2 quy tắc quản lý tiền thông minh ai cũng nên biết
- 1. Tầm quan trọng của việc quản lý tiền thông minh?
- 2. 2 cách quản lý tiền thông minh được nhiều người áp dụng
- 1. Quy tắc 6 cái lọ
- 2. Quy tắc 50/20/30
- 3. Những kỹ năng cần thiết để quản lý tiền thông minh
- 1. Lên kế hoạch
- 2. Quản lý ngân sách
- 3. Biết đầu tư
Rất nhiều người cảm thấy việc quản lý chi tiêu là một áp lực rất lớn. Thậm chí còn khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng. Dù bạn là người có thu nhập thấp hay cao thì việc quản lý tiền thông minh là điều cực kỳ cần thiết.
Vậy làm thế nào để sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý? Hãy cùng RedBag tìm hiểu hai quy tắc đơn giản dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của việc quản lý tiền thông minh?
Quản lý tiền thông minh là một vấn đề nan giải mà không phải ai cũng làm tốt. Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều chị em phụ nữ thậm chí là cả đấng mày râu phải tìm tới các lớp học quản lý tài chính.
Trên thực tế, việc bạn biết cách chi tiêu phân bổ nguồn tiền hợp lý sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Có thể kể đến như:
- Hiểu rõ cách vận hành của tiền tệ, tìm ra nguyên nhân gây thâm hụt tài chính từ đó đưa ra phương án giải quyết.
- Biết quản lý và làm chủ đồng tiền. Nhờ có điều này mà mọi người dễ dàng chi tiêu hợp lý hơn, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà vẫn có tích lũy.
- Giảm tình trạng chi tiêu quá mức, không lãng phí tài chính vào những việc vô bổ. Cũng chính điều này sẽ giúp bạn tránh xa được các khoản vay, nợ trong tương lai.
- Khi biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc sống. Khoản tiền tích trữ được sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó trước các tình huống khẩn cấp như: Ốm đau, tai nạn, hiếu, hỉ…
- Một giá trị khác mà quản lý tiền bạc tốt đem đến cho bạn chính là tài sản tích lũy. Bạn có thể gửi ngân hàng sinh lời hoặc đem đi đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”.
2 cách quản lý tiền thông minh được nhiều người áp dụng
Có rất nhiều cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân đã được các chuyên gia kinh tế giới thiệu. Trong số đó phải kể tới quy tắc 6 cái lọ và 50/20/30.
Quy tắc 6 cái lọ
Tác giả của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” – T.Harv Eker đã từng chia sẻ quy tắc 6 cái lọ trong việc quản lý tiền bạc và được rất nhiều người ủng hộ. Theo đó, bạn hãy chia thu nhập trong một tháng của bạn tháng 6 lọ nhỏ khác nhau. Mỗi chiếc lọ sẽ tương ứng với mục đích sử dụng riêng. Cụ thể:
Lọ số 1: 55% thu nhập dành cho chi tiêu cần thiết
Chiếc lọ đầu tiên sẽ dùng để chi trả các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như: Tiền nhà, tiền ăn, xăng xe, đi lại, chi trả các loại hóa đơn mua sắm…
Lọ số 2: 10% thu nhập dành cho tiết kiệm
Nếu là người biết quản lý tài chính tốt thì bạn cần phải có một khoản tích lũy. Số tiền này sẽ dành để chi tiêu các việc khẩn cấp như ốm đau, mua nhà, mua xe… Người ta thường nói, suốt những năm 20 tuổi bạn có thể tự do tự tại nhưng tới năm 30 hãy có cho mình một cuốn sổ tiết kiệm, nó sẽ rất cần thiết với bạn sau này.
Lọ số 3: 10% thu nhập dành cho giáo dục
Chuyên gia khuyên, bạn nên dành ra 10% thu nhập để cho việc học tập và trau dồi kiến thức. Một vài khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc lớp học nấu ăn là gợi ý không tồi dành cho bạn.
Lọ số 4: 10% thu nhập dành cho hưởng thụ
Đừng bao giờ ép mình phải sống kham khổ. Hãy dành 10% thu nhập của bạn dành cho việc hưởng thụ như đi ăn hàng, mua sắm hoặc du lịch. Nên có thời gian để tận hưởng và cân bằng lại bản thân trước những áp lực của cuộc sống.
Lọ số 5: 10% thu nhập dành cho đầu tư
Như đã nói trước đó, người quản lý tiền tốt sẽ biết cách làm cho “tiền đẻ ra tiền”. Do đó, bạn hãy lấy 10% thu nhập của mình để làm vốn đầu tư. Có thể là mua cổ phiếu cũng có thể đem gửi quỹ ngân hàng… Lưu ý, số tiền trong lọ 5 này tuyệt đối không được dùng tới.
Lọ số 6: 5% thu nhập dành cho quỹ từ thiện
Quỹ sẽ dành để giúp đỡ những bạn bè, người thân trong tình huống cấp bách. Đôi khi làm một việc thiện sẽ giúp bạn cảm thấy mình sống có ích hơn.
Với quy tắc 6 cái lọ này, bạn có thể sử dụng các app quản lý tài chính cá nhân để có thể phân chia nguồn tiền đồng thời quản lý chúng một cách dễ dàng hơn.
Quy tắc 50/20/30
Tương tự như với quy tắc trên, với 50/20/30 bạn hãy chia nguồn thu nhập của mình thành ba phần tương ứng.
50% thu nhập dành cho chi tiêu hàng ngày
Bạn cần có một khoản kinh phí để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Chú ý, hãy giảm thiểu tối đa để các khoản phí không vượt quá ngưỡng 50% tổng thu nhập. Nếu không thể cắt giảm thì chắc chắn 2 phần sau bạn sẽ phải điều chỉnh.
20% thu nhập cho các mục tiêu tài chính
Các chuyên gia tài chính cho rằng, bạn nên dành 20% thu nhập của mình để lập quỹ dự phòng, tiết kiệm… Khoản tiền này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề xảy đến bất ngờ trong cuộc sống.
Ngoài ra, 20% này cũng được xem như khoản tích lũy dành cho tuổi nghỉ hưu. Như vậy, nếu làm tốt ở mục 20% thì bạn sẽ không cần quá lo cho năm tháng sau này.
30% thu nhập cho chi tiêu cá nhân
Đối với mục 30% này bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh một cách linh hoạt. Chi tiêu cá nhân này bao gồm: Mua sắm, du lịch, giải trí thư giãn,…
Những kỹ năng cần thiết để quản lý tiền thông minh
Một cá nhân muốn quản lý tốt chi tiêu của mình cần nắm chắc 3 kỹ năng cơ bản sau:
Lên kế hoạch
Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn nắm chắc được tình hình tài chính của bản thân từ đó điều chỉnh các khoản sao cho phù hợp. Ngoài ra, lên kế hoạch cũng sẽ giúp bạn có những định hướng, mục tiêu để cố gắng trong tương lai.
Quản lý ngân sách
Kỹ năng quan trọng nhất mà bạn cần có chính là quản lý tốt ngân sách. Hãy cân nhắc và phân loại để lọc ra những thứ cần và không cần chi. Nhờ đó, bạn có thể bảo vệc túi tiền của mình một cách tốt nhất.
Biết đầu tư
Đừng chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất mà hãy biến đồng tiền trong túi bạn sinh sôi. Bạn có thể áp dụng các cách tạo ra nhiều nguồn thu nhập như: Đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, bất động sản, mua vàng tích trữ hay gửi tiết kiệm,…
Đừng ngại đầu tư nếu bạn có ý tưởng. Trong trường hợp gặp khó khăn về vốn, hãy tham khảo các sản phẩm vay tại RedBag nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm tới các ứng dụng ngân hàng số tại RedBag. Với tính năng vay online cùng mức lãi suất cực kỳ ưu đãi, vấn đề về tài chính của bạn sẽ được giải quyết ngay lập tức.
Nhìn chung, có rất nhiều cách giúp bạn quản lý tiền thông minh. Vì thế, hãy tham khảo và chọn ra cho mình một phương pháp phù hợp nhất. Đừng quên để lại bình luận dưới bài viết của RedBag nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn nhé.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN