Những điều bạn cần biết về quản lý tài chính cá nhân là gì?
- 1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
- 2. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
- 3. Những điều cần nhớ để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
- 4. Quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn với các phần mềm
- 1. Sổ thu chi Misa
- 2. HomeBudget
- 3. Mint
- 5. Những kênh đầu tư tài chính cá nhân bạn nên biết
- 1. Mua vàng dự trữ
- 2. Gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất kép
- 3. Mua bảo hiểm
Muốn thực hiện hóa những dự định sẵn có trong tương lai như mua nhà, mua xe,... Bạn cần phải biết lập kế hoạch theo dõi, đánh giá, điều chỉnh việc sử dụng tiền bạc sao cho hợp lý. Hay nói cách khác để định hướng cho tương lai của mình, quản lý tài chính cá nhân là một trong những bước không thể thiếu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là gì? Cách thực hiện nó ra sao cho hiệu quả? Để hiểu được cụ thể vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau từ RedBag.
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Mặc dù không phải là thuật ngữ quá mới mẻ. Nhưng quản lý tài chính cá nhân là gì vẫn là điều mà nhiều người còn thắc mắc. Để làm rõ thuật ngữ này chúng ta sẽ tìm hiểu từng khái niệm.
Trước hết, quản lý là hoạt động có mục đích, tác động vào sự vật, sự việc nào đó. Để sắp xếp, chỉ đạo chúng theo một trật tự logic. Nhằm tạo ra hiệu quả cao, đảm bảo tính trơn tru của một quy trình. Hay một sự vận động có hiệu quả.
Tài chính cá nhân được hiểu là tất cả tài sản của một người. Hoặc cũng có thể là của một gia đình. Bao gồm các khoản vốn, đầu tư, chi tiêu, tiết kiệm và bảo hiểm,...
Quản lý tài chính cá nhân chính là sự sắp xếp, bố trí. Làm sao cho đồng tiền của mình được sử dụng một cách có hiệu quả. Để từ đó, nâng cao hiệu quả công việc, định hướng đúng đắn cho tương lai. Đồng thời có thể tránh được một số rủi ro ngoài ý muốn.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Thứ nhất, biết cách quản lý hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp tránh rủi ro kinh tế một cách hiệu quả. Trong cuộc sống, ít nhiều ai cũng sẽ gặp phải rủi ro tài chính. Và việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có thể giảm thiểu thiệt hại do rủi ro đó gây ra ở một mức độ nhất định.
Thứ hai, vai trò của quản lý tài chính cá nhân thể hiện ở khả năng giải tỏa áp lực kinh tế. Lạm phát, giá cả tăng cao, những vấn đề này luôn nhắc nhở chúng ta phải tiết kiệm. Hãy để “tiền sinh ra tiền”. Đứng trước sức ép giá cả tăng cao. Việc làm tốt công tác hoạch định tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết.
Cuối cùng, tầm quan trọng của nó còn thể hiện ở khả năng điều chỉnh cân bằng thu nhập và chi tiêu. Thu chi là việc mà chúng ta không thể không làm trong cuộc sống..Dù là mua nhà, học hành, ăn uống hay đầu tư,... thì đều có liên quan đến tài chính.
Có những trường hợp bạn chi tiêu quá nhiều so với nguồn thu. Do đó, việc tiết kiệm quỹ dự phòng lại là điều không dễ dàng. Kết quả sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu bạn không thể làm chủ tài chính cá nhân. Trường hợp thấy bất động sản tăng giá, vay tiền mua nhà, nợ nần chồng chất. Nguyên nhân cũng là do thiếu kế hoạch tài chính tốt.
Những điều cần nhớ để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, chúng ta cần phân tích tình trạng tài chính và điều kiện kinh tế của bản thân. Tiếp theo hình thành các mục tiêu quản lý tài chính. Rồi lập kế hoạch tài chính dựa trên trạng thái lý tưởng mà chúng ta muốn đạt được.
Vấn đề cơ bản nhất là bạn phải nắm được số tiền mình quản lý là bao nhiêu? Để từ đó thiết lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Số lượng mục tiêu có thể nhiều hơn một. Cụ thể là mua nhà, trợ cấp học hành, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái, người già,...
Trong quá trình thực hiện cần chú ý xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro. Tức phải giữ lại một phần tài sản làm quỹ dự phòng khẩn cấp của gia đình. Gửi tiền ngân hàng hay mua bảo hiểm cũng là những biện pháp tốt. Giúp bạn có thể đảm bảo tài chính của gia đình được vận hành suôn sẻ.
Ngoài ra cần theo dõi và điều chỉnh kế hoạch kiểm soát tài chính cá nhân thường xuyên. Bởi thị trường luôn thay đổi và tình trạng tài chính cũng thế. Mức thu nhập và chi tiêu trong tương lai của mỗi người cũng liên tục có sự biến đổi.
Quản lý tài chính cá nhân dễ dàng hơn với các phần mềm
Việc đảm bảo tiền nằm trong tầm kiểm soát không phải lúc nào cũng dễ dàng như chúng ta tưởng. Các hóa đơn khác nhau hàng tháng. Các khoản chi đột ngột xuất hiện vào những thời điểm tồi tệ nhất. Do đó, việc sử dụng phần mềm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cũng là một biện pháp hay.
Dưới đây là một số ứng dụng và phần mềm di động đang được đánh giá cao. Giúp hỗ trợ bạn kiểm soát tiền bạc một cách dễ dàng hơn:
Sổ thu chi Misa
Nhắc đến Misa, người ta sẽ nghĩ ngay đến một hệ thống các ứng dụng hàng đầu hiện nay. Liên quan đến các công việc như nhập liệu, quản lý doanh thu, kế toán. Sổ thu chi Misa cũng vậy. Đây phần mềm quản lý tiền bạc cá nhân hiệu quả, đang được không ít người sử dụng.
Hiện sổ thu chi Misa đang nhận được đóng góp tích cực trên App Store. Với chức năng đa dạng, hỗ trợ nhiều thứ tiếng. Giúp bạn ghi chép mọi khoản thu nhanh, gọn, lẹ. Thông báo theo dõi thường xuyên, dữ liệu được phân tích một cách khoa học.
HomeBudget
Với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu quản lý tài chính. Thì HomeBudget là một sự lựa chọn khá hợp lý. Ưu điểm của ứng dụng này là đơn giản, dễ sử dụng. Dựa trên cơ sở các biểu đồ, giúp người dùng dễ dàng theo dõi. Cũng như quan sát, phân tích và đánh giá các khoản thu, chi của mình.
Ngoài ra ứng dụng còn hỗ trợ gắn hình ảnh. Do đó, mọi biên lai đều có thể được lưu giữ vào điện thoại của bạn. Riêng chỉ có chút hạn chế về mặt ngôn ngữ. Đó là chỉ hỗ trợ sử dụng bằng tiếng Anh. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn nên đọc kỹ nội dung để tránh nhầm lẫn.
Mint
Giống như HomeBudget, Mint cũng là một ứng dụng thông minh. Hỗ trợ quản lý tài chính với nhiều tính năng. Giúp bạn theo dõi các khoản chi tiêu của mình với các mục cụ thể. Từ mua sắm, vé xem phim cho đến tiền thuốc men,... Tất cả đều được ghi lại để lập báo cáo hàng tháng.
Những kênh đầu tư tài chính cá nhân bạn nên biết
Ngoài việc nâng cao nhận thức về đầu tư và quản lý tài chính. Bạn cần trau dồi thói quen quản lý tài chính tốt, hạn chế các khoản chi không cần thiết. Đồng thời phải biết tiết kiệm, dự trù khoản rủi ro cũng rất cần thiết.
Nói về mảng đầu tư sinh lời có rất nhiều phương pháp. Tùy vào điều kiện của từng người mà lựa chọn hình thức khác nhau. Dưới đây là những kênh đầu tư tài chính cá nhân mà bạn có thể tham khảo:
Mua vàng dự trữ
Mặc dù không phải là biện pháp mới mẻ. Nhưng việc mua vàng dự trữ vẫn không bao giờ là lỗi thời. Với sự biến động không ngừng của thị trường trong và ngoài nước. Bạn có thể chớp thời cơ đầu tư vào kênh này.
Gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất kép
Đây là một trong những kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay. Bởi tính an toàn, dễ tất toán. Mặc dù, giá trị đồng tiền có thể sẽ giảm trong trường hợp tăng lạm phát. Song khả năng xảy ra chiếm % tỷ lệ vô cùng thấp.
Mua bảo hiểm
Ngoài việc giúp bạn an tâm hơn về vấn đề sức khỏe. Các gói bảo hiểm cũng có lợi ích trong việc đầu tư. Hiện nay các gói bảo hiểm cũng khá là đa dạng với lãi suất khác nhau. Tham gia bảo hiểm vừa để hưởng lợi nhuận. Vừa có sự an tâm khi được bảo vệ tài chính qua hợp đồng đã ký.
Quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ làm cho mọi thứ trở nên khả thi hơn. Đồng thời sẽ mang lại cho bạn sự tự tin trong quá trình làm ăn. Tuy nhiên, để làm được điều này, bạn cần nắm chắc về tài chính cá nhân. Lập kế hoạch, quản lý và thu chi có hiệu quả.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được quản lý tài chính cá nhân là gì? Qua đó đưa ra được kế hoạch cụ thể để quản lý nguồn tiền của mình sao cho hiệu quả. Ngoài ra có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa về các vấn đề tài chính khác tại RedBag.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN