Cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật có gì hay khiến cả thế giới phải nể phục?
- 1. Luôn có một cuốn sổ chi tiêu gia đình
- 2. Không lãng phí thức ăn
- 3. Giảm thiểu chung những thứ không cần thiết
- 4. Đạp xe mọi lúc mọi nơi
- 5. Tiết kiệm cho thế hệ sau
- 6. Biết cách trì hoãn ham muốn
- 7. Sử dụng các sản phẩm giúp tiết kiệm tối đa
- 8. Không coi thường tiền lẻ
Là một đất nước đã từng trải qua sự tàn phá vô cùng khủng khiếp từ chiến tranh và thiên tai. Đến nay, Nhật Bản đã vươn mình trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta biết được rằng ngoài sự nỗ lực, kiên trì đến cùng, con người Nhật Bản cũng có lối sống tiết kiệm đáng nể phục.
Dưới đây là 8 cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật khá hay và thú vị. Mà bạn có thể học hỏi và áp dụng vào trong đời sống thường ngày. Hãy cùng RedBag tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Luôn có một cuốn sổ chi tiêu gia đình
Tuy là một đất nước mạnh về công nghệ, máy móc và ứng dụng, nhưng người Nhật vẫn rất thích sử dụng tiền mặt và sổ chi tiêu để ghi chép.
Thói quen ghi chép qua cuốn sổ tay nho nhỏ này bắt đầu từ một phương pháp tiết kiệm gọi là Kakeibo. Vào năm 1904, bà Motoko Hani - Nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản đã cho xuất bản trên tạp chí cuốn sổ chi tiêu đầu tiên. Được thiết kế dành riêng cho các bà nội trợ. Kể từ đó, Kakeibo đã và đang đồng hành cùng người Nhật trong hành trình xây dựng và duy trì lối sống cần kiệm.
Có thể khẳng định Kakeibo là công cụ đặc biệt hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân tốt. Bằng việc ghi lại tất cả những khoản chi tiêu hàng ngày của bản thân và gia đình, phương pháp đơn giản này giúp bạn tiết kiệm đến 35% chi tiêu trong một năm.
Đặc biệt, cuốn sổ Kakeibo của Nhật rất ưu tiên không gian dành cho những ghi chép về thực phẩm. Bởi theo người dân đất nước “Hoa anh đào” này, đây là lĩnh vực có thể gây lãng phí lớn nhất. Nhưng cũng thuận lợi nhất cho việc cắt giảm chi phí.
Ngoài việc theo dõi giá tiền của từng loại thực phẩm được ghi chép lại. Cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật qua cuốn sổ Kakeibo này còn giúp bạn biết được mình có đang ăn uống một cách lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng hay không?
Không lãng phí thức ăn
Nếu có cơ hội được dùng bữa cùng một hộ gia đình tại Nhật Bản. Bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi món ăn được nấu ít hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Mỗi bữa họ chỉ ăn vừa đủ để tránh tình trạng phải bỏ phí thức ăn.
Ngoài ra, cách chi tiêu tiết kiệm mà người Nhật thường hay sử dụng trong mỗi bữa ăn của mình đó là: Giảm thiểu thịt trong khẩu phần ăn. Bởi tại Nhật cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, giá thành thịt luôn cao hơn các loại rau, củ. Người Nhật luôn cố gắng giảm thiểu lượng thịt trong khẩu phần ăn mỗi khi có thể.
Một số gia đình còn duy trì thói quen dành 1 - 2 ngày trong một tuần chỉ để ăn rau.
Giảm thiểu chung những thứ không cần thiết
Không chỉ giảm thiểu số lượng đồ ăn trong một bữa, chỉ ăn với lượng vừa đủ. Người Nhật còn cố gắng cắt giảm những thứ không cần thiết trong nhà mình.
Tại những căn hộ ở Nhật Bản, bạn cũng có thể thấy sự sắp xếp và bài trí đồ đạc của họ. Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ, những thứ như chăn, màn, nệm để ngủ đều được gấp gọn và đưa vào tủ. Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng. Chính vì thế, một số đồ đạc tuy là cũ ở Nhật nhưng nhìn chẳng khác gì đồ mới.
Đạp xe mọi lúc mọi nơi
Thường khi nhắc tới Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến khu vực Shibuya với lượng người đi bộ qua lại lớn cũng như phương tiện di chuyển nổi tiếng là tàu điện ngầm. Thế nhưng, đó không phải là tất cả, ở những khu vực ít đông đúc hơn, người Nhật chọn lựa xe đạp làm phương tiện di chuyển là chủ yếu.
Vì sao ư? Nếu sử dụng ô tô hoặc xe máy, mỗi tháng họ sẽ phải tốn khá nhiều chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa cũng như bảo hiểm xe, chưa kể đến tiền xăng. Do đó, họ chọn xe đạp là phương tiện di chuyển, giúp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
Ngoài ra, trộm cắp ở Nhật Bản cũng là điều ít khi xuất hiện. Thế nên người Nhật có thể thoải mái đạp xe và đỗ tại nơi quy định mà không lo ngại chuyện mất xe.
Và nếu như khoảng cách quá lớn khiến họ không thể đạp xe được hay vì lý do nào đó. Thường người Nhật sẽ chọn những phương tiện công cộng để di chuyển. Vừa giúp tiết kiệm tiền vừa tiết kiệm tối đa thời gian. Ở một số khu vực, người Nhật thậm chí còn bán hết xe cộ cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng như phương tiện di chuyển chính.
Tiết kiệm cho thế hệ sau
Mặc dù tỷ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp. Thế nhưng với những gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ đều dành cho con cái. Vì thế, việc quản lý tài chính trong gia đình là việc rất quan trọng. Nhằm bảo đảm chi tiêu hợp lý và có đủ một khoản tiền lớn để đầu tư cho tương lai của con.
Thuế thừa kế tại Nhật Bản cũng khá cao nên phụ huynh Nhật thường không vung tiền mua sắm của cải để dành hay làm của hồi môn cho con. Đó là lý do khiến họ đầu tư nhiều cho con cái về mặt kiến thức, kỹ năng và những trải nghiệm xã hội quý báu.
Biết cách trì hoãn ham muốn
Đây là một trong những bài học tài chính đầu tiên mà người Nhật thường dạy cho con mình từ khi chúng còn rất bé. Cha mẹ thường nhắc nhở chúng rằng, càng tiết kiệm được nhiều chúng sẽ càng mua được những tài sản cá nhân có giá trị trong tương lai. Đó là lý do vì sao nhiều bậc phụ huynh ở Nhật thường khuyến khích con mình gửi tiền “lì xì” vào ngân hàng, thay vì chi tiêu cho những sở thích nhất thời.
Nếu bạn cũng muốn áp dụng cách này cho con mình, thì hãy nhớ giải thích thêm một số thuật ngữ tài chính để con hiểu. Chẳng hạn như cụm từ “lãi suất” khi gửi tiền lì xì hay tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Lãi suất sẽ là những gì ngân hàng trả cho con để vay số tiền đó. Đó là một tỷ lệ phần trăm có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, người Nhật cũng thường giúp những đứa trẻ ghi nhớ một điều: Không nên ỷ lại vào bất kỳ ai. Vậy nên, khi có cơ hội, sinh viên ở Nhật luôn được khuyến khích tìm công việc làm thêm để tự chi trả cho những nhu cầu cá nhân, bên cạnh ngân sách chung của gia đình. Theo thời gian, điều này sẽ giúp các bạn trẻ rèn luyện khả năng quản lý tài chính rất tốt.
Sử dụng các sản phẩm giúp tiết kiệm tối đa
Tại các công ty ở Nhật, người ta luôn tìm cách sáng tạo nên những sản phẩm giúp tiết kiệm tối đa cho người dùng. Những chiếc bồn vệ sinh xả nước vừa đủ, những sản phẩm điện lạnh tiết kiện điện hay những phát minh kì quặc tại Nhật Bản đều hướng tới mục đích tiết kiệm.
Không coi thường tiền lẻ
“Tích tiểu thành đại” là một nguyên tắc quan trọng trong cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật. Họ rất thích việc tiết kiệm những đồng xu nhỏ và không coi thường những đồng tiền này trong chi tiêu hàng ngày. Thói quen thướng thấy ở người Nhật là họ luôn cho tiền lẻ vào một chiếc lọ mỗi cuối ngày. Tại các cây ATM ở Nhật còn có khe để bạn nhét những đồng xu lẻ vào tài khoản của mình.
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN