Quy trình đầu tư chứng khoán và những lưu ý quan trọng cho người mới bắt đầu
Tiếp nối kỳ I với những kiến thức và kỹ năng cần chuẩn bị trước khi bước vào thị trường chứng khoán. Trong kỳ II, chúng ta sẽ cùng đề cập đến quy trình đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu cũng như những sai lầm cần tránh khi đầu tư.
Trong đó, khách mời của chúng ta anh Nguyễn Thanh Minh - Private Wealth Management tại MBBank - Chuyên viên nghiên cứu chiến lược thị trường tại Chứng khoán MB sẽ bật mí với chúng ta 3 “bảo vật” quan trọng giúp bạn tự tin tránh được những sai lầm trong đầu tư chứng khoán. Vậy 3 “bảo vật” đó là gì? Hãy cùng RedBag theo dõi bài viết sau đây.
8. Một quy trình đầu tư chứng khoán cơ bản cho người mới bắt đầu sẽ như thế nào?
Dưới đây là các bước đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu:
- Bước 1: Tạo tài khoản tại một công ty chứng khoán: Bạn có thể lựa chọn một trong TOP 5 sàn đầu tư chứng khoán uy tín hàng đầu để mở tài khoản tại đó. Thông thường sẽ có nhân viên chăm sóc tài khoản cho chúng ta bằng cách cung cấp các thông tin về thị trường, cổ phiếu hay đầu tư,...
- Bước 2: Nghiên cứu và phân tích để tìm ra cổ phiếu tốt: …
- Bước 3: Đặt lệnh mua và chờ đợi
Có một câu nói nổi tiếng của Abraham Lincoln mà anh vẫn nhớ: “Nếu cho tôi 6 tiếng để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”. Tức là khi bạn có một lưỡi rìu bén bạn sẽ đốn hạ cái cây đó dễ dàng chỉ với vài nhát chém. Ngược lại, nếu bạn chỉ chăm chăm đốn cây với lưỡi rìu mòn thì bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
Tương tự, những bước chuẩn bị như lập kế hoạch tài chính cá nhân trước khi đầu tư chính là 4 tiếng mài rìu. Còn việc mở tài khoản và đặt lệnh mua giống như 2 tiếng chúng ta chém cái cây xuống mà thôi. Khi dành thời gian nghiên cứu và phân tích chúng ta sẽ đặt lệnh mua với một tâm thái tự tin và an tâm hơn vì biết rằng nó sẽ mang lại lợi nhuận bền vững.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ mở tài khoản để thỏa mãn cảm xúc nhất thời và say mê với việc đầu cơ thì không nên.
Đồng ý là việc đầu cơ có thể kiếm được tiền nhanh, ví dụ 30-40% một tháng. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên dùng 10% tài sản để làm việc đấy thôi, còn lại phần lớn nên đầu tư nghiêm túc để giàu bền vững. Để lỡ có thất bại thì cũng chỉ mất 10% thôi, chúng ta vẫn còn 90% và không bị ảnh hưởng hưởng nhiều đến cuộc sống.
9. Các tiêu chí để lựa chọn công ty mở tài khoản đầu tư chứng khoán là gì?
Có 3 tiêu chí sau theo anh sẽ giúp các bạn lựa chọn được công ty chứng khoán tốt:
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Thể hiện qua việc nhân viên tư vấn thường xuyên hỏi thăm và giải thích chi tiết với khách hàng.
- Hệ thống và nền tảng công nghệ hiện đại: Hãy chọn công ty nào có hệ thống giao dịch đặt lệnh mua bán ổn định, nhanh chóng và chi phí thấp.
- Người tư vấn có kiến thức và kinh nghiệm: Nếu không có kinh nghiệm thì phải ít nhất phải có kiến thức đã. Muốn biết họ có uy tín hay không thì chúng ta có thể xem qua các bài giới thiệu trên Internet hoặc hỏi thăm những người đã đầu tư rồi.
Ngoài ra, còn có một cách đơn giản khác là mọi người cứ nhắm vào các công ty đang nổi tiếng trên thị trường, có thị phần môi giới tốt thì lựa chọn nhân viên tư vấn ở đó.
Tuy nhiên, chúng ta phải cảnh giác một điều: Bản chất doanh thu của công ty chứng khoán sẽ đến từ phí giao dịch. Vì thế, họ sẽ cố gắng thúc đẩy doanh thu bằng cách thúc giục chúng ta mua bán ngắn hạn nhiều hơn để lấy phí. Do vậy anh khuyên mọi người nên tìm hiểu kỹ càng trước khi đầu tư. Khi đã làm tốt việc tìm hiểu rồi thì mọi người có thể xác định ngay ai là người tư vấn tốt hiện nay.
10. Theo anh đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền?
Anh thường khuyên mọi người nên lập kế hoạch tài chính cá nhân chính là để trả lời cho câu hỏi trên. Lý do là:
Chúng ta là những người trẻ, khởi đầu bằng số tiền không hề lớn. Vậy thì chúng ta cần phải xác định chúng ta đầu tư vì cái gì?
Ví dụ bạn muốn mục tiêu trong 10 năm tới là sở hữu một căn nhà với trị giá 2 tỷ. Mỗi tháng bạn tích lũy được 5 triệu đồng và có thể nó vẫn sẽ tăng khoảng 5%/năm. Bạn dành số tiền đó để đầu tư cổ phiếu với lợi nhuận trung bình hằng năm từ 15-20%. Vậy thì nếu áp dụng lãi kép thì sau 10 năm bạn sẽ có được 1,4 tỷ, còn nếu đầu tư theo lãi đơn thì bạn chỉ có 600 triệu đồng.
Khi đã đầu tư thì anh khuyên mọi người nên chú ý đến lãi kép. Lãi kép giống như hòn tuyết lăn cứ lăn mãi lăn mãi rồi sẽ biến thành hòn tuyết lớn. Dù ban đầu bạn đầu tư với số vốn nhỏ nhưng nếu đầu tư đều đặn thì sẽ có được con số lớn. Nhất là đầu tư vào cổ phiếu khi mà nó có thể cho mình lợi nhuận trung bình hằng năm từ 15-20%.
11. Những sai lầm phổ biến nào mà người mới đầu tư chứng khoán thường gặp phải?
Sai lầm 1: Không phân biệt được giữa đầu tư và đầu cơ
Mọi người có thể xem lại phần chia sẻ này của anh trong kỳ I.
Sai lầm 2: Không biết mục tiêu đầu tư của mình là gì?
Khi không biết được mục tiêu của mình trong đầu tư là gì? Chúng ta thường dễ lao vào thị trường với tâm lý FOMO. Chúng ta cũng không biết % lợi nhuận đầu tư chứng khoán như thế nào là vừa đủ. Cứ nghĩ 30% mới tốt trong khi đó nhu cầu của mình chỉ cần 15% đã tốt rồi. Do vậy, hãy lựa chọn lãi suất thực tế chứ đừng đặt ra kỳ vọng lúc nào cũng phải đạt được mức lãi suất hứa hẹn như 30-50% trong nhiều năm liên tục. Điều đó rất là khó.
Con số trung bình trong đầu tư cổ phiếu dài hạn và liên tục đạt 20% mỗi năm đã tốt rồi. Đòi hỏi chúng ta phải lao động cực kỳ nghiêm túc mới có được con số đó. Có những năm 2020-2021, cổ phiếu tăng 50-70% nên sẽ có nhiều người phản bác anh rằng sao lại nói tăng 20% đã tốt rồi.
Anh sẽ chia sẻ thực tế như vầy: Cái mà mọi người nhìn thấy là những cổ phiếu tăng trưởng khi nó đang trong giai đoạn đầu của chu kỳ mà thôi.
Cổ phiếu sẽ có lúc bước vào chu kỳ giảm, ít nhất là giảm một nửa so với giai đoạn tăng. Một chu kỳ thông thường diễn ra từ 3-5 năm và mọi người mới chỉ nhìn được một nửa chu kỳ thôi chứ chưa đi hết một vòng đời của thị trường chứng khoán. Do vậy mà mới có sai lầm.
Ngoài ra, sẽ có những cổ phiếu đã bị xào nấu, bị làm giả, bị bơm thổi giá bởi những đội nhóm. Ví dụ, cổ phiếu đó chỉ có giá 10.000 đồng thôi nhưng họ bơm đến 100.000 đồng và chúng ta khi thấy nó tăng thì cứ mua thôi, không hề biết đến giá trị thật của nó.
Sai lầm 3: Lựa chọn sai người đồng hành
Anh có một bí quyết giúp mọi người tránh được những sai lầm trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đó là: Sở hữu 3 bảo vật quan trọng trong đầu tư tài chính. Bao gồm một người thầy, một người bạn đồng hành và những quyển sách.
Người thầy đó có thể là những người đang đầu tư thành công, những huyền thoại với các phương pháp đầu tư mang lại thành công bền vững.
Những người bạn đồng hành là những người có cùng triết lý với chúng ta. Họ luôn luôn mong muốn giúp đỡ chúng ta tốt hơn từng ngày và đi đúng triết lý ban đầu. Họ không phải những người lợi dụng ta để vụ lợi cá nhân.
Cuối cùng là những quyển sách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu như anh đã chia sẻ ở kỳ I.
Khi đã có đủ 3 yếu tố đó, chúng ta sẽ có thể tránh khỏi những sai lầm trên thị trường chứng khoán.
12. Có những thói quen nào hằng ngày giúp người trẻ mới bắt đầu với chứng khoán có thể làm để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và độ nhạy với thị trường?
Học theo những “người thầy” thành công
Đầu tiên, bạn có thể lên danh sách những hoạt động mà những người thành công đang làm và học theo họ. Chẳng hạn như Warren Buffett thường đọc báo cáo thường niên của các công ty trên sàn chứng khoán. Nếu không có thời gian bạn cũng có thể học đầu tư chứng khoán cơ bản qua các clip Youtube, chẳng hạn như AZFin.
Đọc ít nhất 20 trang sách mỗi ngày
Tiếp đến chúng ta lại phải đọc sách. Mỗi ngày hãy cố gắng đọc ít nhất 20 trang sách. Bạn chỉ cần tốt lên 1% thôi thì 1 năm đã tốt hơn 37 lần rồi.
Rèn luyện tâm lý vững vàng
Trong một thị trường vốn được thiết kế để lấy tiền của 90% người tham gia thì mọi người phải có tâm lý vững vàng và tư duy sáng suốt để biết mình vào đây để làm gì. Bằng không bạn sẽ bị các đối tượng khác có ý đồ xấu lôi kéo.
Có những đối tượng lôi kéo mình mua con A với hứa hẹn lãi suất tăng gấp 10 lần trong năm nay và mình mua theo. Thế nhưng sau đó mới biết cổ phiếu đó vô giá trị hoặc giá trị rất thấp so với giá trị thật và thế là mình lỗ.
Có những trường hợp họ dụ mình mua con A sẽ tăng 100% và nó tăng thật. Thế là họ sẽ dụ mình mua tiếp con B. Lúc đấy anh nói thật là mọi người đã tin rồi thì mọi người sẽ làm mọi cách để có tiền đầu tư như bán đất hoặc vay ngân hàng. Hậu quả là bị người ta “thả thóc lùa gà” và chết ở lần thứ hai.
Đây là những chiêu trò xảy ra thường xuyên trên thị trường mà nhiều người không biết. Do vậy, nếu chúng ta biết chúng ta đang làm gì thì chúng ta sẽ không bao giờ bị lôi kéo.
13. Sau cùng anh có lời khuyên nào muốn dành tặng cho các bạn trẻ sẽ chuẩn bị đầu tư chứng khoán hay không?
Anh nghĩ thị trường tài chính là một nơi cực kỳ rộng lớn mà mình không thể nào biết hết được. Bởi vì nó rộng lớn nên mình chỉ lấy phần lợi nhuận thuộc về mình thôi! Đừng bao giờ cầm cổ phiếu của mình mà nhìn sang cổ phiếu của người khác, thấy nó tăng và nghĩ rằng cổ phiếu mình đang giữ không tốt. Đừng bao giờ như thế.
Tại sao anh hay nói đi nói lại về những nguyên tắc cơ bản như lập kế hoạch tài chính cá nhân, phân tích cơ bản, phân biệt được giữa đầu tư và đầu cơ và quan trọng là biết mình đang làm gì. Vì khi nắm được 4 điều này chắc chắn mọi người sẽ thành công trên thị trường mà không phải trả giá nhiều. Nhưng nếu mọi người đi chệch khỏi những điều đó, chỉ một lần sai thôi, mọi người rất khó để làm lại và làm lại sẽ rất lâu.
Có những người anh biết đã từng rất thành công trong xã hội khi thu nhập của họ lên đến vài tỷ trong một năm. Tuy nhiên, khi vào thị trường chứng khoán mà không biết mình nên làm gì và thiếu kinh nghiệm thì họ đã phải trả một cái giá rất đắt ở tuổi 50-60 và ở tuổi đó thì hầu như khó để bắt kịp lại như lúc đầu. Cho nên nếu mình làm đúng và biết cách tận dụng được lãi kép từ sớm thì anh nghĩ chúng ta sẽ thành công.
“Chúng ta sẽ sớm giàu có và thành công miễn là đừng quên những nguyên tắc cơ bản.” Cảm ơn anh vì những chia sẻ bổ ích vừa rồi đã mang đến cho các bạn trẻ những góc nhìn mới mẻ cũng như những bước đi vững chắc trên con đường đầu tư chứng khoán.
“Nhìn quanh để biết” là series phỏng vấn người thật việc thật về những vấn đề quen thuộc xoay quanh tài chính cá nhân. Thông qua chia sẻ của các khách mời, RedBag hy vọng bạn đọc có thể góp nhặt được những mẹo hay để ứng dụng vào việc quản lý tài chính cá nhân của bản thân mình.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN