Bật mí các cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
- 1. Vai trò của tài chính trong doanh nghiệp
- 2. Những vấn đề thường gặp trong quản lý tài chính doanh nghiệp
- 3. 3 cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
- 1. Thu chi minh bạch
- 2. Luôn có phương án dự phòng
- 3. Đầu tư sinh lời
- 4. Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả trong mùa dịch?
- 1. Quản lý dòng tiền
- 2. Cắt giảm lương
- 3. Giảm tối đa các chi phí
- 4. Cập nhật tình hình tài chính mỗi ngày
- 5. Quản lý tài chính doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
Nắm chắc cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp công ty của bạn tránh được những rủi ro. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây của RedBag nhé.
Vai trò của tài chính trong doanh nghiệp
Tài chính không những đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp mà còn giúp cho đơn vị vận hành hiệu quả. Đảm bảo cho các hoạt động diễn ra một cách trơn tru.
Thông qua báo cáo tài chính, bạn có thể nắm bắt được chính xác tình hình của công ty. Từ đó tìm ra cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tài chính còn giúp doanh nghiệp dễ dàng có được các cơ hội đầu tư.
Một dẫn chứng cho thấy vai trò của tài chính với sự hưng thịnh của doanh nghiệp. Trước khi Covid-19 đến, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đồ gia dụng có doanh số cực kỳ tốt. Khi dịch đến, với hàng loạt chỉ thị 15, 16 khiến việc buôn bán trở nên khó khăn hơn.
Lúc này, các doanh nghiệp non trẻ, ít vốn sẽ gặp vấn đề về tài chính. Hàng hóa không bán được, vốn ứ đọng cùng rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp. Lúc này, nếu không nhạy bén chuyển đổi mô hình kinh doanh, tìm được nguồn vốn hỗ trợ thì nguy cơ phá sản rất cao.
Ngược lại, những doanh nghiệp lâu đời có tài chính vững. Dịch đến họ vẫn đủ vốn để chi trả cho các hoạt động cần thiết. Bớt nỗi lo về tiền, họ có thời gian tìm hướng đi mới cho công ty. Thay vì bán ở cửa hàng chuyển sang bán trên các sàn thương mại điện tử. Hình thức này giúp tiết kiệm phí thuê mặt bằng, nhân công, mà doanh số vẫn đảm bảo.
Những vấn đề thường gặp trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính thực chất là quá trình lên kế hoạch, tổ chức, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tài chính. Trong doanh nghiệp, quản lý tài chính và kế toán luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn loay hoay với bài toán quản lý tài chính. Đa số đều gặp phải một vài vấn đề như:
- Không giám sát chặt chẽ, số liệu thống kê thiếu chính xác. Điều này khiến cho việc phân tích, đánh giá bị sai lệch với tình hình thực tế.
- Doanh nghiệp không có kế hoạch tài chính cụ thể dẫn tới việc kiểm soát dòng tiền kém.
- Khả năng thu hồi công nợ thấp do không có kế hoạch, phương án thu nợ hiệu quả.
Vậy làm thế nào để quản lý tài chính tốt nhất?
3 cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Nếu biết áp dụng đúng cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả dưới đây sẽ giúp công ty vững mạnh hơn.
Thu chi minh bạch
Muốn quản lý tài chính tốt thì cần có đội ngũ làm việc chuyên nghiệp. Đảm bảo thống kê đầy đủ các hạng mục thu chi. Đồng thời, nên sử dụng các phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả.
Lưu ý, các khoản thu chi cần được ghi chép rõ ràng. Con số càng chi tiết, cụ thể thì việc quản lý dòng tiền càng dễ dàng. Người lãnh đạo cũng dễ nắm rõ bức tranh tài chính tổng thể của doanh nghiệp mình.
