Tất tần tật về thuế TNCN: tính thuế TNCN và các nghĩa vụ liên quan khác
- 1. Thuế TNCN là gì?
- 2. Hướng dẫn tính thuế TNCN
- 3. Hướng dẫn tra cứu thuế TNCN
- 1. Tra cứu bằng ứng dụng trên điện thoại
- 2. Tra cứu trên website của Tổng cục Thuế
- 4. Cân bằng tài chính cá nhân với sự có mặt của khoản chi tiêu mới
Thuế TNCN là một khái niệm không có gì mới mẻ, nhưng đối với những bạn trẻ vừa đi làm thì đây được xem là một khoản chi mới mà họ phải đóng hàng tháng. Với sự xuất hiện của một khoản chi cố định và không hề nhỏ này, Gen Z bắt buộc phải có sự điều chỉnh trong kế hoạch tài chính cá nhân, tức là có thêm một mục khoản chi mới vào bảng kế hoạch này. Chủ đề này sẽ được làm rõ ở phần cuối của bài viết. Trong khuôn khổ của bài viết này, RedBag sẽ cùng bạn tìm hiểu về một số nội dung chính:
- Thuế TNCN là gì?
- Cách tính thuế TNCN như thế nào?
- Cách tra cứu thuế TNCN như thế nào?
- Cân bằng tài chính cá nhân hiệu quả
Xem thêm: Những loại bảo hiểm cần thiết theo độ tuổi
Thuế TNCN là gì?
Trước khi nói về thuế TNCN, chúng ta cần cùng nhau làm rõ định nghĩa thu nhập cá nhân. Theo định nghĩa được cung cấp bởi Wikipedia: “Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Thông thường thu nhập cá nhân phải chịu đánh thuế thu nhập”. Trong khi đó, thuế TNCN chính là khoản mà một cá nhân phải đóng dựa trên mức thu nhập thực tế của mình. Thuế TNCN được tính bằng một phần nhất định (tính bằng %) của thu nhập chịu thuế (xem chi tiết tại phần Cách tính thuế TNCN).
Đóng thuế TNCN là nghĩa vụ của người lao động, số tiền thuế sẽ được chuyển vào ngân khố của chính phủ, và được sử dụng để phát triển những công trình phúc lợi xã hội, mang lại giá trị chung cho cộng đồng.
Hướng dẫn tính thuế TNCN
Công thức chung để tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế TNCN phải đóng = Thu nhập tính thuế (2) * Thuế suất (3)
Công thức chung tính thuế TNCN dành cho người mới
- (1) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập thực nhận - Các khoản được miễn thuế
- (2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
- (3) Thuế suất: được tính theo quy định của pháp luật, cụ thể như bảng bên dưới
Bậc | Thu nhập tính thuế | Thuế suất | Cách tính thuế 1 | Cách tính thuế 2 |
1 | Đến 5 triệu | 5% | 0 triệu + 5% thu nhập tính thuế | 5% thu nhập tính thuế |
2 | Trên 5 - 10 triệu | 10% | 0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu | 10% thu nhập tính thuế – 0,25 triệu |
3 | Trên 10 - 18 triệu | 15% | 0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu | 15% thu nhập tính thuế – 0,75 triệu |
4 | Trên 18 - 32 triệu | 20% | 1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu | 20% thu nhập tính thuế – 1,65 triệu |
5 | Trên 32 - 52 triệu | 25% | 4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu | 25% thu nhập tính thuế – 3,25 triệu |
6 | Trên 52 - 80 triệu | 30% | 9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu | 30 % thu nhập tính thuế – 5,85 triệu |
7 | Trên 80 triệu | 35% | 18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu | 35% TNTT – 9,85 triệu |
Hướng dẫn tra cứu thuế TNCN
Tra cứu bằng ứng dụng trên điện thoại
Bạn có thể tra cứu thuế TNCN dễ dàng thông qua ứng dụng eTax Mobile ngay trên điện thoại thông minh của mình.
- Bước 1: Tải ứng dụng eTax Mobile về điện thoại của bạn
- Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng bằng tài khoản bạn đã đăng ký trước đó. Nếu chưa đăng ký tài khoản, bạn có thể đăng ký bằng mã số thuế và số CCCD, hoặc đăng nhập trực tiếp bằng tài khoản VNeID
- Bước 3: Chọn mục Tra cứu nghĩa vụ thuế, sau đó chọn mục Tất cả nghĩa vụ thuế và tiến hành tra cứu
Lúc này hệ thống sẽ trả kết quả về thông tin chi tiết các khoản thuế đã nộp, phải nộp, nộp thừa hoặc được miễn trừ cho bạn.
Tra cứu trên website của Tổng cục Thuế
- Bước 1: Truy cập vào trang thông tin trực tuyến của Tổng cục Thuế tại địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn/, chọn mục Cá nhân và chọn Đăng nhập. Sau đó, bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản đã tạo trước đó, hoặc đăng nhập bằng tài khoản Định danh điện tử của bạn. Một cách khác, bạn cũng có thể thực hiện đăng nhập bằng Mã số thuế và số CCCD của mình.
- Bước 2: Chọn mục Tra cứu rồi chọn Tra cứu nghĩa vụ thuế. Tại đây, hệ thống sẽ trả kết quả cho bạn bao gồm các mục như: các khoản thuế đã nộp, các khoản còn phải nộp, nộp thừa, hoặc được miễn giảm…
Cân bằng tài chính cá nhân với sự có mặt của khoản chi tiêu mới
Bất kỳ có sự xuất hiện của khoản chi, hoặc khoản thu nhập mới nào, bạn cũng cần phải cân chỉnh lại kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn và dài hạn của mình. Trong trường hợp của thuế TNCN cũng vậy, vì đây là khoản chi phí cố định bạn phải chi mỗi tháng.
Một số lưu ý bạn cần quan tâm để điều chỉnh kế hoạch tài chính cá nhân của mình sao cho tối ưu:
- Thực hiện đánh giá lại tổng ngân sách của bạn: đánh giá một cách cẩn trọng và chi tiết nhất về thu nhập và chi tiêu của bạn. Xác định xem liệu rằng với mức thu và chi hiện tại, túi tiền của bạn có thể chấp nhận thêm 1 khoản chi là thuế TNCN được hay không. Nếu không, bạn sẽ phải tiếp tục cân nhắc xem khoản chi hiện tại nào là không quá cần thiết và có thể cắt giảm. Tối ưu nó để chừa lại khoảng trống cho khoản chi dành cho thuế TNCN.
- Luôn ưu tiên nhu cầu hơn là mong muốn
- Tính đến kế hoạch làm giảm thuế TNCN: bạn có thể linh hoạt đến việc tăng tiền đóng bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp để giảm số thu nhập tính thuế. Hoặc, bạn cũng có thể đăng ký người phụ thuộc để được miễn giảm thuế dựa vào cơ sở gia cảnh người nộp thuế.
- Sử dụng quy tắc 50/20/30: sử dụng 50% thu nhập của bạn cho các khoản chi thiết yếu, như: thuê nhà, ăn uống… 20% dùng cho các khoản đầu tư và tiết kiệm. Còn lại 30% dành cho những nhu cầu ít thiết yếu hơn, hoặc những mong muốn cá nhân của bạn.
- Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia: trong trường hợp bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự lập kế hoạch tài chính cá nhân, bạn có thể tham khảo ý kiến và lời khuyên của các chuyên gia trong ngành. Hoặc đơn giản hơn, là tìm kiếm những thông tin tài chính hữu ích và nhanh chóng nhất trên website của RedBag.
Tạm kết
RedBag là không chỉ là website tổng hợp và so sánh các sản phẩm tài chính: khoản vay, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, mà còn là nơi cung cấp thông tin, kiến thức tài chính hữu ích và thú vị cho bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính cá nhân, có mong muốn nâng cao kiến thức tài chính, thì blog của RedBag chính là nơi phù hợp dành cho bạn.
Thường xuyên theo dõi những cập nhật mới nhất từ blog của RedBag để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin tài chính nào!
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN