BlogTài chính cá nhânKỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên có thực sự cần thiết?

Kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên có thực sự cần thiết?

RedBag Team 08/09/2021
  1. 1. Sinh viên có cần thiết phải quản lý tài chính cá nhân không?
  2. 2. Nguyên nhân nào khiến sinh viên nghèo càng thêm nghèo?
    1. 1. “Cháy túi” vì phải làm quen với cuộc sống mới
    2. 2. Tiêu xài không có kế hoạch
    3. 3. Nạn trộm cắp
    4. 4. Nghèo do bị phạt
  3. 3. Kỹ năng quản lý chi tiêu thông minh giúp tài chính sinh viên luôn ổn định
    1. 1. Tuân thủ quy tắc này nếu ở trọ
    2. 2. Tiết kiệm tiền hàng tháng
    3. 3. Giảm thiểu tối đa các khoản nợ
    4. 4. Tạo thêm thu nhập
    5. 5. Tiết kiệm tiền giáo trình, tài liệu
    6. 6. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý tài chính thông minh

Cụm từ “sinh viên nghèo” dường như không còn xa lạ đối với sinh viên. Bởi khi bước vào ngưỡng cửa đại học cũng là lúc các bạn trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề mới. Đặc biệt là về tài chính.

Vì vậy, những kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên luôn được chú trọng và khuyến khích trau dồi ngay từ năm nhất. Còn chần chờ gì mà không cùng RedBag tìm hiểu những thông tin ấy ngay sau đây.

Sinh viên có cần thiết phải quản lý tài chính cá nhân không?

Nhiều bạn sinh viên cho rằng việc quản lý tài chính cá nhân là chưa cần thiết. Bởi độ tuổi này thì nguồn thu nhập chủ yếu đến từ các khoản chu cấp của gia đình hay các công việc làm thêm. Số tiền này cũng khá ít ỏi, cùng lắm là chỉ đủ để trang trải cuộc sống sinh viên mà thôi. Tuy là số tiền không nhiều nhưng việc quản lý tài chính vẫn rất cần thiết và quan trọng với sinh viên.

ky-nang-quan-ly-tai-chinh-cho-sinh-vien-redbag-001

Việc xây dựng thói quen chi tiêu và tuân thủ các nguyên tắc tài chính cá nhân giúp sinh viên duy trì cuộc sống vừa học vừa làm ổn định. Từ đó có được tinh thần thoải mái để tập trung cho việc học tập. Cũng như sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ của thời sinh viên. Kỹ năng quản lý tài chính còn giúp các bạn trẻ hình thành được thói quen tốt, tránh rơi vào tình trạng “khủng hoảng tài chính” mà vẫn có thể tiết kiệm một khoản tiền dành cho các trường hợp khẩn cấp.

Có thể thấy, kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên thực sự rất cần thiết. Đây được xem là nền tảng để xây dựng một cuộc sống an toàn và hạnh phúc sau này.

Nguyên nhân nào khiến sinh viên nghèo càng thêm nghèo?

“Cháy túi” vì phải làm quen với cuộc sống mới

Hầu hết các tân sinh viên sống xa nhà đều tỏ ra bỡ ngỡ với cuộc sống mới. Những thủ tục đầu tiên như tìm chỗ ở, mua sắm đồ đạc, trả tiền phòng hàng tháng,... làm cho “hầu bao” của nhiều bạn sinh viên bị thâm hụt nghiêm trọng.

Hơn nữa, sống cùng phòng trọ/ký túc xá, thỉnh thoảng lại cùng bạn bè trong phòng đi ăn uống, liên hoan,... Đó cũng là lý do khiến nhiều bạn trẻ “cháy túi” lúc nào không biết.

Tiêu xài không có kế hoạch

Tiêu xài hoang phí không có kế hoạch là nguyên nhân lớn khiến sinh viên đã nghèo càng thêm nghèo. Vì được tự cầm tiền chi tiêu nên không ít bạn trẻ vung tiền quá tay ngay từ đầu tháng. Để rồi cuối tháng không còn xu nào dính túi, phải xin thêm tiền từ bố mẹ hoặc vay mượn từ bạn bè.

Vì vậy, cách quản lý tiền bạc cho sinh viên để cuối tháng vẫn còn tiền là nên vạch rõ kế hoạch chi tiêu mỗi khi nhận được tiền hàng tháng. Luôn ưu tiên tiêu tiền vào những việc cần thiết nhất trước như tiền nhà trọ, tiền ăn hàng ngày,...

Nạn trộm cắp

Nỗi ám ảnh với sinh viên khi ở phòng trọ hay ký túc xá chính là nạn trộm cắp. Những món đồ mà nhiều bạn thường xuyên bị mất là laptop, điện thoại di động, ví tiền, xe đạp, xe máy, thậm chí là quần áo.

ky-nang-quan-ly-tai-chinh-cho-sinh-vien-redbag-002

Đây đều là những vật dụng cần thiết và khi mất thì lại cần một khoản tiền để mua sắm lại. Vì thế, các bạn hãy chủ động bảo quản đồ đạc thật cẩn thận. Nhớ khóa cửa và xe sau khi sử dụng.

Nghèo do bị phạt

Một trong những “lỗi” mà các sinh viên hay mắc phải đó là vi phạm an toàn giao thông. Nhiều sinh viên tham gia giao thông không có mũ bảo hiểm, giấy phép lái xe và có thể bị phạt tới mấy trăm nghìn đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng đối với sinh viên thì khoản tiền đó có thể trang trải trong vài tuần.

Vì vậy, khi tham gia giao thông, các bạn cần tuân thủ luật để không bị mất tiền phạt nhé.

Kỹ năng quản lý chi tiêu thông minh giúp tài chính sinh viên luôn ổn định

Ngoài việc nhận biết những nguyên nhân khiến bạn có thể phải tiêu tốn nhiều tiền. Cũng như cách khắc phục và tránh được những nguyên nhân đó. Các bạn trẻ cũng cần nắm được những bí quyết chi tiêu này để tài chính luôn ổn định.

Tuân thủ quy tắc này nếu ở trọ

Nếu bạn ở trọ hãy chọn nấu ăn thay vì ăn ngoài. Bởi chi phí ăn uống bên ngoài nhìn vậy chứ khá tốn kém. Trong khi tự nấu ăn thì bạn có thể tiết kiệm đến 50% số tiền ăn ngoài. Vì vậy bạn hãy chọn phòng trọ có trang bị bếp và cho phép nấu ăn để tiết kiệm tiền.

Kế tiếp là nên chọn phòng trọ ở gần trường có thể đi bộ đi học nhằm tiết kiệm chi phí đi lại. Đi bộ cũng giúp bạn rèn luyện sức khỏe hơn đấy.

Tiết kiệm tiền hàng tháng

Cuộc sống xa nhà nên mỗi bạn trẻ cần ý thức tiết kiệm tiền để phòng trường hợp bất trắc hay bệnh tật. Nhưng để tiết kiệm được quả là việc không dễ dàng.
 
Số tiền hàng tháng của sinh viên khá ít ỏi nên rất khó để áp dụng những phương pháp chia thành nhiều khoản tiền khác nhau như phương pháp quản lý tài chính cá nhân Jars với 6 chiếc lọ.

Vì vậy để tiết kiệm thành công, bạn có thể tham khảo quy tắc “mỗi lần chi tiêu là một lần tiết kiệm”. Chẳng hạn, bạn đi siêu thị mua đồ hết 300.000đ. Hãy bỏ ống heo 20% số tiền đó, tương đương 60.000đ. Cứ thực hiện liên tục thì bạn sẽ tạo thành thói quen tiết kiệm tốt.

Giảm thiểu tối đa các khoản nợ

Sinh viên thường thích thú với những trải nghiệm mới mẻ. Nhưng đôi khi đó cũng là căn nguyên của những “khoản nợ”. Chơi bời quá mức, du lịch thường xuyên, mua sắm mạnh tay,... là những thú vui khiến giới trẻ dễ mất kiểm soát chi tiêu.

Chưa kể những dịch vụ tài chính như thẻ tín dụng sinh viên, vay tiêu dùng,... ngày càng nở rộ. Nếu chưa có kỹ năng quản lý chi tiêu, các bạn trẻ sẽ dễ chi tiêu quá tay và tạo ra những khoản “nợ chồng nợ”.

ky-nang-quan-ly-tai-chinh-cho-sinh-vien-redbag-003

Vì vậy, để giảm thiểu các khoản nợ. Các bạn sinh viên cần phải chi tiêu đúng mực và chỉ vay mượn khi cần thiết. Hơn nữa, không nên sử dụng thẻ tín dụng nếu chưa tìm hiểu kỹ càng.

Tạo thêm thu nhập

Một nguyên lý đơn giản trong quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên hiệu quả là cân đối tài chính và gia tăng phần thu nhập. Mặc dù bận rộn với việc học, nhưng sinh viên vẫn có thể kiếm thêm thu nhập từ những công việc làm thêm như:

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm thêm bạn nên tìm hiểu kỹ để tránh những công ty “đa cấp”. Cũng như chọn công việc để bạn có cơ hội trau dồi kỹ năng theo đúng chuyên ngành đang học. Chính kinh nghiệm thực tế từ những công việc làm thêm sẽ góp phần gia tăng giá trị bản thân của bạn sau khi tốt nghiệp.

Tiết kiệm tiền giáo trình, tài liệu

Sinh viên thường phải trang bị nhiều loại giáo trình, sách tham khảo khi vào đầu năm học. Giá của giáo trình đại học, đặc biệt là những tài liệu bản quyền thực sự không hề rẻ.

Để giảm chi tiêu ở khoản này, bạn có thể tham gia các nhóm trao đổi sách cũ của trường. Sau đó tìm người trao đổi hoặc để lại những tài liệu đã qua sử dụng. Cuối kỳ học, hãy tổng hợp những tài liệu không sử dụng đến và rao bán lại để có tiền đầu tư tài liệu học cho năm kế tiếp.

Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý tài chính thông minh

Nếu bạn cảm thấy vẫn chưa an tâm về khả năng quản lý tài chính của mình. Hãy thử kết hợp thêm những ứng dụng hoặc website quản lý tài chính cá nhân. Như: Money Lover, Mint, Sổ thu chi Misa,...

ky-nang-quan-ly-tai-chinh-cho-sinh-vien-redbag-004

Những công cụ này sẽ hỗ trợ bạn quản lý tài chính nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Với giao diện thân thiện, trực quan, chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi những ứng dụng này và có động lực để ghi chép chi tiêu đều đặn hơn.

Có thể thấy rằng, ngoài những kỹ năng mềm mà sinh viên cần trang bị ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,... thì kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên cũng rất cần thiết. Đây sẽ là tiền đề giúp bạn có một tài chính vững chắc trong tương lai. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về quản lý tài chính hiệu quả, hãy truy cập vào RedBag để tìm hiểu nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách đầu tư chứng khoán cho sinh viên

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN