Cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả trong mùa dịch COVID - 19
- 1. Vì sao cần thắt chặt việc quản lý chi tiêu gia đình trong mùa dịch?
- 2. 4 cách quản lý chi tiêu hiệu quả cho gia đình vượt qua mùa dịch
- 1. Đánh giá chính xác tình hình tài chính của gia đình bạn
- 2. Hãy tiết kiệm tiền
- 3. Tạo thêm nhiều nguồn thu nhập khác
- 4. Cố gắng bảo vệ sức khỏe bản thân
Vừa qua, dịch bệnh COVID-19 không chỉ đem đến những tác động xấu cho sức khỏe của con người, mà còn khiến nền kinh tế nước nhà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Nỗi lo về tiền bạc và mưu sinh dường như lại một lần nữa đè nặng trên vai của mỗi người. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có những cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả để vượt qua mùa dịch này.
Vì sao cần thắt chặt việc quản lý chi tiêu gia đình trong mùa dịch?
Theo khảo sát vừa được công ty nghiên cứu thị trường Ipsos (Pháp) công bố, tác động của dịch bệnh COVID-19 lên những gia đình có thu nhập trung bình - thấp của Việt Nam là khá nặng nề, so với nhóm thu nhập cao.
Khảo sát cho biết chỉ có 10% số người tham gia khảo sát nói gia đình họ không bị ảnh hưởng về mặt tài chính. Trong khi, các hộ gia đình trong nhóm thu nhập thấp là người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 17% trong số họ phải chịu cắt giảm tài chính hơn 50%. 41% có thu nhập gia đình giảm hơn 20% vì dịch COVID-19.
Do đó, nếu không có cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả trong lúc này, sẽ rất khó để gia đình bạn vượt qua được mùa COVID.
Theo đó, nghệ thuật quản lý tài chính thường được phân chia theo 3 cấp độ:
- Quản lý tài chính cá nhân.
- Quản lý chi tiêu cho gia đình.
- Quản lý tài chính doanh nghiệp.
Trong đó, ngân sách tài chính gia đình là cấp độ dễ xảy ra biến động nhất. Các sự việc ngoài dự tính có thể xảy ra bất kỳ lúc nào như có thêm em bé, mua sắm các vật dụng cho gia đình hay lỡ xảy ra sự cố hi hữu,…. Vì vậy, bạn cần có một kế hoạch tài chính gia đình rõ ràng. Đồng thời, dự báo được những rủi ro có thể xảy đến để đưa ra phương án giải quyết kịp thời.
4 cách quản lý chi tiêu hiệu quả cho gia đình vượt qua mùa dịch
Nếu bạn là một người không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính gia đình. Bạn có thể tham khảo qua 4 cách quản lý chi tiêu hiệu quả dưới đây để giúp gia đình mình vượt qua cơn khủng hoảng trong mùa COVID-19.
Đánh giá chính xác tình hình tài chính của gia đình bạn
Dù tình hình gia đình bạn có đang ở mức độ nào đi nữa, thì bạn cũng nên thường xuyên phân tích và đưa ra đánh giá cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn nắm được ngân sách gia đình mình đang ở mức độ an toàn hay báo động để có điều chỉnh thu chi hợp lý.
Ash Exantus - Giám đốc Giáo dục Tài chính tại BankMobile đã nhấn mạnh: "Điều quan trọng nhất trong giai đoạn hiện tại là mọi người trong gia đình phải xem xét lại các nghĩa vụ tài chính của mình. Xem xét những khoản có thể cắt giảm và chỉ ưu tiên những thứ cần thiết."
Việc này có thể gây nên những căng thẳng. Nhưng theo các chuyên gia, đây cũng là thời điểm để những thành viên trong gia đình học cách quản lý tài chính. Xây dựng thói quen chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà (nếu không có nhà riêng), tiền điện, nước, thuốc men hoặc nhu yếu phẩm rất khó để cắt giảm. Tuy nhiên, một số khoản khác như chi phí cho cà phê, mua sắm, giải trí, thuốc lá, nhậu nhẹt và gặp gỡ bạn bè,… là những khoản có thể hạn chế tạm thời.
Do đó, để đánh giá chính xác tình hình tài chính của gia đình mình. Bạn cần có cuốn sổ nhỏ hoặc phần mềm, công cụ giúp bạn quản lý tốt thu chi gia đình.
Hãy tiết kiệm tiền
Tiết kiệm luôn là phương pháp quản lý tài chính hiệu quả, giúp bạn giảm bớt áp lực tiền bạc gia đình mỗi ngày. Nhất là trong mùa dịch bệnh như thế này, việc tiết kiệm cần được đẩy mạnh hơn nữa. Bằng mọi cách, hãy gia tăng khoản tiết kiệm của cá nhân và gia đình càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra, bất cứ một khoản thu nhập phát sinh nào trong giai đoạn này cũng là cơ hội tốt để góp vào quỹ tiết kiệm. Càng có kế hoạch chi tiêu khả thi, gia đình bạn sẽ càng mau chóng vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này. Chẳng hạn, nếu 1 tuần, bạn tiết kiệm được 200.000 đồng. Đồng nghĩa với sau 1 năm, bạn có thể để dành được 1 khoản tiền chừng 9.6 triệu đồng. Một con số không hề nhỏ.
Chúng ta có thể tiết kiệm bằng nhiều cách như:
- Mua hàng giảm giá.
- Tự nấu ăn tại nhà.
- Không mua những đồ đạc, vật dụng không cần thiết.
- Tiết kiệm điện và nước.
- Hạn chế ra ngoài và tụ tập bạn bè.
Tạo thêm nhiều nguồn thu nhập khác
Nếu bạn đang trong thời gian giãn cách xã hội và phải ở nhà thì việc tìm thêm những nguồn thu nhập khác là điều cần thiết. Khoảng thời gian này, bạn cần nên biết bản thân mình có những kĩ năng nào nổi trội. Để từ đó có thể tìm kiếm thêm những công việc khác nhằm gia tăng thu nhập.
Có thể thấy, giai đoạn này là “điều kiện” tốt cho thương mại điện tử phát triển. Người dùng sẽ có xu hướng mua đồ qua các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội và đặt đồ ăn trên các ứng dụng.
Do đó, bạn có thể tự tạo gian hàng của mình trên các kênh này, dựa trên kĩ năng mà mình có. Ví dụ: Nấu ăn, bán quần áo, làm cộng tác viên bán hàng, làm đồ handmade hay viết Blog kiếm thêm thu nhập.
Cố gắng bảo vệ sức khỏe bản thân
Bảo vệ bản thân trước dịch bệnh không những giúp chúng ta quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn mà còn giúp tiết kiệm được một khoảng tiền đáng kể. Hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mắc phải COVID-19? Bạn sẽ phải cách ly và chữa trị trong một khoảng thời gian dài. Điều đó sẽ làm cho bạn mất đi thu nhập cũng như tiêu tốn khá nhiều chi phí phát sinh trong suốt quá trình điều trị.
Không chỉ có mùa COVID-19 mới cần phải giữ gìn sức khỏe. Mà ngay cả trong những ngày bình thường, bạn và gia đình cũng cần bảo vệ sức khỏe để tránh mắc các bệnh khác.
Hãy hạn chế những khoản tiền thuốc men và chữa bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh. Hay tập thể dục thường xuyên và nâng cao sức khỏe mỗi ngày. Đây cũng là cách quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả nhất mà chúng ta cần lưu ý.
RedBag hy vọng cá nhân nên tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình để cùng nhau để xóa tan dịch bệnh này nhé!
Bài viết mới nhất
Xem tất cảBật mí công thức 4M đầu tư chứng khoán không bao giờ sợ lỗ
Nhảy vào thị trường đầu tư chứng khoán với sự mơ hồ về kiến thức sẽ khiến cho người trẻ gặp phải những thất bại không đáng có. Hãy cẩn thận!
Giải quyết bài toán mua nhà cho gia đình với bản kế hoạch tài chính chi tiết
Sở hữu căn nhà cho riêng mình đã và đang là đích đến của nhiều người. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này vốn không phải là một điều dễ dàng nếu ngay từ đầu chúng ta không biết cách lập kế hoạch tài chính mua nhà.
Vũ Nhật Khánh: “Áp lực mục tiêu tài chính tuổi 30 là do mình tạo ra”
Bước đầu quản lý tài chính cá nhân, ai cũng sẽ có những mục tiêu cho riêng mình. Song mục tiêu tài chính tuổi 30 có lẽ sẽ đặc biệt hơn vì đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Điều này tạo ra không ít áp lực dành cho những người trẻ.
Bài viết đọc nhiều
Tậu ngôi nhà, căn hộ đầu tiên của bạn: hướng dẫn từng bước
Những người trẻ tài năng đang có mục tiêu sở hữu ngôi nhà, căn hộ cho riêng mình trước tuổi 30, thường sẽ đối mặt với những băn khoăn, như: cần bao nhiêu tiền thì có thể tậu được ngôi nhà, căn hộ đầu tiên; quản trị tài chính cá nhân với khoản nợ, khoản trả góp mua nhà; các bước chi tiết để mua nhà. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết của RedBag.
Nguyên tắc 28/36 giúp bạn giảm gánh nặng từ những khoản nợ
Gánh nặng nợ vay là nỗi ám ảnh lớn nhất của những người trẻ muốn sở hữu ngôi nhà của riêng mình từ sớm. Vay mua nhà và ngay sau khi tận hưởng được niềm vui của việc có nhà mới, người trẻ ngay lập tức phải gánh chịu những áp lực từ lãi vay và gánh nặng phải chi trả các khoản vay nợ mua nhà, mua đồ nội thất. Đây quả là một trải nghiệm không hề dễ chịu.
Ổn định tài chính - Bước chuyển mình quan trọng của người trẻ
Giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác luôn là những điều không dễ dàng đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt là bước chuyển đổi từ giai đoạn mới đi làm sang giai đoạn ổn định tài chính. Tại đây, người trẻ phải đối mặt với rất nhiều điều mới mẻ, những kiến thức cần bổ sung và những kế hoạch mới phải thiết lập để sẵn sàng với thử thách mới.
10 thói quen để đạt được tự do tài chính, nghỉ hưu sớm
Tự do tài chính là mục tiêu chính trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng, đạt đến tự do tài chính là một con đường dài và đầy khó khăn đối với người trẻ. Hình thành những thói quen tài chính đúng đắn ngay từ sớm là một cách đơn giản và hữu ích để người trẻ sớm thành công trong mục tiêu đạt được trạng thái tự do tài chính.
Gen Z đa nhiệm: Làm nhiều nghề cùng lúc, nhưng đôi khi bỏ quên việc tối ưu tài chính cá nhân
Đa nhiệm là một tính từ được dùng phổ biến khi nói đến Gen Z, để mô tả khả năng đảm nhiệm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng một lúc. Đây là một trong những đặc điểm giúp cho Gen Z nổi bật hơn những thế hệ trước. Đa nhiệm, năng động, tự tin, sáng tạo là một bộ những tính từ gắn liền với Gen Z. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá tính đa nhiệm của Gen Z trong công việc.
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN