BlogTài chính cá nhânCách lập bảng thu chi tài chính cá nhân chi tiết nhất

Cách lập bảng thu chi tài chính cá nhân chi tiết nhất

RedBag Team 24/08/2021
Loading...
  1. 1. Bảng thu chi tài chính cá nhân là gì?
  2. 2. Bước đầu lập bảng thu chi tài chính cá nhân trên Excel
  3. 3. Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng thu chi tài chính trên Excel
  4. 4. 3 lỗi sai khi lập bảng thu chi tài chính cá nhân mà ai cũng mắc phải
    1. 1. Không đặt ngân sách cụ thể
    2. 2. Quên theo dõi và thống kê
    3. 3. Bảng thu chi quá rườm rà

Việc xây dựng một bảng thu chi tài chính cá nhân là vô cùng cần thiết. Bảng tính này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý việc thu chi, tiết kiệm cũng như kiểm soát được ngân sách đầu tư. Vậy để tạo ra bảng thu chi chi tiết có khó không? RedBag sẽ chia sẻ đến bạn ngay trong bài viết dưới đây.

Bảng thu chi tài chính cá nhân là gì?

Không phải ai cũng nắm rõ về bảng thu chi tài chính cá nhân. Về bản chất, đây là bảng tổng hợp thông tin kế hoạch tài chính cá nhân, số liệu về tình hình thu chi, cho thấy tình trạng tài chính của một cá nhân nào đó. Bảng sẽ được chia thành các mục cụ thể liên quan tới thu nhập, chi phí chi tiêu thường ngày. 

bang-thu-chi-tai-chinh-ca-nhan-redbag-001

Thông qua việc thống kế số liệu, bảng tính sẽ cho bạn một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của bản thân. Một bảng phân tích tài chính cá nhân chính xác cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì mình có thể và không thể chi trả.

Nếu bạn nhận thấy "ví tiền" của bản thân đang có sự biến động do mất việc làm, dịch bệnh,… thì đây là thời điểm tốt nhất để bắt tay vào lập bảng thu chi đấy.

Bước đầu lập bảng thu chi tài chính cá nhân trên Excel

Có rất nhiều cách để lập bảng thu chi cho từng cá nhân. Bạn có thể sử dụng bảng tính trên Excel hoặc lựa chọn các ứng dụng quản lý chi tiêu khác. Những phần mềm này đều có các tính năng liệt kê và thống kê chi tiết khoản, mục. Nó đảm nhận vai trò giống như một cuốn sổ tay tài chính cá nhân vậy.

Để hiểu rõ cách lập bảng thu chi trên phần mềm, RedBag sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách lập bảng này trên Excel. Bởi dựa vào bảng tính này, bạn sẽ dễ dàng so sánh thu nhập và chi tiêu mà không gặp bất cứ khó khăn nào.

Trước tiên, để các khoản tiền rõ ràng và dễ quan sát, bạn cần chia nhỏ bảng tính ra thành các mục. 

Thu nhập

Cân đối kế toán

Đây là mục thể hiện toàn bộ những gì bạn có gồm tài sản đang sở hữu, vốn và các khoản nợ (nếu có). Chú ý, vốn chủ sở hữu sẽ được tính theo công thức: Tài sản – Khoản nợ. Ở mục này, bạn chỉ cần ghi chép lại giá trị gia tăng mà không bao gồm những khoản vốn ban đầu.

bang-thu-chi-tai-chinh-ca-nhan-redbag-002

Chi tiêu

Ở phần chi tiêu, hãy liệt kê rõ ràng và chi tiết các khoản phí sinh hoạt hàng ngày. Thống kê đầy đủ sẽ giúp bản báo cáo tài chính sau này của bạn chính xác hơn.

Đầu tư

Với những ai đang đầu tư thì có thể lập thêm mục này. Đầu tư ở đây ngoài việc chơi chứng khoán, tích trữ vàng hay bất động sản thì việc mua nhà trả góp cũng có thể liệt kê.

Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng thu chi tài chính trên Excel

Bước 1: Truy cập ứng dụng Excel trên máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Bước 2: Tạo số cột theo các đầu mục mà bạn cần. Cụ thể như:  Thu, chi, tiết kiệm và đầu tư. Việc tạo mục rõ ràng sẽ giúp bạn dễ tổng kết, so sánh và đối chiếu cuối tháng.

Bước 3: Từ các cột đã tạo phía trên, lần lượt nhập dữ liệu càng chi tiết càng tốt. Đừng quên gắn mốc thời gian cụ thể cho các khoản nhé. Với những dự định trong tương lai, bạn nên đặt rõ ngân sách và thời gian hoàn thành. Ví dụ, tiết kiệm 10 triệu cho quỹ hưu trí trong tháng 8/2021.

Bước 4: Sử dụng các hàm tính trong Excel để tổng hợp số liệu thu, chi. Kết quả được tổng kết bằng các hàm này có tính chính xác rất cao. Chỉ cần dùng lệnh Autosum (phím tắt Alt + =) và di chuột tới các ô cần tính. Nhấn Enter để ra kết quả. Hàm tính này sẽ cho bạn con số chuẩn xác tránh được tình trạng nhầm lẫn như cách tính bằng tay thông thường. 

Bước 5: Để biết số tiền còn dư hoặc thâm hụt trong tháng, hãy lấy Tổng Thu - Tổng Chi. So sánh chúng với mục tiêu ngân sách ban đầu và rút ra bài học kinh nghiệm.

Với các tháng tiếp theo, bạn chỉ cần sao chép bảng tính này và áp dụng là xong. Như vậy, chỉ cần một vài thao tác cơ bản với hàm tính được cài sẵn là bạn đã có một bảng thu chi tài chính cá nhân chi tiết rồi đúng không nào?

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các ứng dụng hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân khác như: Money Lover, Spendee, Mint,... Tính năng hiện đại của những ứng dụng này sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu khoa học, dễ dàng hơn.

Vậy nên, với việc lập bảng thu chi trên Excel hay bất kỳ ứng dụng hỗ trợ nào khác đều sẽ giúp bạn đánh giá tài chính cá nhân một cách chính xác hơn. Từ đó, dễ dàng cân đối và kiểm soát dòng tiền hiệu quả.

3 lỗi sai khi lập bảng thu chi tài chính cá nhân mà ai cũng mắc phải

Với những người mới bắt đầu thì việc lập ra các bảng thu chi tài chính cá nhân sẽ gặp không ít khó khăn. Đây cũng chính là lý do khiến cho bảng kết quả thiếu tính chính xác. Dưới đây là một vài lỗi sai mà nhiều người mắc phải:

Không đặt ngân sách cụ thể

Một số người cho rằng việc lập bảng thu chi chỉ cần ghi chép lại các con số. Và họ nghĩ rằng cách làm số thu chi cá nhân bằng việc ghi chép như vậy là đã quản lý được tài chính cá nhân. Đây là suy nghĩ rất sai lầm.

Ngân sách trong mọi kế hoạch đều rất quan trọng. Chỉ khi xác định được ngân sách chi tiêu bạn mới có thể đi được đến đích. Hãy coi ngân sách giống như chiếc chuông ở đích, nếu bạn không biết chuông ở vị trí nào thì việc tìm đường đi tới là vô cùng khó khăn.

Do đó, hãy xác định và viết ra ngân sách dự kiến trong tháng. Sau đó, lập kế hoạch chi tiết để đảm bảo mọi khoản chi tiêu đều nằm trong dự trù của bạn.

bang-thu-chi-tai-chinh-ca-nhan-redbag-003

Quên theo dõi và thống kê

Quên điền và theo dõi khoản thu chi cũng sẽ khiến bạn gặp rắc rối khi tổng kết vào cuối tháng. Bạn sẽ không thể biết mình đã chi tiền vào khoản gì, lúc nào? Không nắm được tiền đã đi đâu thì có nghĩa kế hoạch tài chính và bảng thu chi mà bạn lập ra là vô dụng.

Vì vậy, hãy dành một vài phút vào cuối ngày để liệt kê lại các khoản chi tiêu. Như thế, bảng thu chi cuối tháng mới đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất.

Bên cạnh đó, giải pháp dành cho người không hay nhớ chính xác các khoản chi tiêu của mình, đó là: Dừa vào bảng sao kê của ngân hàng nếu bạn có sử dụng thẻ. Sau đó, chỉ việc xem xét và phân loại vào các mục trong bảng Excel của mình.

Bảng thu chi quá rườm rà

Việc thống kê chi tiết là vô cùng cần thiết nhưng hãy liệt kê chúng thật khoa học. Thay vì viết từng khoản chi nhỏ lẻ, bạn nên nhóm vào thành từng mục tổng quan. Ví dụ, tiền chi trả điện, nước, cước mạng, sửa chữa đồ dùng trong nhà nên nhóm vào mục chi phí sinh hoạt. Việc gom các đối tượng nhỏ lẻ vào mục lớn sẽ giúp bảng thu chi khoa học hơn và bạn cũng không bị rối mắt mỗi khi đọc.

Bên cạnh việc lập kế hoạch ngắn hạn bạn cũng đừng quên lên kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời cho mình. Việc hoạch định tài chính trọn đời sẽ giúp bạn tiến gần hơn với tự chủ tài chính và giúp bạn tránh được không ít rủi ro trong tương lai.

Nhìn chung, lập bảng thu chi tài chính cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp bạn dễ dàng quản lý, hoạch định chi tiêu ở hiện tại và tương lai. Không chỉ vẽ nên một bức tranh tài chính tổng quát mà qua đó, bạn còn rèn luyện được thêm các kỹ năng như: Quan sát, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu. Cũng như biết cách điều chỉnh, cân đối để nguồn tài chính luôn ổn định.

Quản lý tài chính cá nhân có rất nhiều khía cạnh mà bạn cần tìm hiểu và đào sâu. Mỗi một vấn đề sẽ có những cách giải quyết riêng, ngay cả tài chính cũng vậy. Do đó, hãy tìm hiểu và chọn cho mình hướng đi đúng đắn, phù hợp nhất. Trong lĩnh vực này, người thông minh sẽ biết cách để "tiền đẻ ra tiền" thay vì giữ chúng trong két sắt.

Nếu có cách lập bảng thu chi nào khác hay ho và hiệu quả, đừng ngần ngại chia sẻ nó dưới phần bình luận của RedBag để mọi người cùng biết nhé!

RedBag

Bài viết mới nhất

Xem tất cả

Bài viết đọc nhiều

Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!

Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN