BlogTài chính cá nhânNằm lòng 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Nằm lòng 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

RedBag Team 12/10/2021
Loading...
  1. 1. Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính với doanh nghiệp
  2. 2. Nằm lòng 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
    1. 1. Nguyên tắc 1: Quản lý tài chính một cách có hệ thống
    2. 2. Nguyên tắc 2: Chi phải ít hơn thu
    3. 3. Nguyên tắc 3: Dùng tiền để tạo ra chính nó
    4. 4. Nguyên tắc 4: Hạn chế nợ đối với tiêu sản
    5. 5. Nguyên tắc 5: Cân bằng rủi ro và tỷ suất sinh lời
    6. 6. Nguyên tắc 6: Lưu ý đến thuế
    7. 7. Nguyên tắc 7: Luôn có phương án dự phòng
  3. 3. Top 3 phần mềm quản lý tài chính hiệu quả dành cho doanh nghiệp
    1. 1. Sage Live
    2. 2. Bravo
    3. 3. WEONE

Quản lý tài chính là chìa khóa quan trọng quyết định nên sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vì chưa thực hiện công tác quản lý tài chính một cách phù hợp nên dẫn đến việc kinh doanh rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Bài viết dưới đây của RedBag sẽ chỉ ra cho bạn 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho vấn đề tài chính doanh nghiệp của bạn.

Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính với doanh nghiệp

Quản lý tài chính được xem là một móc xích quan trọng trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Đây là nghiệp vụ bắt buộc phải có ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

7-nguyen-tac-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-redbag

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang loay hoay với bài toán quản lý tài chính sao cho hiệu quả? Họ thường dễ mắc phải một số sai lầm đáng tiếc như:

Vì quy mô, lĩnh vực hoạt động cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp là khác nhau. Do đó, không có một giải pháp nào chung cho tất cả các doanh nghiệp về vấn đề tài chính. 

Tuy nhiên, mỗi tổ chức có thể quản lý tài chính hiệu quả hơn nếu nắm rõ những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp. Cũng như tìm cho mình một công cụ hoặc giải pháp quản lý tài chính thông minh và hiệu quả.

Dưới đây là 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Nằm lòng 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Dù doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực gì với quy mô thế nào thì cũng cần tuân theo 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp này.

Nguyên tắc 1: Quản lý tài chính một cách có hệ thống

Quản lý tài chính một cách có hệ thống, khoa học và hợp lý là tiền đề để tạo nên sự thịnh vượng cho doanh nghiệp. Theo đó, tất cả các khoản vay, khoản thu chi, chi phí đầu tư, tiền lương,… cần phải được thống kê và theo dõi liên tục một cách chi tiết kỹ càng.

Hiện nay có nhiều phần mềm mang đến giải pháp tài chính cho doanh nghiệp một cách toàn diện. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi tất cả các khoản mục trên và thanh toán đúng thời hạn. Cũng như đưa ra các quyết định chi tiêu một cách đúng đắn.

Hơn nữa, những phần mềm này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian sắp xếp, xử lý số liệu. Từ đó có thể tập trung vào việc lên kế hoạch và đưa ra các chiến lược.

Nguyên tắc 2: Chi phải ít hơn thu

Nguyên tắc thứ 2 trong 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp mà bạn cần ghi nhớ đó là không bao giờ chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận thu được. Yếu tố này giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các khoản nợ và tránh nợ nần ngay từ đầu. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các khoản chi phí tài chính của doanh nghiệp. Từ đó biết được mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu để có thể kiểm soát tốt tài chính.

Nguyên tắc 3: Dùng tiền để tạo ra chính nó

Chắc hẳn các doanh nghiệp đã không còn xa lạ với nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ. Tức là giá trị thời gian của tiền thể hiện sự thay đổi giá trị của tài sản doanh nghiệp theo thời gian, phụ thuộc vào lãi suất và các yếu tố khác.

nguyen-tac-dung-tien-trong-doanh-nghiep

Do đó, liên tục đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi là nguyên tắc bắt buộc trong 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Bởi các khoản đầu tư hiệu quả, có tỷ suất lời cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về rất lớn. Từ đó củng cố thêm sức mạnh cho nguồn tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Hạn chế nợ đối với tiêu sản

Tiêu sản là những tài sản bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu. Sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng. Các tiêu sản của doanh nghiệp có thể kể đến như: 

Các loại chi phí kể trên sẽ tăng dần theo thời gian mà bạn sở hữu hoặc sử dụng chúng. Do đó, nếu như phải mắc nợ, bạn hãy chọn mắc nợ một cách khôn ngoan. Bằng cách dành ngân sách cho các tài sản có thể giữ giá trị của chúng theo thời gian. Như: Các khoản đầu tư tài chính, bất động sản, chi phí đào tạo nhân viên,...

Nguyên tắc 5: Cân bằng rủi ro và tỷ suất sinh lời

Nguyên tắc tiếp theo bạn cần nắm rõ đó là cân bằng giữa rủi ro và lợi suất. Theo đó, một mức rủi ro thấp sẽ đi kèm với một tỷ suất sinh lời thấp và ngược lại. Nói cách khác, nếu muốn khoản tiền đầu tư đạt được mức sinh lợi cao thì bạn cũng phải sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro tương ứng.

Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư của mình. Vì nếu chẳng may một sản phẩm thất bại thì cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục đầu tư tổng thể.

Nguyên tắc 6: Lưu ý đến thuế

Tất cả chúng ta đều biết rằng, bất kỳ khoản tiền nào kiếm được đều sẽ bị đánh thuế. Đó là lý do tại sao một trong 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp quan trọng là phải xem xét các tác động thuế liên quan cho mỗi khoản đầu tư.

luu-y-den-thue-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep

Có thể lấy ví dụ như: Cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế sử dụng đất ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Song nó cũng có thể tác động theo chiều hướng ngược lại. Vì vậy, bạn cần cân nhắc về các tác động của thuế để tối ưu các khoản đầu tư cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc 7: Luôn có phương án dự phòng

Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của bạn. Bạn cũng thể tránh khỏi việc phải đối mặt với những trường hợp khẩn cấp không thể lường trước. Vì vậy, hãy luôn duy trì quỹ tiết kiệm dự phòng hay sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. Đây là một trong 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp quan trọng giúp bạn vượt qua các khủng hoảng bất ngờ như: Làm ăn thua lỗ, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn,...

Nắm rõ nguyên tắc này có thể giúp bạn phòng ngừa rủi ro và quản lý tác động thiệt hại. Có như vậy thì những rủi ro tài chính bất ngờ mới không làm hỏng mục tiêu dài hạn.

Top 3 phần mềm quản lý tài chính hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Có thể thấy, quản lý tài chính doanh nghiệp là một phạm trù không hề đơn giản. Vậy làm sao để có thể thực hiện tốt 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp nêu trên?

Hãy cùng RedBag điểm qua 3 phần mềm hỗ trợ tối đa trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Sage Live

Sage Live là một giải pháp kinh doanh và kế toán hoàn chỉnh dành cho các doanh nghiệp. Phần mềm này cho phép bạn kết nối dữ liệu CRM, kế toán và tài chính vào trong cùng một hệ thống duy nhất. 

Nhờ dữ liệu được thống nhất, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc xây dựng báo cáo. Từ đó có nhiều thời gian dành cho những vấn đề thực sự quan trọng hơn.

Bravo

Phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp với phần mềm Bravo mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Nó cho phép người dùng truy xuất dữ liệu tài chính nhanh chóng, chính xác.

phan-mem-bravo-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-redbag

Ngoài ra, nó còn có khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu đặc thù trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp một cách dễ dàng. Hệ thống báo cáo rất chi tiết, đầy đủ và logic. Nhờ vậy mà lãnh đạo có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động tài chính. Từ đó có cơ sở để đưa ra các điều chỉnh hợp lý nhất. 

WEONE

WEONE không chỉ dừng lại ở một phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp thông thường. Nó còn là một hệ thống toàn diện giúp tự động hóa hoạt động của doanh nghiệp.

WEONE cung cấp chức năng quản lý và xây dựng báo cáo hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản trị có thể dễ dàng kiểm soát và theo dõi nguồn tài chính qua báo cáo thống kê. 

Điểm đặc biệt của nền tảng này là giúp nhà quản trị theo dõi được toàn bộ hoạt động chung. Từ kinh doanh, quản lý hồ sơ, kế toán cho đến nhân sự,...

Có thể thấy, tài chính được xem là nguồn sống của doanh nghiệp. Nếu quản lý tài chính kém hiệu quả, doanh nghiệp rất có thể phải đứng trên bờ vực phá sản. 

Hy vọng qua bài viết này của RedBag, bạn đã nắm được 7 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Cũng như có thêm cho mình những gợi ý về các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp nhất. Từ đó, quản lý nguồn tài chính tốt hơn và đưa doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển.

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN