Sinh viên cần làm gì để trau dồi kỹ năng quản lý tài chính?
- 1. Tại sao sinh viên phải có kỹ năng quản lý tài chính?
- 2. Sinh viên cần làm gì để quản lý tài chính hiệu quả?
- 1. Lập kế hoạch chiến lược tài chính
- 2. Lập ngân sách cá nhân
- 3. Sử dụng phần mềm hỗ trợ
- 4. Thiết lập một tài khoản tiết kiệm
- 3. Bí kíp chi tiêu hiệu quả dành cho sinh viên
- 1. Tự nấu ăn
- 2. Chỉ vay mượn khi cần thiết
- 3. Cân nhắc khi sử dụng thẻ tín dụng
- 4. Kiếm thêm thu nhập qua một công việc bán thời gian
- 4. 2 cách đầu tư kiếm tiền hiệu quả đối với sinh viên
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Học cách quản lý tài chính càng sớm, bạn càng có khả năng đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan trong tương lai. Bởi vậy mà đối với sinh viên trẻ, việc bắt đầu tìm hiểu và trau dồi kỹ năng quản lý tài chính của mình là điều cần thiết. Vậy thực hiện bằng cách nào? Nên bắt đầu từ đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của RedBag để được giải đáp nhé!
Tại sao sinh viên phải có kỹ năng quản lý tài chính?
Khi chuyển tiếp từ trung học lên đại học, con người ta sẽ trở nên độc lập hơn. Nhiều sinh viên thậm chí còn đi du lịch khắp các quốc gia hoặc học đại học ở các thành phố mới. Đây chính là cơ hội để chúng ta bắt đầu tự đưa ra quyết định và cách tự quản lý đối với tiền bạc của mình.
Vì vậy, việc phát triển kỹ năng quản lý tài chính tốt ngay từ giai đoạn đầu là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có những lựa chọn tài chính khôn ngoan. Đồng thời xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai của mình.
Ngay cả khi đã tốt nghiệp đại học, những kỹ năng này vẫn tiếp tục “theo” bạn. Góp phần hỗ trợ quản lý hiệu quả thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Từ đó, hình thành bước đệm giúp con đường tới thành công trở nên đơn giản hơn.
Sinh viên cần làm gì để quản lý tài chính hiệu quả?
Lập kế hoạch chiến lược tài chính
Lập kế hoạch chiến lược tài chính nên được thực hiện ngay trước khi vào đại học. Nếu bạn chuẩn bị đi học tại một thành phố mới, bạn nên liệt kê tất cả các chi phí có thể có. Chẳng hạn như học phí, sách vở, tiền ăn uống, thuê nhà, vé xe,...
Đồng thời, nếu bạn đang có dự định đăng ký một khoản vay sinh viên. Thì cũng có thể thêm nó vào chiến lược của mình. Điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch tiết kiệm tiền để trả khoản vay sau khi học đại học.
Để có những ý tưởng thiết thực cho các khoản chi tiêu thực tế, hãy nói chuyện với cha mẹ và học hỏi kinh nghiệm của họ. Để từ đó có những hiểu biết cơ bản về các chi phí hàng ngày. Chẳng hạn như tiền điện, nước, mua đồ dùng,...
Cha mẹ có thể dạy bạn những nguyên tắc cơ bản về quản lý tài chính. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với anh chị em họ hoặc liên hệ bạn bè đã và đang học đại học. Để nắm rõ về tất cả các khoản phí cần thiết khi lên đại học.
Lập ngân sách cá nhân
Lập bảng ngân sách là bước rất quan trọng để trong việc phát triển kỹ năng quản lý tài chính cho sinh viên. Khi bạn bắt đầu lập bảng ngân sách, bạn sẽ hiểu được sự khác biệt giữa các khoản chi cần thiết và không cần thiết.
Ví dụ, trả học phí, điện nước và tiền thuê nhà là những thứ bạn không thể tránh khỏi. Trong khi mua thêm giày hoặc đi taxi đến trường đại học thay vì sử dụng phương tiện giao thông công cộng là một số chi phí có thể tránh được.
Việc cần làm trước tiên hãy liệt kê thu nhập của bạn. Chẳng hạn như thu nhập từ cha mẹ hoặc công việc làm thêm. Tiếp theo, liệt kê các khoản chi tiêu, bao gồm mọi thứ từ tiền sách đến tiền thuê nhà, tiền ăn uống đến tiền học. Cuối cùng, hãy dành một khoảng trống cho việc tiết kiệm hoặc chi tiêu của bản thân.
Sử dụng phần mềm hỗ trợ
Sử dụng phần mềm thu chi cá nhân cũng là cách hay để bạn quản lý hiệu quả tài chính của mình. Hiện có các app phổ biến như Money Lover, Wallet, Spendee,... Với chức năng lưu trữ, thống kê và báo cáo tài chính. Giúp bạn theo dõi dòng tiền vào ra trong ngày một cách dễ dàng.
Thiết lập một tài khoản tiết kiệm
Thiết lập một khoản tiết kiệm có thể giữ an toàn cho tài chính của bạn. Đây là khoản dự phòng cho những trường hợp cần tiền khẩn cấp. Hoặc cũng có thể là nguồn vốn để bạn có thể bắt đầu công việc đầu tư, kinh doanh sau khi học đại học. Do đó, hãy hình thành thói quen cân nhắc thanh toán trước khi tiêu tiền vào những việc không cần thiết.
Bí kíp chi tiêu hiệu quả dành cho sinh viên
Chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả không nhất định phải là thắt lưng buộc bụng. Làm sao mà vừa có thể cắt giảm chi tiêu, vừa đảm bảo cuộc sống thoải mái. Đó mới chính là nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Tự nấu ăn
Nhiều sinh viên cho rằng việc thuê phòng trọ không có bếp, không cần mua đồ nấu nướng là tiết kiệm tiền. Tuy nhiên nhận định này chưa chắc đã đúng. Trên thực tế việc tự nấu ăn giúp bạn tiết kiệm khoảng 50% chi phí so với việc ăn uống bên ngoài. Đồng thời còn đảm bảo sự an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chỉ vay mượn khi cần thiết
Tiền vay mượn không phải là một loại thu nhập. Do đó, chỉ khi bạn cần tiền để giải quyết những vấn đề quan trọng thì mới vay mượn. Đồng thời, phải ghi chép và lên kế hoạch cụ thể để tất toán hết nợ nần trước khi dùng tiền kiếm được để tiêu xài hay mua những món đồ xa xỉ.
Cân nhắc khi sử dụng thẻ tín dụng
Để tiết kiệm chi phí, bạn nên sử dụng tiền mặt thường xuyên hơn thay vì thẻ tín dụng. Bởi việc sử dụng thẻ sẽ khiến con người ta dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”. Đặc biệt nhất là đối với những khoản thanh toán lặt vặt, nhỏ lẻ.
Kiếm thêm thu nhập qua một công việc bán thời gian
Làm một số công việc bán thời gian khi rảnh rỗi đem lại nhiều lợi ích. Nó không chỉ giúp chúng ta làm quen với xã hội, thành thạo các kỹ năng. Bạn có thể dùng số tiền kiếm được để sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nếu kiếm được nhiều thì có thể gửi tiết kiệm vào thẻ ngân hàng hoặc đầu tư.
2 cách đầu tư kiếm tiền hiệu quả đối với sinh viên
Đối với sinh viên, do đang còn hạn chế về nguồn vốn cũng như kinh nghiệm. Nên cần cân nhắc lựa chọn kênh đầu tư an toàn, phù hợp với điều kiện của mình. 2 trong số những cách đầu tư kiếm tiền hiệu quả nhất dành cho sinh viên chính là:
- Gửi tiền ngân hàng: Đây là phương pháp an toàn và phổ biến nhất. Bởi khả năng xảy xa rủi ro tài chính gần như bằng 0. Tiền không những được cất giữ cẩn thận mà ít nhiều vẫn còn sinh lời.
- Đầu tư vào bản thân: Đầu tư vào bản thân là một trong những cách sinh lời khả quan nhất. Đầu tư học tập để kiếm thêm một số chứng chỉ quan trọng. Giúp bạn dễ dàng được thăng chức trong tương lai. Hoặc cũng có thể tự mở doanh nghiệp, bắt đầu kinh doanh ngay sau khi ra trường.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển kỹ năng quản lý tài chính. Qua đó biết tạo dựng cách sống độc lập hơn. Đồng thời, có thể hạn chế được rủi ro liên quan đến tiền bạc trong cuộc sống. Hãy tiếp tục đồng hành cùng RedBag. Để được hỗ trợ thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích khác nhé!
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN