redbag.vn

Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

RedBag Team
11/07/2021

Bạn đã nhiều lần lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân nhưng không thành công? Lý do là gì? Tại sao mãi bạn vẫn không thể quản lý được? Hãy cùng RedBag tìm hiểu qua các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dưới đây và gạt bỏ qua những sai lầm mà bạn có thể đang gặp phải nhé.

Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả có khó không?

Quản lý tài chính cá nhân không phải là công việc đơn giản, mà bạn có thể thực hiện ngày một ngày hai là thành công. Tuy nhiên, nó cũng không quá khó nếu bạn muốn bắt đầu xây dựng thói quen quản lý tiền bạc cá nhân hiệu quả.

Những bước đầu tập quản lý tài chính cá nhân có thể sẽ khó khăn với bạn. Vì bạn đang trong một lối sống khá tự do, tiêu pha không suy nghĩ nhiều. Chính vì thế mà bạn cần thực hiện việc quản lý chi tiêu mỗi ngày. Bởi dần dần nó sẽ tạo thành một thói quen tốt và có ích cho bạn.

cach-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-redbag-001

Bên cạnh đó, việc xem xét và tính toán chi tiêu mỗi ngày sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc cân đối tài chính sao cho phù hợp với những kế hoạch mà mình đã lập ra. Có như thế thì việc quản trị tài chính cá nhân mới hiệu quả và lâu dài. 

Vậy cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bao gồm những gì? Hãy cùng RedBag lần lượt trả lời cho câu hỏi này nhé.

5 bước để xây dựng cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không thể bỏ qua

Nếu bạn đang bắt đầu học cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả thì không thể bỏ qua 7 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định ngân sách

Xác định ngân sách là bước đầu quan trọng mà bạn cần phải thực hiện bằng cách:

Liệt kê và ghi chép lại những khoản thu nhập hàng tháng của bạn theo khoảng thời gian xác định. Đó có thể là nguồn thu nhập từ lương hàng tháng, từ nguồn đầu tư, hợp tác kinh doanh,...

Việc xác định ngân sách sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính của mình. Từ đó, sắp xếp và quản lý chi tiêu sao cho thật hiệu quả.

Bước 2: Phân bổ chi tiêu theo phương pháp

Bạn có thể quản lý chi tiêu của mình theo các phương pháp như:

  • Kakeibo Nhật Bản.
  • Quy tắc 50/20/30.
  • Phương pháp Jars - 6 chiếc lọ tài chính.

Nếu bạn không biết các phương pháp trên là gì? Bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết ở mục “Kiến thức” tại trang RedBag.

Tựu chung, các phương pháp này đều hướng về việc phân bổ nhóm tiền phù hợp. Bạn có thể chia nguồn thu nhập của bạn thành 3 nhóm như:

  • Chi tiêu thiết yếu, cố định (tiền nhà, tiền điện nước, ăn uống, sinh hoạt,...)
  • Nhóm chi phí dự phòng (tiết kiệm, tiền dự trù rủi ro,...)
  • Nhóm chi phí tùy ý dành cho sở thích cá nhân, mua sắm, giải trí,...

phan-bo-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-redbag-002

Chuyên gia tài chính khuyên rằng chỉ nên dành 10% số tiền thu nhập dành cho nhóm thứ 3. Bởi việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Để phục vụ cho những kế hoạch quan trọng sau này.

Bước 3: Tính toán dự tính chi cho hiện tại

Trong mỗi nhóm chi phí đã phân chia, bạn cần liệt kê các khoản tiền dự tính chi cho các nhóm này.

Bước 4: Kiểm tra sự chênh lệch giữa dự chi và kế hoạch

Hãy so sánh giữa dự chi ở bước 3 và kế hoạch ở bước 2. Nếu dự chi lớn hơn kế hoạch, hãy xem lại các đầu mối chi. Hãy cố gắng giảm bớt các khoản chi tiêu tùy ý, nếu như không quá cần thiết. Từ đó, cân bằng tài chính cá nhân sao cho phù hợp.

Bước 5: Tuân thủ nguyên tắc và linh hoạt thay đổi phù hợp

Để đạt được một điều gì đó thành công, bạn cũng cần phải trải qua quá trình kỷ luật và nghiêm khắc với chính bản thân mình. Nhiều người hứng thú, quyết tâm lên kế hoạch quản lý chi tiêu nhưng chỉ sau vài ngày lại bỏ quên. 

Do đó, việc tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi tiêu và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với tình hình của bản thân là điều quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn không còn cảm thấy chán nản với những gì mình đặt ra. 

Bên cạnh đó, hãy linh hoạt cho bản thân trải nghiệm và đừng vội vàng thấy kết quả. Bản thân bạn cần có thời gian để thích ứng. Nếu con số của kế hoạch đang gây khó khăn cho bạn, hãy xem lại và sửa chữa nếu cần. Nhưng đừng làm nó trong khoảng thời gian quá ngắn nhé. Mọi thứ đều cần một quá trình bạn kiên nhẫn và quyết tâm đến cùng.

Trên đây chỉ là 5 bước cơ bản để bạn có thể bắt đầu xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Ngoài ra, việc kiểm soát chi tiêu cũng cần đi liền với việc tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Hãy biến đồng tiền của bạn trở nên có giá trị hơn là chỉ sắp xếp nó như một cái máy.

Tiết kiệm có quan trọng hay không? Tiết kiệm bao nhiêu là đủ?

Nếu bạn quản lý tài chính cá nhân một cách máy móc. Bạn sẽ không thể đạt được tự do tài chính như bạn mong muốn. Bởi việc quản lý tài chính còn cần đi đôi với tiết kiệm và đầu tư. Vậy tiết kiệm như thế nào là hợp lý và hiệu quả?

Đa số chúng ta đều có quan niệm sai lầm về tiết kiệm. Khi có thu nhập, chúng ta thường sử dụng tiền theo ý muốn của mình và cố gắng cắt bớt chi tiêu để tiết kiệm. 

Người nào giỏi hơn thì có kế hoạch, phân bổ tiền về các quỹ tài chính và tìm cách cắt giảm các khoản chưa cần thiết. Người nào đơn giản hơn thì nghĩ rằng cứ tiêu xài các khoản cần thiết xong, số tiền còn dư sẽ đưa vào tiết kiệm coi như tích lũy để dành. Tuy làm như vậy nghe có vẻ đúng, nhưng thật ra lại chưa hợp lý và hiệu quả.

tiet-kiem-thong-minh-hieu-qua-redbag-003

Theo các chuyên gia tài chính nhận định: Người nào biết tích lũy tiền trước khi sử dụng mới là người quản lý tài chính thông minh. 

Theo đó, mỗi khi bạn có thu nhập thì hãy trích ngay 5 - 10% để đưa vào khoản tiết kiệm. Số tiền còn lại, mỗi người sẽ chi tiêu bằng cách sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết để không bị thiếu hụt trong cuộc sống.

Đối với một số người, tiết kiệm là công việc khó khăn mà họ phải thực hiện. Thế nhưng, nếu bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm dài hạn hơn. Đồng thời, chia nhỏ số tiền có thể cất ra mỗi ngày. 

Tiết kiệm phải đi liền với đầu tư thông minh

Theo như lời khuyên của các chuyên gia tài chính cá nhân rằng: “Cách giữ tiền tốt nhất chính là để tiền làm việc cho bạn”. Do đó, không chỉ cần biết cách tiết kiệm là đủ. Mà đầu tư sinh lời hiệu quả cũng được xem là một kỹ năng quản lý tài chính cá nhân quan trọng bạn cần có. 

Vậy nên, nếu có một khoản tiền “rảnh rỗi”, thay vì cất nó trong tủ sẽ khiến đồng tiền trượt giá. Bạn có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng uy tín. Đó là cách thức an toàn mà bạn có thể thực hiện trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Trong trường hợp, bạn không thể đến ngân hàng để lập một khoản tiết kiệm. Bạn có thể gửi tiết kiệm online trên ứng dụng ngân hàng số tiện ích. Tại đây có tất cả các giao dịch như một ngân hàng truyền thống. Nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn rất nhiều khi đến quầy.

Không những thế, tại ngân hàng số OCB OMNI, bạn còn có thể gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn tại quầy đến 0,03%. Vừa tiết kiệm chi phí di chuyển mà còn được nâng cao lãi suất tiết kiệm.

gui-tiet-kiem-hieu-qua-redbag-004

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu những kênh đầu tư tài chính cá nhân tại các ứng dụng ngân hàng số. Chỉ cần truy cập vào RedBag, bạn có thể thoải mái tham khảo và lựa chọn những ứng dụng ngân hàng số có tính năng đầu tư sinh lời hiệu quả, thông minh.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn nữa nhờ phần mềm miễn phí

Bạn biết không? Ngoài việc ghi chép, thống kê chi tiêu mỗi ngày với sổ tay. Bạn còn có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ việc quản lý bằng phần mềm.

Một số phần mềm quản lý tài chính cá nhân miễn phí mà bạn có thể tham khảo qua:

Money Helper

Money Helper là một ứng dụng quản lý tài chính dành cho những người mới bắt đầu. Bạn có thể sử dụng ứng dụng này để tập tành quản lý chi tiêu cho cá nhân, gia đình hoặc tổ chức.

Giao diện của ứng dụng Money Helper cũng khá đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tại đây có các tính năng như kiểm tra tài chính cá nhân, nợ vay. Tính lãi suất tiết kiệm và chuyển đổi các loại ngoại tệ phổ biến.

Ngoài ra, Money Helper còn cho phép bạn chia sẻ ví của mình cho bạn bè, người thân, gia đình cùng quản lý. Hoặc xem bằng cách liên kết qua tài khoản email. Chức năng nhóm này giúp quản lý tiền bạc chung cho mục đích tập thể mà không bị lẫn vào tài khoản tiền của cá nhân.

Household Account Book

Đây là ứng dụng dành riêng cho các chị em, giúp tạo hứng thú cho công việc quản lý tài chính của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn luôn nắm rõ tình hình chi tiêu của bản thân và cả kế hoạch tiết kiệm cho tương lai.

Tương tự như nhiều ứng dụng khác, Household Account Book cũng có đầy đủ các  tính năng quản lý chi tiêu. Ngoài ra, nó còn được đánh giá là ứng dụng dễ sử dụng và cập nhật nhất.

cach-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-redbag-005

Cụ thể, ứng dụng này sẽ giúp bạn quản lý những khoản tiền cá nhân. Đồng thời, có thể tạo nhiều tài khoản tài chính khác nhau để quản lý tiền một cách triệt để nhất. Ứng dụng này cũng sẽ giúp bạn ghi nhớ các khoản chi tiêu trong ngày. Cũng như phân tích tình hình tài chính lẫn số dư nhanh chóng.

Ngoài ra, ứng dụng Household Account Book còn có những bộ hình dán, hình nền siêu đáng yêu. Cũng như những mẩu truyện tranh vui nhộn đi kèm nếu bạn cập nhật chi tiêu liên tục.

Money Manager Expense & Budget

Money Manager Expense & Budget là một ứng dụng với nhiều tiện ích tích hợp. Vừa là ví điện tử vừa là công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

Phần mềm này sẽ giúp bạn kiểm soát những khoản thu, chi cá nhân thông qua tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc khi bạn nhập số liệu trực tiếp. Ứng dụng cũng giúp bạn theo dõi các khoản thu chi của mình và lên kế hoạch sao cho phân bổ tài chính hợp lý nhất. 

Với Money Manager Expense & Budget, người dùng có thể kiểm tra số liệu thống kê theo tuần, tháng, năm bằng bảng thống kê và đồ thị. Thậm chí có thể quản lý nhiều tài khoản với nhiều loại tiền tệ khác nhau.

Trên đây là các cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dành cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc thêm các mẹo quản lý tài chính khác tại trang RedBag.