Luôn có phương án dự phòng
Trong kinh doanh, mọi kế hoạch sẽ luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Vì thế, bạn cần xây dựng các phương án dự phòng cho doanh nghiệp. Ví dụ như mua bảo hiểm, có quỹ phòng trừ rủi ro,… để khi xảy ra chuyện bạn không bị rơi vào thế bị động. Đừng quên đưa ra nhiều hơn một phương án để phòng “hờ” nhé.
Đầu tư sinh lời
Cách tốt nhất để tạo ra lợi nhuận là đầu tư. Tuy nhiên, cần biết cách cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Thực tế chứng minh, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao lớn. Vì thế, trước khi đưa ra quyết định, bạn cần cân nhắc kỹ càng với tình hình của doanh nghiệp.
Làm thế nào để quản lý tài chính hiệu quả trong mùa dịch?
Covid-19 không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội đối với các doanh nghiệp. Rất nhiều đơn vị gặp khó khăn trước bài toán tài chính. Lúc này, việc tìm hiểu các phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp là cực kỳ cần thiết. Bạn có thể tham khảo một vài mẹo sau:
Quản lý dòng tiền
- Chủ động đưa ra các phương án quản lý dòng tiền để đảm bảo doanh nghiệp vẫn đứng vững trước mọi tình huống.
- Cân đối lại thu chi, cắt giảm những khoản không cần thiết.
- Đưa ra phân tích, dự báo dòng tiền trước khi thực hiện bất kỳ dự án nào.
Cắt giảm lương
Tiền lương là một trong những khoản chi lớn nhất trong doanh nghiệp. Nếu tình hình kinh doanh chững lại, hãy cân nhắc đến việc giảm lương.
Lưu ý, hãy thảo luận trước cùng nhân viên về việc này. Từ đó, tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho đôi bên. Giả sử khi giảm giờ làm, giảm lương, bạn nên đưa ra một thời hạn cụ thể như 3 tháng, 6 tháng hay tới khi hết dịch. Những cam kết này sẽ giúp họ yên tâm làm việc hơn.
Giảm tối đa các chi phí
Một trong những cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả chính là cắt giảm tối đa chi phí. Bạn có thể cải thiện tình hình tài chính của công ty từ việc nhỏ nhất. Chẳng hạn như thương lượng giảm tiền thuê nhà. Hãy đưa ra những thỏa thuận có lợi cho đôi bên như giảm tiền thuê nhà đổi lại công ty sẽ cam kết thuê lâu dài.
Cập nhật tình hình tài chính mỗi ngày
Hãy chắc chắn bạn nắm rõ toàn bộ các con số tài chính của công ty. Hiểu rõ ngân sách và tình hình tài chính hiện tại sẽ giúp bạn kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn khủng hoảng.
Quản lý tài chính doanh nghiệp cần lưu ý những gì?
Vai trò của tài chính đối với doanh nghiệp cực kỳ quan trọng. Chính vì thế, lãnh đạo cần phải chú trọng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp để đảm bảo đơn vị vận hành trơn tru, đứng vững dù phải đối mặt với nhiều thách thức.
Vậy khi quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải lưu ý những gì?
- Không ngừng học tập, trau dồi và nâng cao nghiệp vụ liên quan đến tài chính, kế toán.
- Trang bị phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp tân tiến nhất.
- Cập nhật tình hình tài chính doanh nghiệp mỗi ngày.
- Đưa ra các chính sách kiểm soát nội bộ để tránh nguy cơ gian lận, thiếu trung thực.
- Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả nhất là thường xuyên kiểm tra, rà soát báo cáo tài chính hàng tháng của kế toán. Từ đó nắm bắt được tiến độ kinh doanh, để kịp thời đưa ra phương án giải quyết.
- Minh bạch dòng tiền. Dù là công ty do bạn sáng lập ra cũng tuyệt đối không dùng chung tài khoản cá nhân với tài khoản công ty.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về các phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp tại mục “Kiến thức” của RedBag nhé.
Tìm hiểu thêm: Top 5 phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp nhỏ tốt nhất hiện nay
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN