Đường trung bình MA là gì? Cách sử dụng đường MA trong chứng khoán hiệu quả cao
- 1. Đường MA là gì?
- 2. Các loại đường MA trong chứng khoán
- 3. Chu kỳ của các đường MA trong chứng khoán
- 4. Ý nghĩa của đường trung bình động MA trong chứng khoán
- 5. Cách tính đường trung bình động MA trong chứng khoán
- 6. Cách vẽ đường MA trong chứng khoán chi tiết
- 7. Cách sử dụng đường Moving Average hiệu quả nhất
Khi phân tích thị trường chứng khoán chúng ta phải dựa vào nhiều công cụ khác nhau như đường MA, đường EMA hay SMA. Trong đó, đường trung bình MA được dùng nhiều hơn cả. Vậy đường trung bình MA là gì? Mời bạn đọc theo dõi ngay trong bài viết sau đây nhé.
1. Đường MA là gì?
Theo các chuyên gia chứng khoán, để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì người chơi cần có kiến thức về toán học. Thuật ngữ đường MA trong chứng khoán là một trong những chỉ báo kỹ thuật mang tính toán học như thế.
Vậy đường MA trong chỉ số chứng khoán là gì? Khi nhìn khái niệm này dưới góc độ toán học thì liệu có dễ hiểu về bản chất, nguyên lý hoạt động hay không? Và trên hết, vai trò của đường MA có ý nghĩa ra sao với nhà đầu tư khi phân tích biểu đồ?
Đường MA là thuật ngữ quan trọng để phân tích thị trường chứng khoán.
Ngay dưới đây là các thông tin đầy đủ về đường trung bình động - một chỉ báo đơn giản mà quan trọng để các nhà đầu tư xem, hiểu biểu đồ.
Đường MA là gì? Đường MA hay còn được gọi đường trung bình động (Moving Average) là thuật ngữ dùng khi phân tích thị trường chứng khoán để biết biến động, chỉ báo xu hướng của giá cổ phiếu ở một khoảng thời gian.
Mục đích của đường MA trong chứng khoán là theo dõi giá (vận động lên hay xuống hoặc không có xu hướng). Đường MA là loại chỉ báo chậm, không có tác dụng dự báo do nó vận động theo giá được hình thành trước đó.
Khoảng thời gian đường MA bao gồm: MA ngắn hạn (10 hoặc 20 ngày); MA trung hạn (50 ngày); MA dài hạn (100 hoặc 200 ngày).
2. Các loại đường MA trong chứng khoán
Hiện nay trên thị trường chứng khoán có 3 loại đường trung bình động được dùng khi phân tích kỹ thuật chứng khoán, gồm: Đường SMA, đường EMA và đường WMA.
Dưới đây là các thông tin chi tiết về các loại đường MA trong chứng khoán.
- Là viết tắt của đường Simple Moving Average trong tiếng Anh.
- Là loại đường MA tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa ở một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
Đường EMA
- Là viết tắt của đường Exponential Moving Average trong tiếng Anh
- Là loại đường MA lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ. Với loại này sẽ thường áp dụng ở các biến động giá gần nhất. Chính điều này đường EMA sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các tín hiệu thất thường nhanh hơn đường SMA.
Đường WMA
- Là viết tắt của đường Weighted Moving Average trong tiếng Anh.
- Là loại đường trung bình tỷ trọng tuyến tính. Cụ thể đường WMA sẽ chú trọng vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Điều này có nghĩa, đường WMA thường áp dụng vào các bước giá có khối lượng giao dịch lớn.
Đường MA trong chứng khoán không có tác dụng dự báo nếu đứng riêng lẻ.
Như vậy, ngoài thắc mắc đường MA là gì thì ngay sau khi phân loại, các nhà đầu tư mới sẽ tự hỏi: trong 3 loại trên thì dùng loại nào tốt hơn? Hay nói cách khác nên dùng các đường MA này lúc nào? Dưới đây là một vài gợi ý sơ nét:
- Các đường MA ngắn hạn, dài hạn sẽ thích hợp với việc phân tích thị trường đơn lẻ. Cụ thể, những đường MA này sẽ là chỉ báo phù hợp để biết xu hướng giá và nhà đầu tư tìm được điểm thay đổi xu hướng này.
- Các loại đường EMA, WMA nên sử dụng ở khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch mua bán. Còn đường SMA nên sử dụng với khoảng thời gian dài để tìm ra xu hướng tổng quát.
Lưu ý: Như đã đề cập, đường trung bình động không có tác dụng dự báo. Vì thế, khi đầu tư chứng khoán nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều chỉ báo khác để so sánh, đối chiếu, phân tích và đưa ra kết luận đúng đắn nhất.
>> Tổng hợp những thuật ngữ dùng trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết
3. Chu kỳ của các đường MA trong chứng khoán
Thực chất chúng ta vừa tìm hiểu về chu kỳ của các đường MA trong phần khái niệm đường MA là gì là ở trên. Cụ thể, chu kỳ ở đây là các khoảng thời gian ngắn - trung - dài hạn của đường trung bình động.
Trong thuật ngữ chứng khoán, ký hiệu đầy đủ của đường MA: MA (n). Trong đó n là chỉ số chu kỳ - tức khoảng thời gian xét để lấy giá trị trung bình. Chính vì thế chúng ta sẽ thấy nhiều khái niệm được đặt ra như: MA20 là gì, MA50 là gì, MA200 là gì…
Để giúp các nhà đầu tư mới hiểu hơn về chu kỳ các đường MA trong chứng khoán, RedBag sẽ đưa ra ví dụ như sau.
Ví dụ: n = 10:
- Là chu kỳ 10, xét 10 phiên giao dịch với 10 mức giá khi đóng cửa giao dịch. Lúc này giá trị của đường MA là trung bình của 10 mức giá này.
- Trường hợp đường MA trượt về sau một phiên thì chúng ta sẽ có một tổ hợp với 10 mức giá khi đóng cửa mới. Lúc này, chu kỳ này sẽ cho một giá trị mới cho đường MA.
Ngoài ra, khi phân tích đường MA trong chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến 2 đặc điểm là độ mượt và độ trễ (vốn được quyết định bởi chu kỳ).
Độ mượt:
- Là khái niệm thể hiện sự nhạy cảm của đường MA với đường giá.
- Khi đường MA cách xa đường giá thì độ mượt cao - tức sự nhạy cảm giảm.
- Khi đường MA nằm sát đường giá thì độ mượt thấp - sự nhạy cảm cao đồng nghĩa sẽ phản ánh toàn bộ biến động giá chứng khoán.
- Độ mượt của đường MA càng thấp hoặc càng cao thì càng khó để nhà đầu tư dự báo xu hướng giá.
Độ trễ:
- Là khái niệm thể hiện khả năng khả năng phản ứng của đường MA so với đường giá.
- Độ trễ đường MA thấp khi nó phản ứng kịp thời với biến động giá chứng khoán - tức giá chứng khoán tạo đỉnh thì đường MA cũng tạo đỉnh. Lúc này nhà đầu tư sẽ nắm được xu hướng, xác định được thời điểm giao dịch tốt nhất.
- Độ trễ đường MA cao khi nó phản ứng trễ với sự biến động giá chứng khoán - tức khi giá chứng khoán tạo đáy nhưng đường MA phải mất một thời gian mới tạo đáy. Lúc này nhà đầu tư sẽ gặp khó trong việc nắm bắt xu hướng.
Qua những phân tích trên, chúng ta sẽ thấy rằng để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì người chơi cần có kiến thức về toán học là vậy. Hoặc nhà đầu tư cũng có thể “bỏ túi” tất cả những kiến thức trên với 3 điều gói gọn như sau:
- Đường MA có chu kỳ là một số nguyên dương bao gồm 3 loại chín là chu kỳ ngắn hạn, chu kỳ trung hạn và chu kỳ dài hạn.
- Chu kỳ đường MA càng ngắn hạn thì độ mượt của MA sẽ càng thấp đồng thời độ trễ của MA càng ngắn.
- Chu kỳ đường MA càng dài thì độ mượt của MA sẽ càng cao đồng thời độ trễ của MA càng cao.
Khi phân tích đường MA nhà đầu tư cần quan tâm độ mượt, độ trễ.
4. Ý nghĩa của đường trung bình động MA trong chứng khoán
Khi tìm hiểu đường MA là gì nhiều nhà đầu tư mới cho rằng thuật ngữ này không có ý nghĩa bởi vì “không có tác dụng dự báo”. Tuy nhiên, đó là một nhận định sai lầm, bởi bất kỳ công cụ nào đều có một ý nghĩa đích thực đằng sau đó.
Dưới đây là 2 ý nghĩa cơ bản của đường trung bình động MA trong chứng khoán:
So sánh giá trị cổ phiếu:
- Đường MA là một công cụ giúp nhà đầu tư phân tích chứng khoán. Qua đó hỗ trợ họ trong việc so sánh giá trị của cổ phiếu ở từng giai đoạn khác nhau và đưa ra dự đoán về xu hướng trong thời gian tới.
- Có nghĩa, đường MA sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra giá cổ phiếu trung bình ở quá khứ, so sánh và dự đoán về giá trong tương lai lời hay lỗ để đầu tư. Tất nhiên, việc dự đoán giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư:
- Giá trị đường MA tại một giai đoạn phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư ở chính giai đoạn đó. Mà kỳ vọng sẽ cho biết sự lạc quan, tin tưởng của nhà đầu tư về giá cổ phiếu ở tương lai.
- Ví dụ, nếu giá cổ phiếu ở thời điểm này cao hơn mức giá cổ phiếu trung bình ở thời điểm trước thì cho thấy nhà đầu tư có kỳ vọng cao - tức là qua đây có thể dự đoán cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng giá ở tương lai.
Như vậy, có thể hiểu rằng, đường trung bình động MA trong chứng khoán không có tác dụng dự báo nếu nó đứng riêng lẻ. Và nó sẽ có tính dự báo, giúp nhà đầu tư dự đoán khi kết hợp với nhiều yếu tố khác trong phân tích chứng khoán.
5. Cách tính đường trung bình động MA trong chứng khoán
Trong các loại đường trung bình động MA thì đường SMA được sử dụng nhiều nhất với công thức tính như sau.
SMA = (G1 + G2 +….+Gn)/n
Trong đó:
- G1, G2…Gn: Là mức giá trong khoảng thời gian n
- n: Là khoảng thời gian
Ví dụ: Nếu chúng ta vẽ đường SMA 10 kỳ thì chúng ta sẽ cộng giá ở thời điểm đóng cửa của 10 ngày trước đó, sau đó đem chia cho 10. Kết quả, chúng ta sẽ tính được giá đóng cửa trung bình của 10 ngày mà chúng ta cần.
Có thể vẽ đường MA dễ dàng trên các tài khoản chứng khoán.
6. Cách vẽ đường MA trong chứng khoán chi tiết
Trên thực tế việc tìm hiểu đường MA là gì mới là bước khó nhất với nhà đầu tư. Còn cách vẽ đường MA trong chứng khoán đều đã có sẵn công cụ hỗ trợ.
Cụ thể, nếu nhà đầu tư đã có tài khoản trên các sàn hoặc các công ty chứng khoán thì có thể dùng ngay ứng dụng sẵn có này để vẽ đường MA với các bước như sau:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản và gõ tên loại đường MA ở phần tìm kiếm.
- Bước 2: Thiết lập các thông số theo công thức của từng loại đường MA mà nhà đầu tư cần vẽ.
- Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị trên biểu đồ một cách nhanh chóng - nhà đầu tư phân tích theo biểu đồ này.
7. Cách sử dụng đường Moving Average hiệu quả nhất
Chúng ta có thể vẽ đường Moving Average nhanh chóng từ hệ thống được tích hợp sẵn. Nhưng điều khó nhất và quan trọng nhất nằm ở cách sử dụng đường này để giúp phân tích và đưa ra dự đoán chính xác.
Dưới đây là một số gợi ý trong cách sử dụng đường Moving Average.
Tín hiệu mua: Là tín hiệu khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn. Lúc này, nếu nhà đầu tư đặt lệnh mua thì lưu ý như sau:
- Nếu đường giá vượt lên đường SMA20 thì báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn. Nếu đường giá vượt lên đường SMA50 và SMA100 thì báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.
- Nếu đường SMA20 vượt lên SMA50 xác định xu hướng tăng trong dài hạn. Nếu đường giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 thì thể hiện xu hướng tăng giá.
Tín hiệu bán: Là tín hiệu khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn. Lúc này nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
- Nếu đường giá vượt xuống đường SMA20 thì báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn. Nếu đường giá vượt xuống đường SMA50 và SMA100 thì báo hiệu xu hướng giảm trung hạn.
- Nếu đường SMA20 vượt xuống SMA50 thì xác định xu hướng giảm trong dài hạn. Nếu đường giá vượt xuống đường SMA20 và đường SMA20 vượt xuống SMA50, đồng thời đường giá, đường SMA20, SMA50 chạm nhau và đi xuống thì đây là xu hướng giảm.
Ở trên là tất cả những thông tin cần biết về đường MA là gì cùng ý nghĩa và cách dùng thuật ngữ này trong chứng khoán. Nếu bạn là nhà đầu tư mới thì cần nắm thật rõ khái niệm này trước khi bắt đầu đầu tư chứng khoán nhé.
Bắt đầu đầu tư chứng khoán ngay hôm nay bằng việc mở tài khoản chứng khoán:
Bài viết mới nhất
Xem tất cả3 cách đầu tư tiền thông minh giúp ví lúc nào cũng rủng rỉnh
Bạn lại không muốn dành chúng cho việc chi tiêu, sắm sửa mà lại muốn có một khoản tiền lời từ số tiền tiết kiệm này. Vậy hãy để RedBag mách ngay cho bạn 3 cách đầu tư tiên thông minh và hiệu quả sau.
Bài viết đọc nhiều
Cách đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt Nam nhanh & chính xác nhất
Đổi tiền Thái Lan sang tiền Việt ở đâu giá cao? Đổi tiền Thái sang tiền Việt mất bao nhiêu phí? Cập nhật tỷ giá Baht Thái hôm nay & nơi đổi tiền Baht giá tốt.
1 EUR to VND: 1 EURO bằng bao nhiêu tiền Việt Nam hôm nay?
1 Euro bằng bao nhiêu tiền Việt hôm nay? Đổi 1 Euro to VND ở đâu giá cao nhất? So sánh tỷ giá mua vào/bán ra 1 Euro VND hôm nay tại các ngân hàng. Xem ngay!
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng hiện nay
30 đô là bao nhiêu tiền Việt theo tỷ giá các ngân hàng? Đổi 30 USD to VND tại tiệm vàng có giá cao hơn không? Top địa chỉ đổi 30 Dollar to VND giá cao nhất!
Đừng quên đăng ký để nhận tin mới nhất!
Hàng tuần RedBag sẽ gửi tài liệu tổng hợp về Kiến thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn qua Email
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN