Tự doanh chứng khoán là gì? 1001 Điều cần biết về Tự doanh chứng khoán
- 1. Khái niệm Tự doanh chứng khoán là gì?
- 2. Đặc điểm tự doanh chứng khoán
- 3. Mục đích tự doanh chứng khoán
- 4. Các hình thức thực hiện tự doanh chứng khoán
- 5. Yêu cầu khi thực hiện tự doanh chứng khoán
- 6. Các quy định khi giao dịch tự doanh chứng khoán
- 7. So sánh tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán
Tự doanh là gì? Tự doanh chứng khoán là gì? Khối tự doanh là gì? Với các nhà đầu tư thì các khái niệm này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ hay không? Và nên làm gì để kiểm soát xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán tự doanh và nhà đầu tư?
Trong bài viết sau RedBag sẽ phân tích và làm rõ hơn vấn đề này tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng các nhà đầu tư mới theo dõi ngay sau đây!
1. Khái niệm Tự doanh chứng khoán là gì?
Với những nhà đầu tư lâu năm khái niệm tự doanh chứng khoán là gì không còn quá xa lạ. Nhưng với các nhà đầu tư mới đang bước đầu tìm hiểu về chứng khoán thì khái niệm này khá khó hiểu.
Tự doanh chứng khoán là khi các công ty chứng khoán trở thành nhà đầu tư.
Chính vì điều này, trước khi đi vào chi tiết khái niệm trên, chúng ta cần biết rõ tự doanh là gì?
Tự doanh hiểu đơn giản nhất là “tự kinh doanh”. Hiểu rộng hơn là hoạt động của một công ty tự kinh doanh để thu về lợi nhuận.
Như vậy, khi áp dụng vào thị trường chứng khoán chúng ta sẽ có ngay định nghĩa:
Tự doanh chứng khoán là một hoạt động mà các công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường.
Hiểu theo một cách khác, tự doanh là hoạt động mà các công ty chứng khoán được thực hiện. Thông qua hoạt động này, họ có quyền mua bán chứng khoán chính mình để thu về lợi nhuận chênh lệch giá và đảm bảo tính thanh khoản.
Tại thị trường Việt Nam, khi các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh họ phải đáp ứng các yêu cầu ghi rõ trong Luật chứng khoán như sau:
- Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng.
- Công ty chứng khoán từng được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
- Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của nhà đầu tư trước khi thực hiện lệnh của chính họ.
- Công ty chứng khoán phải thông báo cho khách hàng biết họ là đối tác trong giao dịch.
Một số trường hợp không được xem là tự doanh chứng khoán gồm:
- Mua hoặc bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch
- Mua hoặc bán cổ phiếu của chính công ty chứng khoán.
Hiện nay, HoSE và HNX đặt ra quy định lệnh tự doanh của các công ty chứng khoán có ký hiệu là P - để phân biệt với lệnh của nhà đầu tư nhằm đảo bảo lợi ích.
Khi đọc các định nghĩa trên, nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc rằng, nếu các công ty chứng khoán tự doanh thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Điều này là có thật, tuy nhiên theo các chuyên gia hoạt động kinh doanh hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Vì thế, thị trường chứng khoán Việt Nam không cấm hoạt động này mà các cơ quan quản lý sẽ trực tiếp kiểm soát để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Tất nhiên, sẽ luôn có những “lỗ hổng” về khung pháp lý, tính minh bạch thông tin… mà nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ.
2. Đặc điểm tự doanh chứng khoán
Nếu đã nắm rõ khái niệm chứng khoán tự doanh là gì thì ngay sau đây RedBag xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về đặc điểm của tự doanh chứng khoán nhé.
- Công ty chứng khoán thực hiện giao dịch tự doanh dưới danh nghĩa khách hàng hoặc nhà đầu tư.
- Doanh thu từ hoạt động này bao gồm từ hoa hồng và phí lợi nhuận 100% từ hoạt động đầu tư.
- Các công ty chứng khoán thường đầu tư tự doanh với quy mô lớn, đa dạng và hướng đến nhiều ngành nghề, nhiều thị trường.
- Những cá nhân thực hiện tự doanh tại các công ty phải là người có hiểu biết sâu rộng, kiến thức chứng khoán vững vàng, có khả năng phân tích chuyên nghiệp để mang lại lợi nhuận cao nhất.
Khi tự doanh công ty chứng khoán sẽ trực tiếp thu về lợi nhuận.
3. Mục đích tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán từng là chủ đề rất nóng hổi trên các diễn đàn, báo chí về kinh tế. Đặc biệt, sau hàng loạt tiêu cực bị phanh phui nhà đầu tư liên tục lên tiếng về tính công bằng, minh bạch trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, như đã đề cập, hoạt động này phù hợp với thông lệ quốc tế lẫn pháp luật Việt Nam. Bởi suy cho cùng nó mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế, đặc biệt với các công ty chứng khoán hoạt động này có các mục đích như sau.
- Công ty chứng khoán thu lợi nhuận từ chênh lệch giá: Các công ty chứng khoán có trong tay rất nhiều thuận lợi để giao dịch tự doanh (thông tin, kiến thức, đội ngũ…). Chính điều này sẽ giúp họ thu về lợi nhuận lớn từ hoạt động này.
- Tạo nguồn dự trữ để đảm bảo khả năng cung ứng: Một trong những nhiệm vụ của các công ty chứng khoán là đảm bảo tính thanh khoản. Chính vì thế, hoạt động tự doanh giúp họ dự trữ, đảm bảo khả năng cung ứng.
- Điều tiết thị trường: Nếu thị trường chứng khoán biến động mạnh thì các công ty chứng khoán sẽ phân tích để gợi ý các chiến lược điều tiết thị trường tốt nhất.
4. Các hình thức thực hiện tự doanh chứng khoán
Hiện tại, có 2 hình thức tự doanh chứng khoán như sau:
Tự doanh giao dịch trực tiếp:
- Là cách giao dịch giữa 2 công ty chứng khoán hoặc công ty chứng khoán với nhà đầu tư qua thương lượng.
- Đối tượng áp dụng hình thức giao dịch này là chứng khoán đăng ký giao dịch trên thị trường OTC.
- Một số ví dụ gồm: đấu giá cổ phiếu, mua cổ phiếu OTC, mua cổ phiếu IPO…
Tự doanh giao dịch gián tiếp:
- Là khi các công ty chứng khoán dưới danh nghĩa khách hàng hoặc nhà đầu tư. Lúc này họ tự đặt lệnh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
- Loại lệnh này có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào.
Các công ty chứng khoán nắm lợi thế lớn khi tự doanh.
5. Yêu cầu khi thực hiện tự doanh chứng khoán
Theo thống kê giao dịch tự doanh, có thời điểm “Tự doanh chứng khoán bán ròng hơn 600 tỷ đồng”. Và với các nhà đầu tư, thông tin này gây xung đột lợi ích với họ.
Cụ thể, khi các công ty chứng khoán tự doanh có thể xảy ra kịch bản: Bất cân xứng thông tin, không minh bạch và người rủi ro là khách hàng. Lúc này, các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính sẽ đưa ra các yêu cầu quy định về hoạt động tự doanh.
Cụ thể, ở thông tin tổng quan, Bộ Tài chính từng ra thông cáo báo chí như sau:
- Cho phép công ty chứng khoán tự doanh vì hoạt động này hợp pháp và tuân thủ thông lệ quốc tế.
- Pháp luật sẽ trực tiếp kiểm soát xung đột lợi ích.
- Các cơ quan quản lý sẽ giám sát, xử lý vi phạm một các thường xuyên.
Dưới đây là các yêu cầu của pháp luật về hoạt động tự doanh chứng khoán:
- Tách biệt quản lý: Nếu công ty chứng khoán vừa môi giới chứng khoán vừa tự doanh chứng khoán thì cần tách biệt quản lý 2 nghiệp vụ này. Cụ thể cần tách biệt: vốn, tài sản, con người, quy trình nghiệp vụ.
- Luôn ưu tiên khách hàng: Nguyên tắc ưu tiên khách hàng được luật quy định rất rõ. Cụ thể các lệnh giao dịch chứng khoán của khách hàng, nhà đầu tư cần xử lý trước lệnh công ty tự doanh.
- Bình ổn giá thị trường: Quy định cũng ghi rõ các công ty chứng khoán tự doanh nhằm thực hiện bình ổn giá thị trường chứng khoán.
- Hoạt động tạo tính thanh khoản: Khi xuất hiện các chứng khoán mới chưa có giao dịch thì công ty chứng khoán tự doanh cần mua bán để tạo tính thanh khoản.
Tuy nhiên, dù luật yêu cầu rất rõ nhưng các nhà đầu tư không thể an tâm khi mà khâu thực thi còn khá lúng túng. Đặc biệt trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022 hàng loạt tiêu cực ở thị trường chứng khoán bị phanh phui.
Theo nhận định từ các chuyên gia, để hoạt động tư doanh trở về đúng ý nghĩa tốt đẹp thì cần đảm bảo 3 điều: Khung pháp lý rõ ràng; Minh bạch thông tin; Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp và quy chuẩn đạo đức.
>> Tìm hiểu chứng khoán phái sinh là gì?
6. Các quy định khi giao dịch tự doanh chứng khoán
Nếu tìm hiểu kỹ khái niệm tự doanh chứng khoán là gì chúng ta sẽ thấy rằng ý nghĩa đích thực của nó vô cùng tốt đẹp. Trên thế giới, dù luôn xảy ra xung đột lợi ích (có kênh đầu tư nào mà không xung đột?) những tự doanh vẫn luôn được khuyến khích.
Ngược lại, nếu theo dõi các phần bình luận của nhà đầu tư Việt Nam trên báo chí và diễn đàn kinh tế, chúng ta sẽ thấy đa số họ phản đối nghiệp vụ tự doanh. Vì sao như thế? Có lẽ họ chưa biết rõ những quy định của pháp luật với nghiệp vụ này.
Dưới đây là các quy định khi giao dịch tự doanh chứng khoán:
Quy định về vốn pháp định:
- Quy định vốn pháp định tại các công ty chứng khoán có vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ đồng.
Quy định về hoạt động tự doanh chứng khoán:
- Các công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán cho tài khoản của mình.
- Nghiêm cấm mượn danh nghĩa người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
- Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng, nhà đầu tư trước khi thực hiện lệnh của mình.
- Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch.
- Trường hợp lệnh mua bán ảnh hưởng đến giá của một loại chứng khoán thì công ty chứng khoán không được giao dịch loại chứng khoán này. Bên cạnh đó họ cũng không được tiết lộ cho “người nhà”.
Quy định về tài khoản:
- Công ty chứng khoán muốn tự doanh phải là thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch chứng khoán tại chính công ty.
Nếu đọc các quy định về giao dịch tự doanh chứng khoán chúng ta sẽ thấy rằng hoạt động này được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên trên thực tế xung đột lợi ích luôn xảy ra. Điều này để hiểu cặn kẽ nhà đầu tư nên dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ nhé.
Nhiều nhà đầu tư mới cho rằng hoạt động tự doanh không minh bạch, công bằng.
7. So sánh tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán
Khi so sánh hai khái niệm tự doanh chứng khoán là gì và môi giới chứng khoán là gì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của hai hoạt động này.
Cụ thể, môi giới chứng khoán là một hoạt động trung gian của các công ty chứng khoán - tức họ đứng ở giữa để giúp mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng của mình để có “hoa hồng”.
Còn tự doanh chứng khoán là hoạt động mà chính các công ty chứng khoán là khách hàng, nhà đầu tư để kiếm lợi nhuận.
Dưới đây là bảng so sánh một số điểm khác biệt của tự doanh chứng khoán với môi giới chứng khoán.
Đặc điểm so sánh |
Tự doanh chứng khoán |
Môi giới chứng khoán |
Khái niệm |
Là hoạt động mà các công ty chứng khoán tự mua bán chứng khoán cho chính mình |
Là người đứng ở trung gian làm cầu nối cho khách hàng mua bán |
Nguồn vốn |
Kinh doanh bằng vốn chính mình |
Dùng vốn mà khách hàng gửi |
Lợi nhuận |
Từ chính việc mua bán chứng khoán |
Chỉ hưởng hoa hồng khi tư vấn hoặc giao dịch. |
Vốn điều lệ |
Tối thiểu là 50 tỷ đồng |
Tối thiểu 25 tỷ đồng |
Quyền tự doanh chứng khoán |
Được phép tự doanh chứng khoán |
Không được tự doanh chứng khoán |
Khi tìm hiểu tự doanh chứng khoán là gì chúng ta sẽ thấy rằng hoạt động này còn rất nhiều vấn đề cần được làm rõ. Với các nhà đầu tư, thay vì phản đối có lẽ nên chấp nhận nghiệp vụ này như một hình thức cạnh tranh trên thương trường vậy.
Bạn đọc hãy đăng ký tài khoản RedBag để nhận thông báo về các bài viết mới nhất về kiến thức đầu tư nhé!
Mời bạn đọc thêm:
>> Tổng hợp những thuật ngữ dùng trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết
Bài viết mới nhất
Xem tất cả3 cách đầu tư tiền thông minh giúp ví lúc nào cũng rủng rỉnh
Bạn lại không muốn dành chúng cho việc chi tiêu, sắm sửa mà lại muốn có một khoản tiền lời từ số tiền tiết kiệm này. Vậy hãy để RedBag mách ngay cho bạn 3 cách đầu tư tiên thông minh và hiệu quả sau.
Bài viết đọc nhiều
Cách đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt Nam nhanh & chính xác nhất
Đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt ở đâu giá cao? Đổi tiền Thái sang tiền Việt mất bao nhiêu phí? Cập nhật tỷ giá Baht Thái hôm nay & nơi đổi tiền Baht giá tốt.
1 EUR to VND: 1 EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay?
1 Euro bằng bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Đổi 1 Euro to VND ở đâu giá cao nhất? So sánh tỷ giá mua vào/bán ra 1 Euro VND hôm nay tại các ngân hàng. Xem ngay!
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng hiện nay
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng? Đổi 30 USD to VND tại tiệm vàng có giá cao hơn không? Top địa chỉ đổi 30 Dollar to VND giá cao nhất!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN