cho những nhu cầu thiết yếu hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt,... Thêm vào đó việc quá dư thừa thời gian do thất nghiệp sẽ khiến con người ta sinh ra những ý nghĩ tiêu cực.

that-nghiep-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-gay-no-nan-redbag

Cờ bạc, cá độ, lô đề

Ông bà ta đã nói, cờ bạc là bác thằng bần. Dính tới cờ bạc khả năng cao sẽ đi đôi với nợ nần. Với tâm lý thắng thì tham mà thua thì muốn gỡ, con người ta dễ dàng bị những trò đỏ đen này chi phối mà lâm vào cảnh nợ nần lúc nào chẳng hay.

>>>Xem thêm cách quản lý chi tiêu cá nhân tại đây.

Bệnh tật

Khi bệnh không những chúng ta không kiếm ra tiền mà còn tiêu tiền rất rất nhiều. Tùy theo căn bệnh và tình trạng của nó mà số tiền điều trị có thể vượt quá tất cả những gì chúng ta đang sở hữu.

Ở các nước phát triển, người dân/ hộ gia đình đều có bác sĩ riêng. Nghe chừng rất tốn kém nhưng thật ra chi phí đó rẻ hơn rất nhiều so với việc điều trị một căn bệnh do phát hiện trễ mà gây ra biến chứng. Hay cái giá đắt nhất đó là mạng sống của con người.

Đầu tư, Kinh doanh thua lỗ

Trong đầu tư, kinh doanh lời lỗ là vấn đề khó tránh khỏi nhất là trong những giai đoạn suy thoái của nền kinh tế như dịch covid 19. Rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ và lâm vào cảnh nợ nần. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải nộp đơn phá sản.

Không có khoản tiết kiệm

Sẽ có lúc vì những lý do bất khả kháng mà bạn không thể làm việc kiếm tiền được nữa. Và khi đó bạn sẽ cần một khoản tiền để chi tiêu và lo cho cá nhân. Nếu không có khoản tiết kiệm để dự phòng cho tình huống này thì chúng ta rất dễ lâm vào nợ nần.

Ly hôn

Ngày càng có nhiều trường hợp ly hôn, nhiều người thậm chí làm điều đó hơn một lần trong đời. Ly hôn nghĩa là chia tài sản để rồi không tránh được thất thoát cho cả hai bên. Ly hôn là di chuyển nhà cửa hoặc thuê nhà trọ và mỗi lần như vậy lại phải mua sắm không ít thứ. Ly hôn là đụng tới pháp luật và luật sư và tiền trả cho những dịch vụ cao cấp đó không ít chút nào…

Ngàn lẻ một thứ ngốn tiền cho mỗi lần ly hôn trong khi thời gian tập trung cho làm ăn lại ít đi đáng kể. Dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng túi tiền của mỗi người. Lâm vào nợ nần sau mỗi lần ly hôn là điều dễ hiểu. Nguy hiểm hơn, hậu quả của nó thường kéo dài trong khi khả năng hồi phục tài chính để trả nợ lại rất lâu mới đến.

Sinh quá nhiều con

Việc này nghe qua có nghĩa vô lý nhưng ở xã hội hiện đại việc nuôi dạy một đứa trẻ tốn kém hơn rất nhiều so với lúc trước. Thêm vào đó khi sinh nhiều con người mẹ phải tốn thời gian nghỉ ngơi, chăm nom cho đứa bé. Dẫn đến giảm thời gian làm việc và giảm thu nhập. Càng nhiều con sẽ làm cho ba mẹ càng bận rộn với những đứa trẻ. Việc kiếm thu nhập cũng trở nên khó khăn hơn và chi phí để nuôi dạy chúng cũng như lo cho gia đình cũng rất dễ đẩy ba mẹ vào cảnh nợ nần chồng chất theo số con.

Vay tiền để kinh doanh

Việc huy động vốn từ người thân hay ngân hàng là hình thức huy động vốn nhanh và uy tín nhất thường xuyên được sử dụng. Ngoài ra hiện nay còn có một loại hình cho vay mới rất thịnh hành đó là cho vay Online -  xét duyệt nhanh chóng.

Nhìn qua có thể thấy có rất nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan có thể làm cho chúng ta lâm vào cảnh nợ nần. Đa số các vấn đề chúng ta đều có thể chủ động quản lý được. Nhưng có một số rủi ro ví dụ như bệnh tật, thất nghiệp hay đầu tư thua lỗ là những lý do chúng ta hoàn toàn không thể lường trước được. Hôm nay chúng ta có thể là một doanh nhân khỏe mạnh nhưng biết đâu ngày mai dịch bệnh ập tới chúng ta sẽ mắc bệnh. Nền kinh tế suy thoái làm công ty thua lỗ chúng ta sẽ trở thành một con nợ mang bệnh tật trong người. Vì vậy chúng ta phải tìm cách đối đầu với nợ nần và tìm cách giải quyết khoản nợ càng nhanh càng tốt.

Đầu tiên cần phải lập danh sách các khoản nợ, thứ tự ưu tiên trả. Sau đó cố gắng làm thêm tích góp và số còn thiếu chúng ta sẽ đi vay để trả.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty tài chính hỗ trợ người dân vay nhanh với thủ tục đơn giản. Rất phù hợp với nhu cầu của những khách hàng vay để trả nợ.

Bạn chỉ cần có chứng minh và số tài khoản ngân hàng, mọi thủ tục và quy trình xét duyệt, giải ngân sẽ được thực hiện Online. Không cần thủ tục phức tạp hay mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều công ty còn hỗ trợ gói lãi suất 0% trong 10 ngày đầu tiên.

dien-thong-tin-oneclickmoney-redbag-001

Lưu ý : Tham khảo kỹ các điều khoản và khoản lãi suất của từng khoản vay bạn nhé!

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN